Thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ đối với dự án đầu tư có thể được hiểu là quá trình đánh giá tính khả thi, hiệu quả của yếu tố công nghệ được lựa chọn với các tiêu chí kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường đối với dự án. Có ý kiến về công nghệ đối với dự án đầu tư thường được hiểu là hoạt động đưa ra các gợi ý, khuyến nghị và giải pháp nhằm cải thiện, tối ưu hóa và nâng cao chất lượng của yếu tố công nghệ trong dự án.
Nhìn chung, việc thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ thường được thực hiện bởi các chuyên gia độc lập, có kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực đầu tư cũng như các lĩnh vực khác liên. Đây là quá trình mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, đánh giá và phê duyệt các dự án đầu tư có sử dụng công nghệ mới, hiện đại hoặc có tác động lớn đến môi trường, an ninh, quốc phòng và xã hội. Mục đích của quá trình này là nhằm đảm bảo rằng các dự án đầu tư tuân thủ các quy định pháp luật, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hỗ trợ quyết định đầu tư, phát triển, sử dụng hoặc quản lý công nghệ với hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là tại Điều 16 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, đối với dự án đầu tư xây dựng, mà dự án này sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc dự án đầu tư xây dựng có nguy cơ tác động xấu đến môi trường có sử dụng công nghệ theo Luật Chuyển giao công nghệ hiện hành thì thẩm quyền thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ được quy định cụ thể như sau:
- Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định về công nghệ đối với dự án quan trọng quốc gia;
- Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì thẩm định về công nghệ đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập do bộ, cơ quan trung ương quản lý quyết định chủ trương đầu tư;
- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực (sau đây gọi là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chủ trì thẩm định về công nghệ đối với dự án do Hội đồng nhân dân các cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập do địa phương quản lý quyết định chủ trương đầu tư.
- Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ có ý kiến về công nghệ, các cơ quan, tổ chức có liên quan đối với dự án do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; dự án nhóm A, nhóm B do người đứng đầu cơ quan trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư; dự án có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng cấp đặc biệt, cấp I; dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính từ 02 tỉnh trở lên; dự án do Bộ quyết định đầu tư;
- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn về khoa học, công nghệ, các cơ quan, tổ chức có liên quan có ý kiến về công nghệ đối với dự án còn lại không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
- Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, cơ quan, tổ chức liên quan có ý kiến về công nghệ đối với dự án do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; dự án nhóm A; dự án có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng cấp đặc biệt, cấp I hoặc được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trở lên;
- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ, cơ quan, tổ chức liên quan có ý kiến về công nghệ đối với dự án còn lại không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
Việc thẩm định, có ý kiến về công nghệ đối với các dự án đầu tư đều phải tuân theo quy trình, thủ tục do pháp luật quy định. Cụ thể Điều 17 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP đã quy định về trình tự thực hiện thẩm định, có ý kiến về công nghệ đối với dự án đầu tư xây dựng mà sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao, hoặc dự án đầu tư xây dựng có nguy cơ tác động xấu đến môi trường có sử dụng công nghệ như sau:
- Đối với dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công, trình tự thẩm định về công nghệ của Hội đồng thẩm định nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
- Đối với dự án đầu tư xây dựng không phải dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công, thì việc thẩm định, có ý kiến về công nghệ được thực hiện theo trình tự sau:
(i) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ dự án, cơ quan chủ trì thẩm định gửi văn bản yêu cầu thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ kèm Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng và các văn bản pháp lý có liên quan đến cơ quan có thẩm quyền thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ. Nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải có nội dung giải trình về công nghệ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017;
(ii) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ tổ chức thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 19 và Điều 20 của Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017;
(iii) Thời gian thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ là 30 ngày đối với dự án do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư, 20 ngày đối với dự án nhóm A, 15 ngày đối với dự án nhóm B, 10 ngày đối với dự án nhóm C và dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp cần gia hạn thời gian có ý kiến về công nghệ thì thời gian gia hạn không quá thời hạn quy định đối với từng loại dự án nêu trên. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ có trách nhiệm thông báo cho cơ quan chủ trì thẩm định về việc gia hạn bằng văn bản và nêu rõ lý do;
(iv) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ đồng thời là cơ quan chủ trì thẩm định dự án thì thời hạn thẩm định, có ý kiến về công nghệ được tính trong thời hạn thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.
Công ty Luật Hòa Nhựt xin chân thành cảm ơn quý khách hàng đã luôn tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua. Chúng tôi luôn nỗ lực để mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp, chất lượng và tận tâm.
Chúng tôi có đội ngũ tư vấn viên giàu kinh nghiệm, năng động và thân thiện, sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng bất cứ khi nào cần. Quý khách hàng chỉ cần liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900.868644 hoặc email [email protected], chúng tôi sẽ tư vấn pháp lý trực tuyến cho quý khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và phản hồi từ quý khách hàng để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao dịch vụ của chúng tôi. Sự hài lòng và ủng hộ của quý khách hàng là động lực để chúng tôi phát triển và vươn xa hơn.
Link nội dung: https://luathoanhut.vn/tham-quyen-tham-dinh-co-y-kien-ve-cong-nghe-doi-voi-du-an-dau-tu-1-a22305.html