Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là hình phạt bổ sung được áp dụng đối với người bị kết án xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội.
Theo Điều 32, Điều 41 Bộ luật hình sự hiện hành thì cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là hình phạt bổ sung được áp dụng đối với người bị kết án xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội.
Thời hạn cấm là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Theo Khoản 13 Điều 3 Luật thi hành án hình sự 2019 thì thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là việc cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chấp hành án không được đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là việc cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chấp hành án không được đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Thủ tục thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, pháp luật hiện hành (Điều 129 Luật thi hành án hình sự 2019) quy định như sau:
Hai tháng trước khi hết thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân có hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi người đó đang chấp hành án phạt tù phải thông báo bằng văn bản về việc thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi người đó về cư trú, cơ quan thi hành án hình sự và Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi có đơn vị quân đội người đó làm việc.
Ngay sau khi phạm nhân có hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định chấp hành xong án phạt tù, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phải gửi giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, bản sao bản án, bản sao quyết định thi hành án cho Sở Tư pháp, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi người chấp hành án về cư trú, cơ quan thi hành án hình sự và Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi có đơn vị quân đội người đó làm việc.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các văn bản quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu lập hồ sơ thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú, đơn vị quân đội nơi người đó làm việc.
Hồ sơ bao gồm:
- Bản sao bản án có hiệu lực pháp luật; bản sao quyết định thi hành án phạt tù;
- Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù;
- Tài liệu khác có liên quan.
Khi hết thời hạn chấp hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Giấy chứng nhận phải gửi cho người chấp hành án, ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội nơi người đó làm việc, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cấp giấy chứng nhận có trụ sở.
3. Giải quyết trường hợp người chấp hành án chết?
Thưa luật sư, xin hỏi nếu người chấp hành án đang chấp hành hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ mà chết thì thủ tục giải quyết như thế nào, xin cảm ơn!
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 129 Luật THAHS 2019 thì giải quyết trường hợp người chấp hành án chết như sau:
Trường hợp người chấp hành án chết, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, đơn vị quân đội nơi người đó làm việc thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để thông báo cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định đình chỉ thi hành án và gửi cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, Viện kiểm sát cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú, đơn vị quân đội nơi người chấp hành án làm việc, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
4. Tính thời gian chấp hành hình phạt bổ sung cấm làm công việc khi hưởng án treo
Thưa luật sư, chồng tôi trong quá trình thi hành công vụ thì vô ý gây thương tích cho người khác trong do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, bị xét xử nhưng được hưởng án treo. Kèm theo án treo, chồng tôi còn bị thêm hình phạt bổ sung là cấm hành nghề 2 năm. Xin hỏi thời điểm 2 năm này tính từ thời điểm chồng tôi chấp hành án treo xong hay từ thời điểm nào? Xin Luật sư giải đáp.
>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.868644
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 129 Luật THAHS 2019:
Trường hợp người có hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định phải chấp hành hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù cho hưởng án treo thì thời hạn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Tòa án ra quyết định thi hành án phải gửi bản án, quyết định thi hành án cho Sở Tư pháp, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi người đó cư trú, cơ quan thi hành án hình sự và Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi có đơn vị người đó làm việc. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nhận được quyết định thi hành án phải lập hồ sơ và thông báo cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội nơi người chấp hành án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, thời điểm 2 năm bị cấm hành nghề của chồng bạn sẽ tính từ thời điểm chồng bạn nhận được bản án, quyết định của Tòa án về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính,
Người chấp hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định có nghĩa vụ báo cáo về chức vụ, nghề hoặc công việc bị cấm đảm nhiệm cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Không được tiếp tục hoặc phải từ chối đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định đã bị cấm. Không được ứng cử vào chức vụ đã bị cấm. Trường hợp không còn làm việc trong cơ quan, tổ chức hoặc thay đổi nơi làm việc phải báo cáo ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú. Có mặt khi cơ quan có thẩm quyền triệu tập liên quan đến việc chấp hành án của mình.
6. Thời hạn tối đa cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định?
Thưa luật sư, xin hỏi hiện nay pháp luật quy định về thời hạn tối đa khi cấm đảm nhiệm chức vụ là bao lâu?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 41 Bộ luật hình sự 2015 thì hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được quy định cụ thể như sau:
Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội.
Thời hạn cấm là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Căn cứ quy định trên thì thời hạn tối đa cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo Bộ luật hình sự hiện hành là 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.868644 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
Link nội dung: https://luathoanhut.vn/thi-hanh-an-phat-cam-dam-nhiem-chuc-vu-cam-hanh-nghe-hoac-lam-cong-viec-nhat-dinh-a22090.html