Tổng cục Thuế giải đáp thắc mắc về nộp Báo cáo tài chính

Nội dung Tổng cục Thuế giải đáp thắc mắc về nộp Báo cáo tài chính theo Công văn 1980/TCT-KK giải đáp thắc mắc liên quan đến nộp báo cáo tài chính sẽ được đề cập trong bài viết của Luật Hòa Nhựt dưới đây.

1. Quy định về thời hạn nộp báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Căn cứ theo quy định tại Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về thời hạn nộp Báo cáo tài chính như sau:

Thời hạn nộp báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước:

- Thời hạn nộp Báo cáo tài chính quý:

+ Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày;

+ Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp Báo cáo tài chính quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

- Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm:

+ Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;

+ Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

Thời hạn nộp báo cái tài chính năm đối với các loại doanh nghiệp khác:

- Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;

- Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.

2. Giải đáp thắc mắc của Tổng cục Thuế về nộp Báo cáo tài chính

Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn 1980/TCT-KK giải đáp thắc mắc liên quan đến nộp báo cáo tài chính (BCTC) theo Thông tư 133/2016/TT-BTCnhư sau:

Người nộp thuế là doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc đối tượng áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC phải:

-  Lập và gửi BCTC đến các cơ quan quản lý (cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan Thống kê) theo mẫu biểu và hướng dẫn tại Thông tư 133/2016 từ năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2017.

- Trường hợp, các doanh nghiệp này đã nộp BCTC theo mẫu biểu BCTC ban hành kèm theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC (đã hết hiệu lực) thì cơ quan thuế hướng dẫn doanh nghiệp gửi lại BCTC theo mẫu biểu ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.

Cơ quan thuế căn cứ ngày tại Thông báo bước 1 lần đầu của BCTC theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC (là ngày ghi nhận người nộp thuế đã hoàn thành nghĩa vụ nộp BCTC) để xử phạt vi phạm hành chính về chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định.

3. Quy định về trường hợp doanh nghiệp không cần lập Báo cáo tài chính

Căn cứ khoản 1 Điều 99 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về đối tượng áp dụng, trách nhiệm lập và chữ ký trên Báo cáo tài chính

- Đối tượng lập Báo cáo tài chính năm: Hệ thống Báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. Báo cáo tài chính năm phải lập theo dạng đầy đủ.

Như vậy, đối tượng phải lập BCTC là tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế, trừ những trường hợp không phải nộp báo cáo tài chính.

Những trường hợp không phải nộp báo cáo tài chính năm, gồm:

Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ

Căn cứ theo quy định tại Điều 99 Thông tư 200/2014/TT-BTC, Báo cáo tài chính năm áp dụng cho tất cả loại hình doanh nghiệp thuộc mọi ngành và thành phần kinh tế, trừ trường hợp đặc biệt không phải nộp Báo cáo tài chính.

Căn cứ khoản 1 Điều 18 Thông tư 132/2018/TT-BTC quy định về báo cáo tài chính như sau:

- Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập báo cáo tài chính để nộp cho cơ quan thuế.

Như vậy, Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập báo cáo tài chính.

Doanh nghiệp được cho phép gộp báo cáo tài chính

Căn cứ khoản 4 Điều 12 Luật Kế toán 2015 quy định: Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm; kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng.

Như vậy, đối với những doanh nghiệp được cộng kỳ kế toán năm đầu tiên (hoặc năm cuối cùng) với kỳ kế toán tiếp theo (hoặc với kỳ kế toán trước đó). Thì không cần nộp báo cáo tài chính có năm trước.

Doanh nghiệp đang tạm ngừng hoạt động

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động, kinh doanh như sau:

- Trong thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh:

+ Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.

Như vậy, nếu doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong toàn bộ năm dương lịch thì không cần thực hiện nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm. Do đó, cũng không cần lập và nộp Báo cáo tài chính năm trong trường hợp này.

4. Các doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính năm

Các doanh nghiệp bắt buộc phải nộp báo cáo tài chính năm bao gồm những doanh nghiệp sau:

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

 - Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

 - Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.

- Các doanh nghiệp, tổ chức khác bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của pháp luật có liên quan.

 - Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.

 - Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.

 - Doanh nghiệp, tổ chức mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.

- Doanh nghiệp mà các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.

- Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Tổng cục Thuế giải đáp thắc mắc về nộp Báo cáo tài chính  mà Công ty Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: [email protected]để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!

Link nội dung: https://luathoanhut.vn/tong-cuc-thue-giai-dap-thac-mac-ve-nop-bao-cao-tai-chinh-a22209.html