Theo quy định tại Điều 11Thông tư liên tịch số 09/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC thì:
Điều 11. Điều kiện miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
Người bị phạt cải tạo không giam giữ có thể được Tòa án cấp huyện hoặc Tòa án quân sự khu vực quyết định miễn chấp hành án phạt khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đã lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo.
2. Không còn nguy hiểm cho xã hội.
Theo đó, Mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp người chấp hành án đang bị những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ chướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao.
Khoản 2 Điều 12 TTLT số 09/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC thì: Trường hợp người bị kết án cải tạo không giam giữ đang chấp hành án nếu có đủ các điều kiện quy định tại Điều 11 thông tư liên tịch này và có đơn xin miễn chấp hành án thì trưởng công an cấp xã có nhiệm vụ giúp UBND cấp xã tổ chức cuộc họp hoặc thủ trưởng đơn vị quân đội phải tổ chức cuộc họp để lập hồ sơ và đề nghị cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ cư trú hoặc làm việc xem xét, đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ cho họ.
Do vậy, nếu vợ của anh đúng đối tượng nêu trên thì có thể gửi đơn đến công an xã để được xem xét.
2. Có được đi nơi khác làm việc khi đang chấp hành án cải tạo không giam giữ?
Thưa luật sư, tôi có chồng đánh bạc được Tòa cho cải tạo không giam giữ 6 tháng. Hiện anh ấy đã chấp hành được 4 tháng rồi, tuy nhiên do hoàn cảnh khó khăn nên chồng tôi muốn đến địa phương khác để làm việc. Xin hỏi với trường hợp của chồng tôi thì có được đến nơi mới làm việc không, thực sự nếu không đến đó làm việc thì không biết gia đình tôi phải sống những ngày tiếp theo như thế nào?
Xin cảm ơn Luật sư!
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 100 Luật THAHS 2019, quy định về việc giải quyết thay đổi nơi cư trú, nơi làm việc như sau:
Điều 100. Giải quyết việc vắng mặt tại nơi cư trú, thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
3. Việc giải quyết trường hợp người chấp hành án thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc trong quân đội thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật này.
Theo quy định tại Điều 68 Luật THAHS 2019 và tại Điều 3 Chương II Thông tư 64/2019/TT-BCA hướng dẫn chi tiết Điều 68 Luật THAHS 2019 thì Người chấp hành án được xem xét, giải quyết thay đổi nơi cư trú nếu đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Bảo đảm các yêu cầu theo quy định của pháp luật về cư trú.
2. Có lý do chính đáng mà phải thay đổi nơi cư trú, thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đang sinh sống cùng gia đình mà gia đình chuyển cư trú sang nơi khác;
b) Chuyển đến nơi cư trú với vợ hoặc chồng sau khi kết hôn; chuyển nơi cư trú khác sau khi ly hôn;
c) Chuyển đến nơi cư trú cùng cha, mẹ, ông, bà, con để thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp cha, mẹ, ông, bà, con bị bệnh hiểm nghèo mà không có người khác chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc trường hợp già yếu không nơi nương tựa;
d) Chuyển đến nơi cư trú khác để đảm bảo việc công tác, học tập;
đ) Không còn nơi cư trú vì bị giải tỏa, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa;
e) Buộc phải bán nhà để khắc phục hậu quả hoặc đảm bảo cuộc sống;
g) Vì lý do dịch bệnh hoặc đảm bảo yêu cầu về quốc phòng an ninh;
h) Các trường hợp khác do Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an quyết định.
3. Nơi cư trú chuyển đến phải có địa chỉ cụ thể, rõ ràng, ổn định lâu dài.
4. Việc giải quyết thay đổi nơi cư trú của người chấp hành án phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự; đảm bảo yêu cầu của công tác quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án và việc ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng của người chấp hành án.
