Bộ Công an hướng dẫn quản lý, sử dụng pháo dịp Tết Nguyên đán

Gần đến dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhiều người đang cố gắng tận dụng nhu cầu mua và sử dụng pháo hoa của người dân để kinh doanh các sản phẩm không an toàn. Hành vi này là vi phạm pháp luật, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe và ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội. Để đảm bảo an ninh, trật tự và sự bình yên trong dịp Tết và Xuân về, Bộ Công an đã cung cấp thông tin và hướng dẫn cho người dân về một số quy định liên quan đến việc quản lý và sử dụng pháo như sau:

1. Hướng dẫn quản lý, sử dụng pháo dịp Tết Nguyên đán của Bộ Công an

Trước thềm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Bộ Công an đã cung cấp thông tin về các quy định liên quan đến việc quản lý và sử dụng pháo theo đúng quy định pháp luật.

Gần đến dịp Tết Nguyên đán, nhiều người đã lợi dụng nhu cầu mua và sử dụng pháo hoa của người dân để kinh doanh các sản phẩm không tuân thủ luật pháp. Hành vi này là vi phạm pháp luật, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe và ảnh hưởng đến an ninh, trật tự.

Để đảm bảo an ninh, trật tự và sự bình yên trong dịp Tết và Xuân về, Cổng Thông tin điện tử của Bộ Công an đã cung cấp thông tin và hướng dẫn người dân về một số quy định liên quan đến việc quản lý và sử dụng pháo như sau:

Khi sử dụng pháo hoa, chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa:

- Quy định về pháo được phép sử dụng (pháo hoa): theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng pháo quy định về pháo hoa như sau: Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Pháo nổ là loại pháo không được phép sử dụng. Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp. Khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ.

Pháo hoa nổ tầm thấp: có đường kính không lớn hơn 90mm, tầm bắn không vượt quá 120m; Pháo hoa nổ tầm cao có đường kính trên 90mmm, tầm bắn trên 120m.

- Quy định về các trường hợp được sử dụng pháo hoa: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật

- Quy định về điều kiện được sử dụng pháo hoa:

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+  Khi sử dụng pháo hoa, chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa

Tổ chức, doanh nghiệp không thuộc Bộ Quốc phòng và các cá nhân kinh doanh pháo hoa là vi phạm quy định của pháp luật; người dân tuyệt đối không được mua pháo của các cơ quan, tổ chức không được phép kinh doanh, các cá nhân hoặc trên các trang mạng xã hội, pháo lậu, pháo không hóa đơn, không nguồn gốc, xuất xứ:

- Các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường

Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy, chữa cháy. Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn; chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.

Cá nhân, tổ chức không được phép sử dụng pháo nổ, nếu sử dụng pháo nổ là vi phạm; người dân cần có sự phân biệt rõ giữa pháo hoa với pháo hoa nổ, tránh những vi phạm đáng tiếc:

Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về sử dụng pháo nổ, theo đó, pháo nổ bao gồm pháo nổ và pháo hoa nổ. Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.

Còn Pháo hoa nổ là pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian; các cơ quan, tổ chức sử dụng pháo hoa nổ để biểu diễn, thi đấu phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép và do tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ sản xuất, cung cấp

2. Trường hợp nào được tổ chức bắn pháo hoa nổ theo quy định mới?

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 56/2023/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/8/2023) quy định các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ như sau:

Tết Nguyên đán:

- Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;

- Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.

Giỗ Tổ Hùng Vương:

- Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;

- Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.

Ngày Quốc khánh:

- Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;

- Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.

Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ:

- Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ;

- Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07 tháng 5.

Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch):

- Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;

- Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.

Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

- Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;

- Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế

Trường hợp khác do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định

Trường hợp khác do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

3. Quy định về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo như sau:

- Việc quản lý, bảo quản pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

+ Bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định;

+ Kho cất giữ, bảo quản pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn, phòng cháy, chữa cháy, chống sét, kiểm soát tĩnh điện và bảo vệ môi trường theo quy định, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia và các quy định của pháp luật có liên quan;

+ Kho cất giữ, bảo quản pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo phải có nội quy, quy định về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn, phòng cháy và chữa cháy; có phương án bảo vệ, bố trí lực lượng bảo vệ và tổ chức canh gác 24/24 giờ; kiểm tra, kiểm soát điều kiện bảo đảm an ninh, an toàn, phòng cháy, chữa cháy đối với người, phương tiện ra, vào và làm việc trong khu vực kho; có biển cấm, biển báo, chỉ dẫn các quy định liên quan đến công tác an toàn, phòng chống cháy, nổ; niêm yết quy trình sắp xếp, bảo quản, xuất, nhập; kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phương án bảo đảm an ninh, trật tự và kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

- Đối với pháo, thuốc pháo thu giữ từ các vụ án, vụ việc và cơ quan, tổ chức, cá nhân giao nộp phải quản lý, bảo quản chặt chẽ theo quy định của pháp luật; kho cất giữ phải bảo đảm theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định 137/2020/NĐ-CP.

- Quá trình bốc xếp, vận chuyển, bảo quản pháo, thuốc pháo tránh va chạm mạnh, tránh xa các nguồn nhiệt, điện; tuyệt đối cấm lửa hoặc các vật dụng có thể gây ra lửa, tia lửa.

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Bộ Công an hướng dẫn quản lý, sử dụng pháo dịp Tết Nguyên đán mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: [email protected] để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!

Link nội dung: https://luathoanhut.vn/bo-cong-an-huong-dan-quan-ly-su-dung-phao-dip-tet-nguyen-dan-a22535.html