Hàng hóa dịch vụ không được giảm thuế GTGT xuống 8% theo Nghị định 44/2023

Theo quy định của Nghị định 44/2023/NĐ-CP có những loại dịch vụ, hàng hoá nào không được giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% kể từ thời điểm diễn ra vào ngày 01/07/2023? Cùng tham khảo bài viết dưới dây

1. Khái quát Nghị định 44/2023/NĐ-CP

Nghị định 44/2023 của Chính phủ là hình thức văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định này quy định chi tiết Nghị quyết của Quốc hội cụ thể là Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/06/2023 về chính sách giảm thuế giá trị gia tăng. Nghị định 44/2023 của Chính phủ được ban hành theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/07/2023 đến hết ngày 31/12/2023.

Nghị định gồm có 02 Điều khoản chính và những phụ lục kèm theo. Trong đó Điều 1 quy định về giảm thuế giá trị gia tăng; Điều 2 quy định về hiệu lực thi hành về tổ chức thực hiện; Phụ lục I là danh mục hàng hoá, dịch vụ không được giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng; Phụ lục II là danh mục hàng hoá, dich vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không được giảm thuế giá trị gia tăng; Phụ lục III là danh mục hàng hoá, dịch vụ công nghệ thông tin không được giảm thuế giá trị gia tăng; Phụ lục IV quy định về mẫu tờ khai thuế giá trị gia tăng khi thực hiện kê khai các hàng hoá, dịch vụ được giảm thuế ( Mẫu số 01).

Về tổ chức thực hiện Nghị định sẽ được triển khia, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát bởi các cán bộ theo chức năng nhiệm vụ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo cá cơ quan liên quan đến người tiêu dùng hiểu và được thủ hưởng lợi ích từ việc giảm thuế giá trị gia tăng theo quy định. Giải pháp thựuc hiện ở đây là tập trung làm ổn định cung cầu của dịch vụ, hàng hoá thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng với mục đích là giữ bình ổn mặt bằng giá cả thị trường.

2. Hàng hoá, dịch vụ không được giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% theo Nghị định 44/2023 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP, những loại hàng hoá sau không được giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% bao gồm 3 nhóm hàng hoá dịch vụ:

Thứ nhất, Sản phẩm hàng hoá và dịch vụ mang tính chất xa xỉ, nhằm điều tiết việc sản xuấ, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội, bên cạnh đó nó còn điều tiết mạnh đến thu nhập của người tiêu dùng góp phần tăng thu cho Ngân sách Nhà nước và tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh đối với hàng hoá đó, cụ thể những mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không được giảm thuế bao gồm: rượu; bia; thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, nhau, hit, ngậm, ngửi hay loại xe ô tô, mô tô, tàu bay, du thuyền, xăng các loại; bài lá; vàng mã, hàng mã... nói chung những loại hàng hoá nêu trên phải là những mặt sản phẩm hoàn chỉnh, không bao gồm bộ linh kiện để lắp ráp các hàng hoá này

Thứ hai, nhóm hàng hoá, dịch vụ viễn thông(dịch vụ viễn thông có dây, dịch vụ cung cấp trực tiếp dịch vụ viễn thông có dây, dịch vụ truyền dữ liệu và điện tín, dịch vụ điện thoại cố định-truy cập và sử dụng....), chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng, hoạt động tài chính (dịch vụ trung gian tiền tệ, dịch vụ ngân hàng trung ương...), kinh doanh bất động sản, kim loại và các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, than cốc, sản phẩm khai khoảng (không kể khai thác than như than cứng, than non, than antraxit, dầu thô, dầu mỏ....), dàu mỏ tin chế, sản phẩm hoá chất, thuốc trừ sâu hoặc sản phẩm hoá chất khác dùng trong nông nghiệp 

Thứ ba, dịch vụ công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin như: card âm thanh, hình ảnh, mạng và các loại card tương tự dùng cho máy xử lý tự động, máy vi tính, và thiết bị ngoại vi, thẻ thông minh, máy tính, bộ phậm phụ tùng chung; máy bán hàng, ATM và các máy tương tự có thể kết nối với máy hoặc mạng xử lý dữ liệu; máy quyét; máy in có thể kết nối với máy xử lý dữ liệu tự động; bộ nhập hoặc bộ xuất khác (trừ máy scan, máy in) có hoặc không chứa bộ lưu trữ trong cùng một vỏ, màn hình và máy chiếu, chủ yếu sử dụng trong hệ thống xử lý dữ liệu tự động; camera truyền hình; máy xử lý dữ liệu tự động kỹ thuật số gồm ở trong cùng một vỏ; máy xử lý dữ liệu tự động kỹ thuật số thể hiện ở dạng hệ thống; máy kết hợp từ hai chức năng trở lên: in, quyét, copy, fax có thêt kết nối với máy xử lý dữ liệu tự động hoặc kết nối mạng; ổ lưu trữ và các thiết bị lưu trữ khác và một loạt các thiết bị công nghệ khác (cùng tham khảo tại: Phụ lục III kèm theo Nghị định 43)

Như vậy, theo quy định tại Nghị định 44/2023/NĐ-CP thì có 3 nhóm hàng hoá, dịch vụ không được giảm thuế giá trị gia tăng là sản phẩm hàng hoá và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin; viễn thông, chứng khoán, hoạt động tài chính, ngân hàng....