Như vậy, chồng bạn phải đảm bảo những điều kiện trên thì cơ quan có thẩm quyền mới có thể xem xét giải quyết việc thay đổi nơi cư trú, làm việc cho chồng bạn được. Cụ thể chồng bạn nếu đến nơi cư trú mới thì phải đăng kí thường trú, tạm trú theo quy định của pháp luật, nơi cư trú mới phải có địa chỉ cụ thể, rõ ràng, ổn định, lâu dài,..và đảm bảo không làm ảnh hưởng đến an ninh trật tư,...
3. Người chấp hành án cải tạo không giam giữ có bị khấu trừ thu nhập không?
Thưa luật sư, xin hỏi hiện nay pháp luật có quy định về việc khấu trừ thu nhập với người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ không, chi tiết việc khấu trừ này như thế nào? Xin cảm ơn!
Trả lời:
Theo quy định tại điều 99 Luật THAHS 2019, một trong những nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ là: "Thực hiện nghĩa vụ nộp phần thu nhập bị khấu trừ; thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng theo quy định của pháp luật."
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 36 BLHS 2015:
3. Trong thời gian chấp hành án, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.
Như vậy, hiện nay mức khấu trừ đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ từ 5% đến 20% thu nhập.
4. Thủ tục miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ?
Xin chào luật sư, cho tôi hỏi với người đủ điều kiện miễn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ thì bước tiếp theo cần thực hiện là gì? gửi những tài liệu gì và trình tự thực hiện như thế nào? Xin cảm ơn!
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 3 TTLT số 09/2012 thì hồ sơ đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ bao gồm:
- Bản sao bản án đã có hiệu lực pháp luật;
- Đơn xin miễn chấp hành án của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định pháp luật;
- Văn bản đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đơn vị quân đội;
- Quyết định khen thưởng hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp lập công (nếu có);
- Văn bản kết luận của bệnh viện cấp tỉnh hoặc bệnh viện cấp quân khu trở lên về tình trạng bệnh tật đối với trường hợp bị bệnh hiểm nghèo (nếu có).
Bước 1: Xem xét, lập hồ sơ đề nghị.
Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi người chấp hành án đang cư trú, làm việc, tự mình hoặc theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu xem xét, lập hồ sơ đề nghị Tòa án cùng cấp xét miễn chấp hành án. Hồ sơ bao gồm:
- Bản sao bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
- Văn bản đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát;
- Văn bản đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự trong trường hợp cơ quan này đề nghị;
- Đơn xin miễn chấp hành án của người bị kết án hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật;
- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người bị kết án đã lập công; kết luận của bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện cấp quân khu trở lên về tình trạng bệnh của người bị kết án bị bệnh hiểm nghèo; xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người bị kết án chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn.
Bước 2: Tổ chức phiên họp xét, quyết định miễn chấp hành án
Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Chánh án Tòa án quân sự khu vực nơi người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ cư trú hoặc làm việc phải thành lập Hội đồng xét miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ và phân công Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Thẩm phán được phân công phải ấn định ngày mở phiên họp xét miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết để cử Kiểm sát viên tham dự phiên họp. Thời hạn mở phiên họp không quá mười lăm ngày, kể từ ngày Tòa án nhận được hồ sơ đề nghị miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ.
Trường hợp cần phải bổ sung tài liệu hoặc tài liệu chưa rõ thì Thẩm phán yêu cầu cơ quan đề nghị bổ sung tài liệu hoặc làm rõ thêm. Trong trường hợp này, thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày Tòa án nhận được tài liệu bổ sung hoặc ý kiến bằng văn bản về vấn đề cần làm rõ thêm.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định về việc miễn chấp hành án, Tòa án phải gửi quyết định đó cho người bị kết án, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định miễn chấp hành án có trụ sở.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.868644 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
Link nội dung: https://luathoanhut.vn/dieu-kien-thu-tuc-mien-chap-hanh-hinh-phat-cai-tao-khong-giam-giu-a22096.html