Vùng đất Bắc Ninh xưa với tên gọi Kinh Bắc đã có từ rất lâu đời và được mang tên Bắc Ninh vào thời nhà Nguyễn (năm 1823). Theo dòng lịch sử với các tên gọi khác nhau như: Bộ, Lộ, Trấn… đến năm 1831, trấn Bắc Ninh đổi thành tỉnh Bắc Ninh. Kể từ đây, Bắc Ninh chính thức có tên trên bản đồ theo đơn vị hành chính là một tỉnh của nước Việt Nam. Năm 1963, tỉnh Bắc Ninh được sáp nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc, từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 tỉnh Bắc Ninh được tái lập.
Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh có diện tích 822,7 km2, nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Theo niên giám thống kê tháng 12/2018, dân số Bắc Ninh là 1.247.454 người, trong đó nam giới chiếm 49,2%, nữ giới 50,8%. Tỉnh có 8 đơn vị hành chính, bao gồm: Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và 6 huyện: Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành, Quế Võ, Gia Bình và Lương Tài với 126 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 94 xã, 26 phường và 6 thị trấn.
Bắc Ninh có một hệ thống làng nghề đa dạng và phong phú. Các sản phẩm này thể hiện sự khéo léo và tài năng của những người thợ và nghệ nhân trong làng nghề. Đến ngày nay, hầu hết các làng nghề vẫn giữ được bản sắc đặc trưng của vùng Kinh Bắc xưa và liên kết với các di tích lịch sử, văn hóa. Nơi đây còn được tổ chức nhiều lễ hội truyền thống hấp dẫn khách du lịch và trở thành điểm đến phổ biến cho ai yêu thích văn hóa và lịch sử. Các làng nghề truyền thống như: Làng tranh dân gian Đông Hồ, Làng gỗ mỹ nghệ ở Đồng Kỵ,...
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
"1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác."
Theo đó, nếu như các tổ chức cơ sở kinh doanh muốn đăng ký bảo hộ nhẵn hiệu thì phải đáp ứng được điều kiện về mặt dấu hiệu cho mọi người dễ nhận thấy nhất và phải tạo được sự khác biệt về mặt hàng hóa, dịch vụ so với các chủ thể khác trên thị trường.
Khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Bắc Ninh cần
- Khẳng định quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa. Tránh việc đơn vị khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của đơn vị mình đang sử dụng;
- Dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ với các bên khác nhau;
- Được pháp luật bảo vệ mọi quyền lợi đối với nhãn hiệu;
- Phòng, tránh hành vi xâm phạm nhãn hiệu;
- Được độc quyền sử dụng, chuyển nhượng hay nhượng quyền sở hữu;
- Có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý các đối tượng xâm phạm;
- Là công cụ truyền thông hiệu quả, tạo sự chuyên nghiệp, uy tín thương hiệu đối với các đối tác, đại lý, khách hàng;
Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ; các đối tượng được đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu gồm:
- Tổ chức, cá nhân đăng ký dùng cho hàng hóa hoặc dịch vụ do mình sản xuất hoặc cung cấp;
- Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất (nếu người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho hàng hóa và không phản đối việc cá nhân, tổ chức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đó);
- Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp (có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể);
- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc; hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa/dịch vụ (có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận);
- Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu.
Hồ sơ đăng ký chuẩn bị gồm các tài liệu sau:
- Mẫu nhãn hiệu cần bảo hộ kích thước 80 x 80 mm (05 mẫu gửi kèm và 02 được dán trên tờ khai cần đăng ký);
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu số theo quy định của cơ quan nhà nước tại Nghị định 65/2023/NĐ-CP;
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí đăng ký nếu nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc chuyển khoản trực tiếp (01 bản);
- Tài liệu chứng mình quyền ưu tiên nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (01 bản);
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu thụ hưởng từ người khác (01 bản);
- Giấy ủy quyền nếu nộp thông qua đại diện (01 bản);
- Nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận thì cần có thêm các tài liệu sau:
+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
+ Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng hoặc đặc thù của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
+ Bản đồ khu vực địa lý (nếu là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
+ Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh; hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu có chứa địa danh; hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
Bước 1: Xác định loại nhãn hiệu cần đăng ký bảo hộ
Trước khi làm thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm hoặc dịch vụ chủ sở hữu cần phải xác định được loại nhãn hiệu cần bảo hộ.
Các loại nhãn hiệu theo quy định của pháp luật hiện nay gồm có: nhãn hiệu thông thường; nhãn hiệu chứng nhận; nhãn hiệu tập thể; nhãn hiệu liên kết; nhãn hiệu nổi tiếng.
Bước 2: Phân nhóm hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu cần bảo hộ
Hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu cần phải được phân nhóm theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ theo thoả ước Ni-xơ. Bảng phân loại này được chia thành 45 nhóm, tùy vào hàng hóa hoặc dịch vụ thì chủ đơn phân nhóm phù hợp, chính xác. Phân loại hàng hóa cần phải xác định và điền chính xác tại tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đó
Bước 3: Tra cứu khả năng bảo hộ nhãn hiệu
Đây không phải là thủ tục bắt buộc, nhưng trước khi làm hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì việc tra cứu giúp bước đầu xác định được khả năng được bảo hộ nhãn hiệu, kiểm tra xem có bị trùng, tương tự với các nhãn hiệu đã được bảo hộ. Có thể tra cứu nhãn hiệu trực tuyến tại Cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ tại, tuy nhiên kết quả này chỉ có giá trị tham khảo vì kết quả này không bao gồm các hồ sơ chưa công bố hoặc mới được tiếp nhận hồ sơ.
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Bắc Ninh. Cần chuẩn bị 01 bộ gồm các tài liệu nêu trên nộp trực tiếp; hoặc gửi qua bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ ở Hà Nội. Bởi đây là cơ quan nhà nước có thẩm quyền gần nhất và phù hợp nhất tại Bắc Ninh.
Ngoài ra, có thể khai vào hồ sơ và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tuyến qua cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 5: Thẩm định hình thức đơn
Thẩm định hình thức để kiểm tra tính chính xác và việc tuân thủ các quy định về hình thức đơn:
- Nếu đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
- Nếu đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn, nêu rõ các lý do, thiếu sót.
Bước 6: Công bố đơn
Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ được đăng trên Công báo sở hữu công nghiệp sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ về mặt hình thức.
Bước 7: Thẩm định nội dung đơn
Thẩm định hình thức để đánh giá khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ; qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Bước 8: Ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền
- Nếu nhãn hiệu đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ; và người nộp đơn nộp đầy đủ các khoản phí theo quy định; thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ quyết định cấp Văn bằng bảo hộ.
- Nếu nhãn hiệu không đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ; Cục sẽ ra quyết định từ chối cấp; đồng thời sẽ nêu rõ lý do đơn bị từ chối.
Như vậy, quý khách hàng đã nắm rõ các thông tin cần thiết về việc đăng ký nhãn hiệu tại Bắc Ninh. Vậy, nếu còn có những thắc mắc hay cần sử dụng dịch vụ hãy liên hệ 1900.868644 hoặc gửi thư đến email [email protected].
Link nội dung: https://luathoanhut.vn/dich-vu-dang-ky-bao-ho-nhan-hieu-tai-bac-ninh-luat-minh-khue-a22946.html