3. Những trường hợp không phải khai, nộp thuế giá trị gia tăng

Các trường hợp không phải khai, nộp thuế GTGT được quy định tại Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi một số điểm tại Thông tư 119/2014/TT-BTC và Thông tư 193/2015/TT-BTC, cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà tổ chức, cá nhân nhận các khoản bồi thường bằng tiền ( cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất), tiền chuyển nhưởng quyền phát thải, tiền thưởng, tiền hỗ trợ và một vài khoản thu tài chính khác, theo đó các cơ sở kinh doanh khi nhận những khoản tiền trên thì phải lập chứng từ thu theo quy định ngược lại phải lập chứng từ chi tiền đối với cơ sở kinh doanh chi tiền với mục đích chi.

Nếu cơ sở nhận bồi thường không phải bằng tiền mà bằng hàng hoá, dịch vụ thì cơ sở nhận bồi thường kê khai khấu trừ theo quy định còn cơ sở bồi thường cần lập hơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với hàng hoá, dịch vụ. Nếu như cơ sở kinh doanh nhận tiền bồi thường của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì cũng phải kê khai, nộp thuế theo quy định;

Ví dụ tổ chức A nhận được khoản bồi thường thiệt hại do bị xâm phạm đến tài sản 100 triệu đồng thì tổ chức A cần lập chứng từ thu và không thuộc đối tượng phải kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng đối với khoản tiên trên.

Trường hợp 2: Khi cá nhân, tổ chức kinh doanh sản xuất tại Việt Nam mà thu mua dịch vụ như sử chữa phương tiện vận tải, máy móc thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế); quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại; môi giới bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài; đào tạo; chia cước dịch vụ bưu chính, viênc thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam, dịch vụ thuế đường truyền dẫn và băng tần vệ tinh của nước ngoài theo quy định của pháp luật của tổ chức nước ngoài nhưng không có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc mua của cá nhân nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì không phải đối tượng kê khai và chịu thuế GTGT;

Trường hợp 3: Trường hợp bán tài sản do tổ chức cá nhân không kinh doanh không phải là người nộp thuế GTGT: ví dụ chị M là cá nhân không kinh doan, chị bán chiếc xe máy Vison với giá là 50 triệu đông thì chị M không phải kê khai, tính thuế đối với 50 triệu mà chị bán được;

Trường hợp 4: Chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng đối với tổ chức, cá nhân chuyển nhượng cho doanh nghiệp, hợp tác xã;

Trường hợp 5: Hợp tác xã, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, hải sản, thuỷ sản chưa chế biến các thành phần sản phẩm cá hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Ở dòng chũe "giá bán" trên hoá đơn ghi là giá không có thuế GTGT và không ghi, gạch bỏ tại dòng thuế suất và thuế GTGT...;

Trường hợp 6: Tài sản cố định đang sử dụng, đã thực hiện trích khấu hao khi điều chuyển theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán giữa cơ sở kinh doanh và các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn hoặc giữa các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn để phục vụ cho hoặt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì không phải lập hoá đơn và kê khai, nộp thuế GTGT. Tài sản cố định điều chuyển của cơ sở sản kinh doanh kèm theo Lệnh/Quyết định điều chuyển tài sản trong bộ hô sơ nguồn gốc tài sản. Nếu tài sản cố định khi điều chuyển đã thực hiện đánh giá lại tài sản hoặc điều chuyển cho cơ sở sản cuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì phải lập hoá đơn GTGT, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.

Trường hợp 7: ngoài 6 trường hợp nêu trên thì cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp trong các trường hợp góp bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp..; thủ đòi người thứ 3 cứ hoạt động bảo hiểm; các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hoá, dịch vụ của cơ sở kinh doanh; doanh thu hàng hoá, dịch vụ nhận bán đại lý......và loại loại hàng hoá, dịch vụ khác theo quy định

Trên đây Luật Hòa Nhựt đã cung cấp cho khách hàng thông tin về những loại hàng hoá, dịch vụ không được giảm thuế GTGT. Nếu gặp phải khó khăn, vướng mắc trong quá trình tìm hiểu về thuế, khách hàng liên hệ qua hệ thống tổng đài tư vấn pháp luật thuế1900.868644

Link nội dung: https://luathoanhut.vn/hang-hoa-dich-vu-khong-duoc-giam-thue-gtgt-xuong-8-theo-nghi-dinh-442023-a22237.html