Khiếu nại về việc nuôi gia cầm trong khu dân cư thực hiện ở đâu?

Xin chào luật minh khuê, tôi tên là p hiện đang sinh sống tại thành phố hà nội. Tôi có một số vấn đề như sau, kính mong các luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn. Gần nhà tôi có một gia đình sửa sang lại phần đất trống để nuôi gia cầm trong nhiều tháng nay, khoảng chục con gà.

Thức ăn và chất thải của gia cầm làm khu nhà tôi xuất hiện nhiều bọ chuột, đặc biệt là hiện nay dịch sốt xuất huyết đang bùng phát tại hà nội. Căn cứ theo quyết định 3065/QĐ- BNNPTNT, chương 2, điều 3 về quy định chăn nuôi gia cầm thì gia đình nêu trên đã phạm phải điều kiện thứ hai "chăn nuôi nhỏ ở hộ gia đình, chuồng nuôi phải cách biệt với nhà ở; chăn nuôi gia trại và chăn nuôi trang trại phải cách xa khu dân cư, bệnh viện, trường học, chợ, công sở bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y và an toàn sinh học. "tôi xin hỏi ngoài quyết định 3065/qđ- bnnptnt, tôi còn có thể khiếu nại, kiến nghị về vấn đề trên với cơ quan có thẩm quyền nào được, và theo quyết định thi hành luật nào được?  Khiếu nại tập thể có được không ?

Xin cảm ơn luật sư!

 

Luật sư trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn đến Luật Hòa Nhựt. Sau khi nghiên cứu nội dung câu hỏi của bạn, chúng tôi xin có phản hồi lại với bạn một số vấn đề như sau:

 

1. Quy định pháp luật về nuôi gia cầm trong khu dân cư

Trước tiên, chúng tôi xin được lưu ý với bạn rằng, mặc dù bạn cũng đã có tìm hiểu những quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề mà mình quan tâm nhưng thứ nhất là tên Quyết định 3065/QĐ-BNNPTNT  chính xác phải là Quyết định 3065/QĐ-BNN-NN ngày 07/11/2005 Ban hành quy định về điều kiện chăn nuôi, ấp trứng, vận chuyển, giết mổ, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm.

Thứ 2, cần lưu ý ở đây nữa là hiệu lực của văn bản này tại thời điểm hiện tại. Hiện tại thì văn bản này đã bị bãi bỏ toàn bộ ( hết hiệu lực) bởi quyết định 5530/QĐ-BNN-PC về việc bãi bỏ văn bản do BNNPTNT ban hành.

Về vấn đề của bạn, chúng tôi có thể định hướng giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể:

Căn cứ Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP  quy định xử lý vi phạm về giữ gìn vệ sinh chung thì:

“Điều 7. Vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không thực hiện các quy định về quét dọn rác, khai thông cống rãnh trong và xung quanh nhà ở, cơ quan, doanh nghiệp, doanh trại gây mất vệ sinh chung;

b) Đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông nơi công cộng hoặc ở những nơi khác làm mất vệ sinh chung;

c) Tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư;

d) Để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng;

đ) Lấy, vận chuyển rác, chất thải bằng phương tiện giao thông thô sơ trong thành phố, thị xã để rơi vãi hoặc không đảm bảo vệ sinh;

e) Nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác;

b) Tự ý đốt rác, chất thải, chất độc hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực dân cư, nơi công cộng;

c) Đổ rác, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát nước công cộng, trên vỉa hè, lòng đường;

d) Để rác, chất thải, xác động vật hoặc bất cứ vật gì khác mà gây ô nhiễm ra nơi công cộng hoặc chỗ có vòi nước, giếng nước ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày nhân dân sử dụng trong sinh hoạt làm mất vệ sinh.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại Điểm b, c, d, đ, e Khoản 1 và Điểm b, d Khoản 2 Điều này;

b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này.”

