Mẫu hướng dẫn ghi chép biểu mẫu và cách tính một số chỉ tiêu trong báo cáo thống kê thi hành án dân sự (phụ lục 2)

Luật Hòa Nhựt xin giới thiệu phụ lục số 2: Hướng dẫn ghi chép biểu mẫu và cách tính một số chỉ tiêu trong báo cáo thống kê thi hành án dân sự ban hành kèm theo Thông tư số 08/2015/TT-BTP ngày 26/6/2015 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2013/TT-BTP ngày 03/01/2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự)

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2015/TT-BTPngày 26/6/2015 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2013/TT-BTP ngày 03/01/2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn Chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự)

HƯỚNG DẪN GHI CHÉP BIỂU MẪU VÀ CÁCH TÍNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRONG BÁO CÁO THỐNG KÊ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

Phần 1

GHI CHÉP BIỂU MẪU

Để đảm bảo số liệu trong báo cáo thống kê phản ánh chính xác, khách quan, đầy đủ và kịp thời hoạt động thi hành án dân sự, Chấp hành viên, các cơ quan Thi hành án dân sự cần tuân thủ một số vấn đề sau:

I. GIẢI THÍCH MỘT SỐ TỪ NGỮ VÀ CÁCH TÍNH

1. Việc thi hành án dân sự

a) Mỗi quyết định thi hành án được tính là một việc;

b) Mỗi việc thi hành án hành chính có văn bản đôn đốc thi hành được tính là một việc.

2. Việc cưỡng chế

Mỗi quyết định cưỡng chế thi hành án được tính là một việc cưỡng chế.

3. Việc khiếu nại, tố cáo

Mỗi trường hợp khiếu nại, tố cáo (một hoặc nhiều đơn nhưng trùng lặp nội dung) được thụ lý được tính là một việc khiếu nại, tố cáo.

4. Cuộc giám sát, kiểm sát

Mỗi quyết định, thông báo giám sát, kiểm sát của cơ quan có thẩm quyền được tính là một cuộc giám sát, kiểm sát.

5. Đơn vị tính giá trị kết quả thi hành án là 1.000 VN đồng (một nghìn đồng Việt Nam).

Trường hợp một việc thi hành án có một hoặc nhiều tài sản phải tiêu hủy, tài sản không có giá trị hoặc tài sản, việc thi hành án không tính được bằng tiền thì toàn bộ tài sản, việc thi hành đó khi thống kê được tính là 1.000 VN đồng.

6. Việc bồi thường của Nhà nước

Mỗi quyết định thụ lý được tính là một việc bồi thường của Nhà nước.

7. Biên chế, tính bằng người.

8. Việc có điều kiện thi hành là trường hợp người phải thi hành án có tài sản, thu nhập để thi hành nghĩa vụ về tài sản; tự mình hoặc thông qua người khác thực hiện nghĩa vụ thi hành án, gồm: Thi hành xong, đình chỉ thi hành án, đang thi hành án, hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án, tạm dừng thi hành án để giải quyết khiếu nại và trường hợp khác.

9. Việc chưa có điều kiện thi hành là trường hợp Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án theo quy định tại Điều 44a của Luật Thi hành án dân sự.

Trường hợp việc thi hành án có điều kiện thi hành một phần, phần còn lại chưa có điều kiện thi hành và Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự đã ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án thì xác định là việc thi hành án chưa có điều kiện thi hành và thống kê là một việc chưa có điều kiện thi hành.

10. Việc thi hành xong

Việc thi hành xong là việc Chấp hành viên đã thi hành xong hoặc đình chỉ thi hành án toàn bộ các quyền, nghĩa vụ trong quyết định thi hành án hoặc những việc đã tổ chức thi hành xong một phần quyền, nghĩa vụ, nhưng phần còn lại đã ủy thác (phần ủy thác này cơ quan Thi hành án dân sự nhận ủy thác ra quyết định thi hành án nên cơ quan Thi hành án dân sự nhận ủy thác thống kê là việc thụ lý mới) hoặc giảm thi hành án hoặc đình chỉ thi hành án và đã xóa sổ thụ lý thi hành án.

