Theo quy định tại điều 22 của Nghị định 45/2023/NĐ - CP thì quy trình cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà thầu thực hiện hoạt động dầu khí được xác định như sau:
- Bước 1: Trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc tính từ ngày hoàn thành ký kết hợp đồng dầu khí thì tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ trình bộ hồ sơ gốc đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà thầu người thực hiện các hoạt động liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí.
- Bước 2: Trong khoảng 15 ngày tính từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì Bộ Công thương sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà thầu và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Đồng thời thì bản chính của giấy chứng nhận này sẽ gửi tới Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp cũng như cơ quan thuế để nhằm thực hiện các thủ tục liên quan.
- Thứ 3: Trong khoảng thời gian 30 ngày tính từ ngày nhà thầu hoàn tất tất cả nghĩa vụ theo hợp đồng dầu khí hoặc từ ngày chấm dứt hiệu lực hợp đồng dầu khí theo quy định tại Điều 35 Luật dầu khí 2022 tùy thuộc vào thời điểm nào đến muộn hơn thì nhà thầu sẽ phải nộp lại bản gốc và bản chính của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cũng như giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh (nếu có) cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nhằm mục đích gửi tới Bộ Công thương để hoàn thiện quy trình xác nhận đăng ký đầu tư.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 45/2023/NĐ - Cp thì quy tình và thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được chi tiết như sau:
Trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc tính từ ngày hoàn tất việc ký kết hợp đồng dầu khí thì Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ trình Bộ Công thương một bộ hồ sơ gốc nhằm đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà thầu chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động dầu khí. Bộ hồ sơ bao gồm như sau:
- Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư liên quan đến hợp đồng dầu khí đã được ký kết để nhà thầu thực hiện các hoạt động dầu khí.
- Bản gốc của hợp đồng dầu khí đã ký kết giữa tập đoàn Dầu khí Việt Nam và nhà thầu.
Theo quy định hiện hành thì Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các nhà thầu thực hiện hoạt động trong lĩnh vực dầu khí bao gồm các thành phần sau đây:
- Đầu tiên là một văn bản chính thức sẽ được lập trong đó có đề xuất cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư liên quan đến hợp đồng dầu khí đã được ký kết. Điều này cần đòi hỏi sự trình bày chi tiết về mục tiêu, phạm vi và các thông tin quan trọng khác liên quan đến việc thực hiện hoạt động dầu khí.
- Thứ hai thì hồ sơ cũng bao gồm bản gốc của hợp đồng dầu khí đã được ký kết giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và nhà thầu. Bản gốc này phản ánh mọi cam kết và điều kiện được thỏa thuận trong hợp đồng đồng thời là cơ sở chính xác để nhằm xác định trách nhiệm và quyền lợi của cả hai bên liên quan đến hoạt động dầu khí.
Quy trình này nhằm đảm bảo tính minh bạch chính xác và hợp pháp trong việc xác nhận và đăng ký đầu tư trong lĩnh vực quan trọng của ngành công nghiệp dầu khí.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh trong lĩnh vực dầu khí:
Thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh tỏng lĩnh vực dầu khí thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương bao gồm như sau:
- Trường hợp điều chỉnh nội dung hợp đồng:
+ Văn bản đề nghị phê duyệt điều chỉnh nội dung hợp đòng dầu khí: Văn bản đề nghị phê duyệt điều chỉnh nội dung hợp đồng dầu khí và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh.
+ Thỏa thuận bổ sung điều chỉnh nội dung hợp đồng: Bao gồm thỏa thuận bổ sung điều chỉnh nội dung hợp đồng dầu khí đã thống nhất giữa tập đoàn dầu khí Việt Nam và nhà thầu, kèm các tài liệu liên quan.
- Trường hợp chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí:
+ Văn bản đề nghị phê duyệt chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí: Bao gồm văn bản đề nghị phê duyệt chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh.
+ Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký hoạt động điều lệ của công ty và báo cáo tài chính: Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, điều lệ công ty và báo cáo tài chính 03 năm gần nhất của bên nhận chuyển nhượng là tổ chức; bản sao có chứng thực căn cước công dân hoặc hộ chiếu và tài liệu chứng minh khả năng tài chính đối với bên nhận chuyển nhượng là cá nhân.
+ Hợp đồng hoặc thỏa thuận chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ tỏng hợp đồng dầu khí: Bao gồm hợp đồng hoặc thỏa thuận chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí. Đồng thời kèm theo thỏa thuận sửa đổi hợp đồng dầu khí đã thống nhất giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam và nhà thầu.
+ Bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ hợp đồng: Bao gồm bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ hợp đồng dầu khí, bên bảo lãnh có thể được cấp bởi ngân hàng thương mại hoặc bảo lãnh của công ty mẹ của bên nhận chuyển ngượng hoặc theo các hình thức khác theo yêu cầu của tập đoàn Dầu khí Việt Nam
+ Tờ khai thuế và giải trình số thuế chuyển nhượng: Bao gồm tờ khai thuế và giải trình số thuế chuyển nhượng (nếu có) tuân thủ theo quy định pháp luật về thuế. Cùng với thông báo của cơ quan thuế về việc đã nhận được hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật về thuế đồng thời kèm theo các văn bản tài liệu có liên quan.
Dựa theo quy định tại điều 27 Luật Dầu khí 2022 thì quy trình cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được mô tả như sau:
Theo quy định chi tiết của Bộ Công thương sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà thầu thực hiện hoạt động dầu khí dựa trên hợp đồng dầu khí đã được ký kết. Nội dung chính của giấy chứng nhận này bao gồm một loạt những thông tin quan trọng liên quan đến dự án như sau:
- Thông tin hợp đồng: Tên hợp đồng dầu khí, lô dầu khí và dự án dầu khí.
- Mục tiêu và quy mô: Mô tả mục tiêu của dự án và quy mô thực hiện.
- Địa điểm thực hiện: chỉ định địa điểm cụ thể cho hoạt động dầu khí.
- Văn phòng điều hành: Thông tin về văn phòng điều hành liên quan đến dự án
- Bên nhà thầu và tỷ lệ quyền lợi: Danh sách các bên nhà thầu, tỷ lệ quyền lợi tham gia và người điều hành.
- Cam kết tài chính: Cam kết tài chính tối thiểu cần thiết trong giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí.
- Trách nhiệm của nhà thầu: mô tả trách nhiệm về mặt tài chính, kỹ thuật và khả năng tự chịu rủi ro.
- Quyền thu hồi chi phí: Quy định về quyền của nhà thầu thu hồi các chi phí từ sản lượng khai thác dầu khí theo hợp đồng.
- Thời hạn hợp đồng: Xác định thời hạn của hợp đồng dầu khí
- Ngày có hiệu lực: Chỉ định ngày có hiệu lực của hợp đồng dầu khí.
Chính phủ đã quy định rõ về hồ sơ, trình tự và thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Bài viết trên Luật Hòa Nhựt đã gửi tới bạn đọc chi tiết về vấn đề: Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà thầu thực hiện hoạt động dầu khí. Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề pháp lý có thể liên hệ qua số tổng đài 1900.868644 hoặc thông qua địa chỉ email: [email protected] để được tư vấn cụ thể.
Link nội dung: https://luathoanhut.vn/thu-tuc-cap-giay-chung-nhan-dang-ky-dau-tu-cho-nha-thau-thuc-hien-hoat-dong-dau-khi-1-a22321.html