Như vậy, trong trường hợp hàng xóm của bạn có chăn nuôi gia cầm mà gây mất vệ sinh trong khu dân cư gây ảnh hưởng tới gia đình bạn và những hộ xung quanh theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 của nghị định này thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Ngoài ra người vi phạm còn buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường (Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP).

Để đảm bảo quyền lợi cũng như sức khỏe của gia đình bạn, bạn nên làm đơn tường trình gửi tới Ủy ban nhân dân xã nơi người hàng xóm đang sinh sống để yêu cầu giải quyết. Việc yêu cầu cũng có thể làm đơn tập thể nếu như những hộ xung quanh cũng có chung ý kiến như gia đình của bạn.

 

2. Xử phạt hành vi chăn nuôi gia cầm gây ô nhiễm môi trường

Theo quy định của “Bộ luật dân sự năm 2015” :

“Điều 267. Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng

1. Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu công trình phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh.

2. Khi có nguy cơ xảy ra sự cố đối với công trình xây dựng, ảnh hưởng đến bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu công trình phải cho ngừng ngay việc xây dựng, sửa chữa hoặc dỡ bỏ theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

3. Khi xây dựng công trình vệ sinh, kho chứa hoá chất độc hại và các công trình khác mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường, chủ sở hữu phải xây cách mốc giới một khoảng cách và ở vị trí hợp lý, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn và không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh.”

Theo thông tin bạn cung cấp, nhà hàng xóm có xây nhà vệ sinh (không phải vệ sinh tự hoại) và chuồng chăn nuôi gà vịt ngay trước cổng nhà bạn. Việc hàng xóm xây nhà vệ sinh ngay trước cổng nhà bạn và chăn nuôi nhưng không giữ vệ sinh nên để mùi hôi thối bốc sang nhà bạn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình bạn là không đúng quy định vì theo Khoản 3 Điều 267 “Bộ luật dân sự 2015” thì nghĩa vụ của gia đình hàng xóm khi xây dựng công trình là phải xây dựng ở vị trí hợp lý, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn và không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh. 

Bên cạnh đó, hành vi của người hàng xóm còn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

e) Nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư.”

Đối với trường hợp của bạn, gia đình bạn nên qua trao đổi trực tiếp và yêu cầu họ sửa chữa hoặc dỡ bỏ nhà vệ sinh đó. Trong trường hợp mà họ cố tình không sửa chữa hoặc dỡ bỏ theo yêu cầu của gia đình bạn thì bạn có thể nhờ sự can thiệp của Ủy ban nhân dân yêu cầu họ tiến hành sửa chữa hoặc dỡ bỏ. Hơn nữa, nếu bạn có đủ căn cứ để chứng minh việc họ xây dựng nhà vệ sinh gây ô nhiễm như vậy mà gây thiệt hại trực tiếp cho gia đình bạn thì gia đình đó có thể phải bồi thường.

Ngoài ra, nếu bạn có những căn cứ và có thể chứng minh được những thiệt hại do nhà hàng xóm xây nhà vệ sinh không đảm bảo và ảnh hưởng trực tiếp đến gia đình bạn thì bạn có thể khởi kiện gia đình đó ra Tòa án nhân dân cấp huyện. Trong đơn bạn cần nêu rõ lý do khởi kiện, mức bồi thường và kèm theo các chứng cứ chứng minh gia đình hàng xóm gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến gia đình bạn. Trên cơ sở xem xét đơn thì Tòa án sẽ ra quyết định cụ thể.

 

3. Cơ quan nào phụ trách đảm bảo vệ sinh trong khu dân cư

Ở khu bạn ở, các hộ gia đình nuôi gà thả rông, để gà phóng uế gây ô nhiễm môi trường, buổi trưa gà kêu gây ồn ào. Ngoài ra, còn thả chó để nó bới rác làm mất vệ sinh ảnh hưởng tới gia đình bạn, môi trường xung quanh.