Trường hợp đối với những việc đã thu được tiền, tài sản, cơ quan Thi hành án dân sự đã báo gọi nhưng người được nhận chưa đến nhận nên đã lập phiếu chi và gửi cho họ qua đường bưu điện theo quy định của pháp luật hoặc chưa xác định được địa chỉ của người nhận và cơ quan Thi hành án dân sự đã gửi tiền vào ngân hàng, lập sổ theo dõi riêng hoặc đã giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật thì tính là việc thi hành xong.

11. Tiền thi hành xong

Tiền thi hành xong là số tiền (bao gồm tiền và tài sản được quy đổi thành tiền) Chấp hành viên đã thu được (đã thu, nộp ngân sách và chi trả cho người được thi hành án theo nội dung quyết định thi hành án), đã được đình chỉ thi hành án hoặc được giảm thi hành án.

Trường hợp đối với những khoản tiền, tài sản đã thu được, cơ quan Thi hành án dân sự đã thông báo nhưng người được nhận chưa đến nhận nên đã lập phiếu chi và gửi cho họ qua đường bưu điện theo quy định của pháp luật hoặc chưa xác định được địa chỉ của người nhận và cơ quan Thi hành án dân sự đã gửi tiền vào ngân hàng, lập sổ theo dõi riêng hoặc đã giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật thì tính là tiền thi hành xong.

12. Việc trường hợp khác là việc đang trong thời gian tự nguyện thi hành án, việc đang chờ ý kiến chỉ đạo nghiệp vụ của cơ quan có thẩm quyền và việc đang chờ ý kiến của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự.

13. Việc đang thi hành là số việc có điều kiện thi hành và đang tổ chức thi hành án.

14. Đối với thống kê về tiền: Tiền có điều kiện thi hành, tiền chưa có điều kiện thi hành, tiền trường hợp khác, tiền đang thi hành là số tiền tương ứng với từng loại việc thi hành án đó.

II. GHI CHÉP

1. Biểu mẫu số 01/TK-THA

1.1. Nội dung

Phản ánh kết quả thi hành án về việc thuộc diện chủ động thi hành án dân sự trong kỳ báo cáo của Chấp hành viên, của Chi cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự và của từng đơn vị cấp tỉnh.

1.2. Tổ chức, cá nhân thực hiện biểu mẫu

Biểu này được sử dụng cho Chấp hành viên, Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.

1.3. Ghi chép và nguồn số liệu

a) Đối với các biểu mẫu do Chấp hành viên lập

Biểu mẫu do Chấp hành viên lập số liệu được tổng hợp từ các loại sổ sách về thi hành án và các tài liệu trong hồ sơ thi hành án như: quyết định thi hành án và các loại quyết định khác về thi hành án; các loại biên bản... và các tài liệu khác trong hồ sơ thi hành án.

b) Đối với biểu mẫu do Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự lập

Biểu mẫu do Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự lập số liệu tổng hợp từ các báo cáo của Chấp hành viên thuộc đơn vị mình.

Biểu mẫu do Cục Thi hành án dân sự lập để báo cáo kết quả thi hành án của toàn tỉnh được tổng hợp từ biểu mẫu của Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.

c) Ghi chép

Đối với việc ủy thác thi hành án, chỉ thống kê đối với việc đã ra quyết định ủy thác thi hành án toàn bộ nội dung quyết định thi hành án và không thuộc trường hợp thi hành xong.

Chỉ tiêu số việc Cục Thi hành án dân sự rút lên thi hành chỉ dùng cho Chi cục Thi hành án dân sự báo cáo (Cục Thi hành án dân sự không thống kê cột này vì đã thống kê vào số thụ lý mới, mặc dù Cục Thi hành án dân sự không ra quyết định thi hành án).

— Cách tính trang 1

Theo cột: Cột số 1 = Cột 2 + Cột 3 + Cột 6 + Cột 7 + Cột 8 + Cột 9 + Cột 10 + Cột 11 + Cột 12. Trong đó, Cột 3 = Cột 4 + Cột 5.

Theo dòng: Tổng số thụ lý = Số năm trước chuyển sang + Số thụ lý mới.

Tổng số phải thi hành = Số có điều kiện thi hành + Số chưa có điều kiện thi hành.

Số có điều kiện thi hành = Số thi hành xong + Số đình chỉ thi hành án + Số đang thi hành + Số hoãn thi hành án + Số tạm đình chỉ thi hành án + Số tạm dừng thi hành án để giải quyết khiếu nại + Số trường hợp khác.

