Chính sách thuế: khoản chi có tính chất phúc lợi cho người lao động

Chính sách thuế đối với khoản chi có tính chất phúc lợi cho người lao động theo hướng dẫn tại Công văn 5568/TCT-CS ngày 07/12/2023 về chính sách thuế về khoản chi có tính chất phúc lợi cho người lao động sẽ được đề cập trong nội dung bài viết của Luật Hòa Nhựt dưới đây.

1. Những khoản phúc lợi mà người lao động được nhận

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3Thông tư 25/2018/TT-BTC sửa đổi điểm 2.30, Khoản 2, Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC(đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC):
 
Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như:
 
- Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động.
 
- Chi nghỉ mát, chi hỗ trợ Điều trị.
 
- Chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo.
 
- Chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau.
 
- Chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập.
 
- Chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho NLĐ (trừ Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho NLĐ, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho NLĐ) và những Khoản chi có tính chất phúc lợi khác. 
 
Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

2. Chính sách thuế đối với khoản chi có tính chất phúc lợi cho người lao động

Tổng cục Thuế hướng dẫn tại Công văn 5568/TCT-CS ngày 07/12/2023 về chính sách thuế về khoản chi có tính chất phúc lợi cho người lao động như sau:

Về chính sách giá:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 96/2018/NĐ-CP quy định như sau: Các khoản chi phí trong giá thành toàn bộ sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi bao gồm các khoản chi phí được xác định tại Điều 7 Nghị định này trừ chi phí dự phòng, chi phí thu tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi. 

Theo Điều 7 Nghị định số 96/2018/NĐ-CP quy định về giá thành toàn bộ, lợi nhuận dự kiến và các nghĩa vụ tài chính trong giả sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác như sau:

Các khoản mục chi phí trong giá thành toàn bộ, lợi nhuận dự kiến và các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật trong giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác bao gồm:

- Chi phí vận hành

- Chi phí bảo trì

- Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ)

- Chi phí quản lý

- Chi phí thực tế hợp lý khác liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác (nếu có)

- Lợi nhuận dự kiến

- Các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành (nếu có): ....

- Các khoản chi không được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ để xác định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác

+ Các khoản chi không được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ để xác định giá thành sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và các văn bản pháp luật có liên quan.

+ Các khoản chi đã được ngân sách nhà nước bảo đảm, các khoản chi phí không phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác.

- Phân bổ chi phí.

Căn cứ theo quy định trên, khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động không thuộc các khoản mục chi phí trong giá thành toàn bộ sản phẩm, dịch vụ thủy lợi theo quy định tại Nghị định số 96/2018/NĐ-CP.

Về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp:

Quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 218/2013/NĐ-CPquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động mà doanh nghiệp có hóa đơn, chứng từ theo quy định như: Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con cái của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; tổng số chi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế.

Khoản 4 Điều 3 Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16/3/2018 của Bộ Tài chính quy định về sửa đổi đoạn thứ nhất của gạch đầu dòng thứ năm tại điểm 2.30, Khoản 2, Điều 6 của Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC) như sau:

- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ Điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những Khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

Theo Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC quy định “Các khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác” là khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tổng cục Thuế đã có công văn số 158/TCT-CS ngày 12/01/2017 gửi Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về hoạch toán khoản chi phúc lợi của doanh nghiệp.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên doanh nghiệp tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp với khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động theo khoản 4 Điều 1 Nghị định số 91/2014/NĐ-C nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và tổng số chi có tính chất phúc lợi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế trong năm tính thuế.

3. Các khoản chi phúc lợi không tính vào thu nhập chịu thuế

Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 2Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC) sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:
 
- Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động.
 
+ Thân nhân của người lao động trong trường hợp này bao gồm: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp.
 
+ Mức hỗ trợ không tính vào thu nhập chịu thuế là số tiền thực tế chi trả theo chứng từ trả tiền viện phí nhưng tối đa không quá số tiền trả viện phí của NLĐ và thân nhân NLĐ sau khi đã trừ số tiền chi trả của tổ chức bảo hiểm.
 
+ Doanh nghiệp chi tiền hỗ trợ có trách nhiệm: lưu giữ bản sao chứng từ trả tiền viện phí có xác nhận của doanh nghiệp hoặc bản sao chứng từ trả viện phí; bản sao chứng từ chi BHYT có xác nhận cùng với chứng từ chi tiền hỗ trợ cho NLĐ và thân nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
 
- Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do doanh nghiệp trả hộ cho NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam, NLĐ là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần.
 
- Khoản tiền học phí cho con của NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam học tại Việt Nam, con của NLĐ Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ.
 
- Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hànhLuật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008.

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Chính sách thuế: khoản chi có tính chất phúc lợi cho người lao động  mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: [email protected]để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!

Link nội dung: https://luathoanhut.vn/chinh-sach-thue-khoan-chi-co-tinh-chat-phuc-loi-cho-nguoi-lao-dong-a22272.html