Căn cứ Khoản 6 Điều 82 Luật bảo vệ môi trường quy định về “Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình” thì:

“… 6.Có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bảo đảm vệ sinh, an toàn.”

Theo đó, các hộ gia đình khi nuôi gà, nuôi chó phải có những công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm để bảo đảm vệ sinh, an toàn. Khi hộ gia đình có các hành vi nuôi gia súc, gia cầm mà không thực hiện việc xây dựng chuồng trại chăn nuôi, các chủ thể đó sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP  quy định xử lý vi phạm về giữ gìn vệ sinh chung:

“Điều 7. Vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: …

d)Để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng; …

e)Nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại Điểm b, c, d, đ, e Khoản 1 và Điểm b, d Khoản 2 Điều này; …”

Theo đó, hành vi của những hộ gia đình có nuôi gà, nuôi chó mà không thực hiện đúng các quy định trên là hành vi vi phạm hành chính về an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Tùy vào hành vi cụ thể trong trường hợp bạn đưa ra, chủ thể vi phạm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Trường hợp đặc biệt, vi phạm cả điểm d và điểm e Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì chủ thể bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng. Ngoài ra người vi phạm còn buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.

Căn cứ Điều 66 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Điều 66.Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân

1.Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

a)Phạt cảnh cáo;

b)Phạt tiền … đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; …

2.Trạm trưởng, Đội trưởng, Thủy đội trưởng Cảnh sát đường thủy của người được quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:

a)Phạt cảnh cáo;

b)Phạt tiền đến … 1.200.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; …”

Căn cứ Điều 67 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Điều 67.Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

1.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a)Phạt cảnh cáo;

b)Phạt tiền đến … 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; …”

Theo đó, khi hàng xóm của bạn có hành vi chăn nuôi gia cầm (gà), gia súc gây mất vệ sinh trong khu dân cư gây ảnh hưởng tới gia đình bạn và những hộ xung quanh thì bạn có thể tố cáo hành vi này tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để yêu cầu xử lý.

 

4. Chủ nuôi chó có phải đăng ký với cơ quan nhà nước không?

Trường hợp gia đình bạn ở đô thị hoặc khu vực đông dân cư thì các chủ nuôi chó phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư. Chủ nuôi chó phải xích, nhốt hoặc giữ chó; đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng tới người xung quanh. Ở nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị khi đưa chó ra ngoài, phải nhốt, giữ chó trong chuồng, cũi hoặc phải rọ mõm và có người dắt. Và hành vi để chó gây mất vệ sinh thì chủ chó sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Ngoài ra, nếu bạn có những căn cứ và có thể chứng minh được những thiệt hại do nhà hàng xóm xây nhà vệ sinh không đảm bảo và ảnh hưởng trực tiếp đến gia đình bạn thì bạn có thể khởi kiện gia đình đó ra Tòa án nhân dân cấp huyện. Trong đơn bạn cần nêu rõ lý do khởi kiện, mức bồi thường và kèm theo các chứng cứ chứng minh gia đình hàng xóm gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến gia đình bạn. Trên cơ sở xem xét đơn thì Tòa án sẽ ra quyết định cụ thể.

Như vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cũng như sức khỏe của gia đình bạn, bạn nên làm đơn tường trình gửi tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã để yêu cầu giải quyết. Việc yêu cầu cũng có thể làm đơn tập thể nếu như những hộ xung quanh cũng có chung ý kiến như gia đình của bạn.

Trên đây là tư vấn của Luật Hòa Nhựt về Hướng dẫn thủ tục khiếu nại về việc nuôi gia cầm trong khu dân cư thực hiện ở đâu?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự về thủ tục khiếu nại, gọi:  1900.868644  để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

Link nội dung: https://luathoanhut.vn/khieu-nai-ve-viec-nuoi-gia-cam-trong-khu-dan-cu-thuc-hien-o-dau-1-a22887.html