— Cách tính trang 2

Trên cơ sở số liệu hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án, trường hợp khác, đình chỉ thi hành án, chưa có điều kiện thi hành tại trang 1, phân tích làm rõ theo những căn cứ được Luật Thi hành án dân sự quy định. Cụ thể:

- Số hoãn thi hành án (Điều 48) = Số hoãn theo điểm a khoản 1 + Số hoãn theo điểm b khoản 1 + Số hoãn theo điểm d khoản 1 + Số hoãn theo điểm đ khoản 1 + Số hoãn theo điểm e khoản 1 + Số hoãn theo điểm g khoản 1.

- Cách phân tích số liệu tạm đình chỉ thi hành án, trường hợp khác, đình chỉ thi hành án, chưa có điều kiện thi hành thực hiện tương tự như phân tích số liệu hoãn thi hành án.

2. Biểu mẫu số 02/TK-THA

2.1. Nội dung

Phản ánh kết quả thi hành án về việc thuộc diện thi hành án theo đơn yêu cầu của đương sự trong kỳ báo cáo của Chấp hành viên, của Chi cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự và của từng tỉnh.

2.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng biểu mẫu

Biểu này được sử dụng cho Chấp hành viên, Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.

2.3. Ghi chép và nguồn số liệu

Việc ghi chép, tổng hợp số liệu được thực hiện tương tự Biểu mẫu số: 01/TK-THA.

— Cách tính trang 1

Theo cột: Cột số 1 = Cột 2 + Cột 3 +  Cột 6 +  Cột 7 + Cột 8 + Cột 9 + Cột 10 + Cột 11 + Cột 12 +  Cột 13. Trong đó, Cột 3 =  Cột 4 + Cột 5

Theo dòng: Tổng số thụ lý = Số năm trước chuyển sang + Số thụ lý mới.

Tổng số phải thi hành = Số có điều kiện thi hành + Số chưa có điều kiện thi hành.

Số có điều kiện thi hành = Số thi hành xong + Số đình chỉ thi hành án + Số đang thi hành + Số hoãn thi hành án + Số tạm đình chỉ thi hành án + Số tạm dừng thi hành án để giảiquyết khiếu nại + Số trường hợp khác.

— Cách tính trang 2

Trên cơ sở số liệu hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án, trường hợp khác, đình chỉ thi hành án, chưa có điều kiện thi hành tại trang 1, phân tích làm rõ theo những căn cứ được Luật Thi hành án dân sự quy định. Cụ thể:

- Số hoãn thi hành án = Số hoãn theo điểm a khoản 1 + Số hoãn theo điểm b khoản 1 + Số hoãn theo điểm c khoản 1 + Số hoãn theo điểm d khoản 1 + Số hoãn theo điểm đ khoản 1 + Số hoãn theo điểm e khoản 1 + Số hoãn theo điểm g khoản 1 + Số hoãn theo điểm h khoản 1.

Các số liệu tạm đình chỉ thi hành án, trường hợp khác, đình chỉ thi hành án, chưa có điều kiện thi hành cách tính tương tự như phân tích số liệu hoãn thi hành án.

3. Biểu mẫu số 03/TK-THA

3.1. Nội dung

Phản ánh kết quả thi hành án về tiền thuộc diện chủ động thi hành án dân sự trong kỳ báo cáo của Chấp hành viên, của Chi cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự và của từng đơn vị cấp tỉnh.

3.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng biểu mẫu

Biểu này được sử dụng cho Chấp hành viên, Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.

3.3. Ghi chép và nguồn số liệu

Việc ghi chép và tổng hợp số liệu được thực hiện tương tự Biểu mẫu số: 01/TK-THARiêng: Số có điều kiện thi hành = Số thi hành xong + Số đình chỉ thi hành án + Số giảm thi hành án + Số đang thi hành + Số hoãn thi hành án + Số tạm đình chỉ thi hành án + Số tạm dừng thi hành án để giải quyết khiếu nại + Số trường hợp khác.

4. Biểu mẫu số 04/TK-THA

4.1. Nội dung

Phản ánh số kết quả thi hành án về tiền thuộc diện thi hành án theo đơn yêu cầu của đương sự trong kỳ báo cáo của Chấp hành viên, của Chi cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự và của từng đơn vị cấp tỉnh.

4.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng biểu mẫu

Biểu này được sử dụng cho Chấp hành viên, Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.

