Nhà nước có những chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ bao gồm những chính sách sau:
Căn cứ theo Điều 83 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động:
- Người sử dụng lao động đầu tư xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo, cơ sở y tế, công trình văn hóa và các công trình phúc lợi khác bảo đảm các điều kiện về quy mô, tiêu chuẩn theo quy định về chính sách khuyến khích xã hội hóa thì được hưởng các ưu đãi theo quy định về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường.
Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động thì được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định củaLuật Nhà ở 2014.
Trường hợp đầu tư, tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo thì được miễn hoặc giảm tiền thuê cơ sở vật chất.
- Người sử dụng lao động được Nhà nước hỗ trợ như sau:
+ Người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
+ Các khoản chi tăng thêm cho lao động nữ, bảo đảm bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc quy định tại Nghị định này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế; Các khoản chi tăng thêm cho lao động nữ, bảo đảm bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc quy định tại Nghị định này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo quy định của Bộ Tài chính.
Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 21 Thông tư 78/ 2014/TT-BTCcó quy định về các trường hợp giảm thuế khác như sau:
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng từ 10 đến 100 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm trên 50% tổng số lao động có mặt thường xuyên hoặc sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ mà số lao động nữ chiếm trên 30% tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm cho lao động nữ theo hướng dẫn tại tiết a điểm 2.9 Khoản 2 Điều 6 Thông tư này nếu hạch toán riêng được.
Các đơn vị sự nghiệp, cơ quan văn phòng thuộc các Tổng công ty không trực tiếp sản xuất kinh doanh thì không giảm thuế theo Khoản này.
Các đơn vị sự nghiệp, cơ quan văn phòng thuộc các Tổng công ty không trực tiếp sản xuất kinh doanh thì không giảm thuế
Như vậy, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ sẽ được giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Người sử dụng lao động cần tuân thủ một số nghĩa vụ sau khi tuyển dụng lao động nữ:
- Không sử dụng lao động nữ để thực hiện các công việc theo danh mục quy định tại Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH
- Thực hiện bình đẳng giới và thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong các hoạt động tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, lương và các chế độ khác.
- Lắng nghe ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi đưa ra quyết định liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ.
- Bảo đảm có đủ buồng tắm và nhà vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc với lao động nữ.
- Hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ.
- Bảo vệ quyền lợi thai sản đối với lao động nữ.
- Cho phép lao động nữ mang thai tiếp tục làm việc với xác nhận của cơ sở khám bệnh có thẩm quyền, chứng nhận rằng việc làm không ảnh hưởng xấu đến thai nhi, và không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
- Cung cấp nghỉ trước và sau khi sinh con ít nhất 6 tháng và đảm bảo việc làm cho lao động nữ sau thời gian nghỉ thai sản.
- Khi thực hiện khám sức khỏe định kỳ, lao động nữ sẽ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục do Bộ Y tế ban hành.
- Người sử dụng lao động được khuyến khích tạo điều kiện cho lao động nữ mang thai nghỉ đi khám thai nhiều hơn so với quy định tại Điều 32 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ:
+ Lao động nữ trong thời gian hành kinh được quyền nghỉ mỗi ngày 30 phút, tính vào thời giờ làm việc, và vẫn được hưởng đầy đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh được hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ, nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng. Thời điểm nghỉ cụ thể trong từng tháng được người lao động thông báo trước với người sử dụng lao động.
+ Trong trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định, hai bên sẽ thỏa thuận để bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.
+ Nếu lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để tiếp tục làm việc, ngoài tiền lương được hưởng theo quy định, người lao động sẽ được trả thêm tiền lương theo công việc đã làm trong thời gian được nghỉ, và thời gian làm việc này sẽ không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.
- Nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi:
+ Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, và nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đầy đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
+ Trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu cá nhân.
+ Nếu lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để tiếp tục làm việc, ngoài tiền lương được hưởng theo quy định, người lao động sẽ được trả thêm tiền lương theo công việc đã làm trong thời gian được nghỉ.
- Khuyến khích người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động. Trong trường hợp sử dụng lao động nữ từ 1.000 người trở lên, việc lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc là bắt buộc.
- Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện cho lao động nữ nuôi con từ 12 tháng tuổi trở lên để có thể vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Thời gian nghỉ để vắt, trữ sữa mẹ sẽ được người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Hỗ trợ giảm thuế với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: [email protected] để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!
Link nội dung: https://luathoanhut.vn/ho-tro-giam-thue-voi-doanh-nghiep-su-dung-nhieu-lao-dong-nu-a22291.html