4.3. Ghi chép và nguồn số liệu

Việc ghi chép và tổng hợp số liệu được thực hiện tương tự Biểu mẫu số 02/TK-THA.

5. Biểu mẫu số 05/TK-THA

5.1. Nội dung

Phản ánh kết quả thi hành các khoản thu về tiền cho Ngân sách nhà nước, cho cơ quan, tổ chức và cá nhân trong từng kỳ báo cáo của Chấp hành viên, của Chi cục Thi hành án dân sự, của Cục Thi hành án dân sự và của từng đơn vị cấp tỉnh.

5.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng

Biểu này được sử dụng cho Chấp hành viên, Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.

5.3. Ghi chép và nguồn số liệu

Việc ghi chép và tổng hợp số liệu được thực hiện tương tự Biểu mẫu số 03/TK-THA.

Riêng, cách tính theo cột: Cột 1 = Cột 2 + Cột 9 + Cột 10. Trong đó Cột 2 = Cột 3 + Cột 4 + Cột 5 + Cột 6 + Cột 7 + Cột 8.

6. Biểu mẫu số 06/TK-THA

6.1. Nội dung

Phản ánh kết quả thi hành án về việc theo Chấp hành viên, Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự trong các kỳ báo cáo.

6.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng biểu mẫu

Biểu mẫu này được dùng cho Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.

6.3. Ghi chép và nguồn số liệu

a) Đối với Chi cục thi hành án dân sự

Số liệu được tổng hợp từ Biểu mẫu thống kê kết quả thi hành án dân sự về việc của Chấp hành viên thuộc Chi cục Thi hành án dân sự. Trình tự ghi được thực hiện theo từng Chấp hành viên tại cột tên Chấp hành viên.

b) Đối với Cục Thi hành án dân sự

Biểu mẫu của Cục Thi hành án dân sự số liệu được tổng hợp từ Biểu mẫu thống kê kết quả thi hành án dân sự về việc của Chấp hành viên thuộc Cục Thi hành án dân sự. Trình tự ghi được thực hiện theo từng Chấp hành viên tại cột tên Chấp hành viên.

Biểu mẫu của toàn tỉnh số liệu được tổng hợp từ Biểu mẫu thống kê kết quả về việc của Chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự. Trình tự ghi được thực hiện theo từng đơn vị thi hành án và chấp hành viên, bắt đầu từ Cục Thi hành án dân sự, lần lượt cho đến hết.

c) Ghi chép

Việc ghi chép và tổng hợp số liệu được thực hiện tương tự Biểu mẫu số: 01/TK-THARiêng: Cách tính theo cột:

Cột 1 = Cột 2 + Cột 3.

Cột 6 = Cột 7 + Cột 15.

Cột 7 = Cột 8 + Cột 9 + Cột 10 + Cột 11 + Cột 12 + Cột 13 + Cột 14.

Cách tính theo dòng:

Tổng số việc = Việc Cục Thi hành án dân sự + Việc các Chi cục Thi hành án dân sự.

Việc Cục Thi hành án dân sự = Việc của Chấp hành viên A + Việc của Chấp hành viên B +....

Việc các Chi Cục Thi hành án dân sự = Việc của Chi cục A + Việc của Chi cục B +....

Việc Chi cục Thi hành án dân sự = Việc của Chấp hành viên A + Việc của Chấp hành viên B +....

7. Biểu mẫu số 07/TK-THA

7.1. Nội dung

Phản ánh kết quả thi hành án về tiền theo Chấp hành viên, Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự trong các kỳ báo cáo.

7.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng biểu mẫu

Biểu mẫu này được dùng cho Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.

7.3. Ghi chép và nguồn số liệu

Việc ghi chép và tổng hợp số liệu được thực hiện tương tự Biểu mẫu số: 06/TK-THARiêng: Cách tính theo cột:

Cột 1 = Cột 2 + Cột 3

Cột 6 = Cột 7 + Cột 16.

Cột 7+ Cột 8 + Cột 9 + Cột 10 + Cột 11 + Cột 12 + Cột 13 + Cột 14 + Cột 15.

Cách tính tỷ lệ thi hành xong như Biểu mẫu số: 03-TK/THA.

8. Biểu mẫu số 08/TK-THA

8.1. Nội dung

Phản ánh việc đề nghị xét miễn, giảm và kết quả việc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự của Chi cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự và từng địa phương trong các kỳ báo cáo.

8.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng

Biểu này được dùng cho Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.

8.3. Ghi chép và nguồn số liệu

a) Đối với Chi cục Thi hành án dân sự

Số liệu được tổng hợp từ hồ sơ thi hành án của Chấp hành viên thuộc Chi cục Thi hành án dân sự và các loại sổ có liên quan. Số liệu ghi số tổng hợp chung của toàn đơn vị, không ghi chép theo từng Chấp hành viên.

b) Đối với Cục Thi hành án dân sự

Số liệu được tổng hợp từ hồ sơ thi hành án của Chấp hành viên Cục Thi hành án dân sự và các loại sổ có liên quan. Số liệu ghi số tổng hợp chung của toàn đơn vị, không ghi chép theo từng Chấp hành viên.

Đối với Biểu mẫu của toàn tỉnh số liệu được tổng hợp từ Biểu mẫu của Chi cục Thì hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.

c) Ghi chép

Trình tự ghi chép được thực hiện lần lượt theo từng đơn vị, bắt đầu từ Cục Thi hành án dân sự đến các Chi cục Thi hành án dân sự.

Đối với Chi cục Thi hành án dân sự chỉ ghi số chung của Chi cục mà không phải tổng hợp theo từng Chấp hành viên.

Cột 1 = Cột 5 + Cột 9; Cột 2 = Cột 6 + Cột 10; Cột 3 = Cột 7 + Cột 11; Cột 4 = Cột 8 + Cột 12.

9. Biểu mẫu số 09/TK-THA

9.1. Nội dung

Phản ánh số lượng bản án, quyết định của Tòa án tuyên không rõ, có sai sót; bản án,quyết định có căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; số lượng văn bản đề nghị giải thích, đính chính, kiến nghị xem xét bản án, quyết định của cơ quan Thi hành án và việc trả lời của Tòa án có thẩm quyền.

9.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng biểu mẫu

Biểu này được dùng cho Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.

9.3. Ghi chép và nguồn số liệu

Số liệu được tổng hợp từ hồ sơ thi hành án của Chấp hành viên và các loại sổ có liên quan.

Việc ghi chép được thực hiện tương tự Biểu mẫu số 08/TK-THA Riêng việc tính toán, Cột 1 = Cột 2 + Cột 3 + Cột 4; Cột 5 = Cột 6 = Cột 7 + Cột 8; Cột 9 = Cột 10 + Cột 11; Cột 12 = Cột 13 + Cột 14.

10. Biểu mẫu số 10/TK-THA

10.1. Nội dung

Phản ánh tình hình cưỡng chế thi hành án dân sự không huy động lực lượng và có huy động lực lượng tại các Chi cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự trong các kỳ báo cáo.

10.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng biểu mẫu

Biểu mẫu này dùng cho Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.

10.3. Ghi chép và nguồn số liệu

Số liệu được tổng hợp từ Hồ sơ thi hành án của Chấp hành viên và các loại sổ có liên quan.

Việc ghi chép được thực hiện tương tự Biểu mẫu số 08/TK-THA Riêng việc tính toán: Cột 1 = Cột 2 + Cột 3 = Cột 8 + Cột 9 + Cột 10; Cột 3 = Cột 4 + Cột 5 + Cột 6 + Cột 7.

11. Biểu số 11/TK-THA

11.1. Nội dung

Phản ánh tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự trong các kỳ báo cáo của Chi cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự.

11.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng biểu mẫu

Biểu mẫu này dùng cho Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.

11.3. Ghi chép và nguồn số liệu

Số liệu được lấy từ hồ sơ thi hành án, hồ sơ giải quyết khiếu nại, các sổ có liên quan đến việc giải quyết khiếu nại của Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.

Việc ghi chép, thực hiện tương tự Biểu mẫu số 08/TK-THA Riêng việc tính toán: Cột 1 = Cột 2 + Cột 3; Cột 4 = Cột 5 + Cột 6 = Cột 7 + Cột 10; Cột 14 = Cột 15 + Cột 16 + Cột 17 + Cột 18 + Cột 19.

12. Biểu mẫu số 12/TK-THA

12.1. Nội dung

Phản ánh tình hình tố cáo và giải quyết tố cáo về thi hành án dân sự trong các kỳ báo cáo của Chi cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự.

12.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng biểu mẫu

Biểu mẫu này dùng cho Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.

12.3. Ghi chép và nguồn số liệu

Số liệu được lấy từ hồ sơ thi hành án, hồ sơ giải quyết tố cáo, các sổ liên quan đến việc giải quyết tố cáo của Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.

Việc ghi chép, thực hiện tương tự Biểu mẫu số 08/TK-THA Riêng việc tính toán: Cột 1 = Cột 2 + Cột 3; Cột 4 = Cột 5 + Cột 6; Cột 7 = Cột 8 + Cột 9; Cột 10 = Cột 11 + Cột 12 + Cột 13; Cột 14 = Cột 15 + Cột 16 + Cột 17 + Cột 18 + Cột 19.

13. Biểu mẫu số 13/TK-THA

13.1. Nội dung

Phản ánh số lượng biên chế, tình hình thực hiện biên chế; cơ cấu công chức theo ngạch, bậc đang làm việc tại cơ quan Thi hành án dân sự trong các kỳ báo cáo.

13.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng biểu mẫu

Biểu này dùng cho Cục Thi hành án dân sự.

13.3. Ghi chép và nguồn số liệu

Số liệu được lấy từ sổ, hồ sơ về cán bộ, công chức tại Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự. Trình tự ghi chép được thực hiện lần lượt, bắt đầu từ Cục Thi hành án dân sự đến Chi cục Thi hành án dân sự.

Cột 1 = Cột 2 + Cột 18; Cột 2 = Cột 3 + Cột 4 + Cột 5 + Cột 6 + Cột 7 + Cột 8 + Cột 9 + Cột 10 + Cột 11 + Cột 12 + Cột 13 + Cột 14 + Cột 15 + Cột 16 + Cột 17.

14.Biểu mẫu số 14/TK-THA

14.1. Nội dung

Phản ánh trình độ công chức của cơ quan Thi hành án dân sự tại các kỳ báo cáo theo trình độ chuyên môn, nghề nghiệp được đào tạo.

14.2.Tổ chức, cá nhân sử dụng biểu mẫu

Biểu mẫu này dùng cho Cục Thi hành án dân sự.

14.3.Ghi chép và nguồn số liệu

Số liệu được lấy từ sổ, hồ sơ về cán bộ, công chức tại Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự. Trình tự ghi chép được thực hiện lần lượt, bắt đầu từ Cục Thi hành án dân sự đến Chi cục Thi hành án dân sự.

Cột 1 = Cột 2 + Cột 3 + Cột 4 + Cột 5 + Cột 6 + Cột 7 + Cột 8.

15.Biểu mẫu số 15/TK-THA

15.1. Nội dung

Phản ánh tình hình giám sát hoạt động thi hành án dân sự của các cơ quan có thẩm quyền và kết quả thực hiện kết luận giám sát trong thi hành án dân sự tại các kỳ báo cáo.

15.2.Tổ chức, cá nhân sử dụng biểu mẫu

Biểu mẫu này dùng cho Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.

15.3.Ghi chép và nguồn số liệu

a) Đối với Chi cục Thi hành án dân sự, số liệu được tổng hợp từ các tài liệu liên quan đến giám sát hoạt động thi hành án dân sự của các cơ quan có thẩm quyền trong kỳ báo cáo đối với Chi cục Thi hành án dân sự. Việc ghi chép thực hiện theo số chung cho toàn đơn vị, không ghi theo từng Chấp hành viên.

b) Đối với Cục Thi hành án dân sự, số liệu trong Biểu mẫu của Cục Thi hành án dân sự được tổng hợp từ các tài liệu liên quan đến giám sát hoạt động thi hành án dân sự của các cơ quan có thẩm quyền trong kỳ báo cáo đối với Cục Thi hành án dân sự. Việc ghi chép theo số chung cho toàn đơn vị, không ghi theo từng Chấp hành viên.

Số liệu của toàn tỉnh được tổng hợp từ báo cáo của Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.

c) Ghi chép

Việc ghi chép được thực hiện lần lượt, bắt đầu từ Cục Thi hành án dân sự, đến các Chi cục Thi hành án dân sự. Đối với các Chi cục Thi hành án dân sự chỉ ghi số chung của Chi cục mà không tổng hợp theo từng Chấp hành viên.

Cột 1 = Cột 2 + Cột 3 + Cột 4 + Cột 5 = Cột 6 + Cột 7 =  Cột 8 + Cột 9 + Cột 10 

16. Biểu số 16/TK-THA

16.1Nội dung

Phản ánh tình hình kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự của các cơ quan có thẩm quyền trong thi hành án dân sự tại các kỳ báo cáo.

16.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng số liệu

Biểu này dùng Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.

16.3. Ghi chép và nguồn số liệu

Số liệu được tổng hợp từ các tài liệu có liên quan đến kiểm sát hoạt động thi hành án dân sự.

Việc ghi chép được thực hiện tương tự Biểu mẫu số 15/TK-THA

Cột 1 = Cột 2 + Cột 3 + Cột 4; Cột 5 = Cột 6 + Cột 7 + Cột 8 + Cột 9 + Cột 10 + Cột 11

17. Biểu số 17/TK-THA

17.1 Nội dung

Phản ánh tình hình kháng nghị và xử lý kháng nghị của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

17.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng biểu mẫu

Biểu mẫu này dùng cho Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.

17.3. Ghi chép và nguồn số liệu

Số liệu được tổng hợp từ hồ sơ thi hành án, các loại sổ có liên quan.

Việc ghi chép thực hiện tương tự Biểu mẫu số 15/TK-THA.

Cột 1 = Cột 3 + Cột 11; Cột 2 = Cột 4 + Cột 12.

18.Biểu mẫu số 18/TK-THA

18.1. Nội dung

Phản ánh tình hình thực hiện bồi thường nhà nước trong thi hành án dân sự tại mỗi kỳ báo cáo.

18.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng biểu mẫu

Biểu mẫu này dùng cho Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.

18.3. Ghi chép và nguồn số liệu

Số liệu được lấy từ hồ sơ thi hành án, hồ sơ bồi thường nhà nước trong thi hành án dân sự, sổ theo dõi về bồi thường nhà nước trong thi hành án dân sự.

Việc ghi chép được thực hiện tương tự Biểu mẫu số 15/TK-THA.

Cột 1 = Cột 3 + Cột 5 = Cột 7 + Cột 9; Cột 2 = Cột 4 + Cột 6 = Cột 8 + Cột 10.

19. Biểu số 19/TK-THA

19.1. Nội dung

Phản ánh tình hình đôn đốc việc thi hành các bản án, quyết định hành chính đối với các cơ quan có thẩm quyền thi hành bản án, quyết định hành chính trong mỗi kỳ báo cáo.

19.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng biểu mẫu

Biểu mẫu này dùng cho Chi cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự.

19.3. Ghi chép và nguồn số liệu

Số liệu được tổng hợp từ sổ sách theo dõi việc đôn đốc thi hành án hành chính.

Việc ghi chép thực hiện tương tự Biểu mẫu số 15/TK-THA.

Cột 1 = Cột 2 + Cột 3; Cột 4 = Cột 5 + Cột 6.

Phần 2

CÁCH TÍNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU

1. Chỉ tiêu tính: (Việc thi hành xong)/(Số có điều kiện thi hành)

Tỷ lệ % thi hành xong =

Số thi hành xong + Số đình chỉ thi hành án

x 100%

Số có điều kiện thi hành

2. Chỉ tiêu tính: (Tiền thi hành xong)/(Số có điều kiện thi hành)

Tỷ lệ % thi hành xong =

Số thi hành xong + Số đình chỉ thi hành án + Số giảm thi hành án

x 100%

Số có điều kiện thi hành

3. Chỉ tiêu giảm số việc, tiền chuyển kỳ sau

Tỷ lệ % giảm =

Số chuyển kỳ sau của năm hiện tại - Số chuyển kỳ sau của năm trước liền kề

x 100%

Số chuyển kỳ sau của năm trước liền kề

Trường hợp số dương (+) là tăng tồn, trường hợp số âm (-) là giảm tồn. Chú ý, số chuyển kỳ sau trong báo cáo của năm trước bao giờ cũng phải trùng khớp với số năm cũ chuyển sang trong báo cáo của năm hiện tại./.

Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!

Link nội dung: https://luathoanhut.vn/mau-huong-dan-ghi-chep-bieu-mau-va-cach-tinh-mot-so-chi-tieu-trong-bao-cao-thong-ke-thi-hanh-an-dan-su-phu-luc-2-a22371.html