Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ kinh doanh bất động sản

Kinh doanh bất động sản đang là một ngành, nghề rất sôi động và góp phần cho tăng trưởng kinh tế. Do vậy, hình ảnh thương hiệu vô cùng quan trọng đến ngành dịch vụ kinh doanh bất động sản. Chủ sở hữu nên đăng ký nhãn hiệu để tạo sự uy tín và phát triển của ngành dịch vụ kinh doanh bất động sản. Sau đây, Luật Hòa Nhựt sẽ hướng dẫn quý khách hàng thủ tục đăng ký nhãn hiệu:

1. Giới thiệu về dịch vụ kinh doanh bất động sản

Căn cứ vào quy định tại Luật kinh doanh bất động sản, kinh doanh bất động sản là việc đầu tư số vốn lớn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng để bán; thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh lời.

Điều kiện để được phép kinh doanh môi giới bất động sản quy định tại điều 62 Luật Kinh doanh bất động sản 2014:

- Đối với cá nhân hoạt động kinh doanh môi giới độc lập yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật;

- Đối với tổ chức muốn hoạt động kinh doanh môi giới bất động sản buộc phải thành lập doanh nghiệp. Trong đó, có ít nhất hai người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.

2. Phân loại nhóm sản phẩm, dịch vụ

Theo quy định tại Bảng phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ theo thỏa ước Nice 12-2024 thì dịch vụ kinh doanh bất động sản thuộc nhóm sau đây:

Nhóm 36: Môi giới bất động sản; Quản lý bất động sản; Dịch vụ thu tiền thuê nhà, Bất động sản; Cho thuê bất động sản; Tư vấn tài chính; Đánh giá bất động sản.

Ngoài ra thì dịch vụ bất động sản có thể thực hiện thêm các dịch vụ về thiết kế, trang trí nội thất, kiến trúc,...

Nhóm 42: Thiết kế trang trí nội thất; Thiết kế công nghiệp; Thiết kế nội thất, Tư vấn kiến trúc. 

3. Quy trình đăng ký nhãn hiệu

3.1. Tra cứu nhãn hiệu

Tra cứu nhãn hiệu trên trang dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ giúp chủ sở hữu thương hiệu dịch vụ kinh doanh bất động sản đánh giá được khả năng bảo hộ của nhãn hiêu bằng cách tìm những nhãn hiệu trùng, nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu của quý khách hàng. Bên cạnh đó, việc tra cứu trước khi đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, chi phí trong trường hợp nhãn hiệu bạn muốn đăng ký có kết quả tra cứu không khả quan. Trường hợp này nếu bạn thực hiện tra cứu trước bạn sẽ không mất phí đăng ký cũng như thời gian chờ Cục Sở hữu trí tuệ xét duyệt đơn.

3.2. Trình tự đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ kinh doanh bất động sản

Bước 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu có thể tự mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có thể ủy quyền thông qua đại diện sở hữu công nghiệp. Đồng thời khi nộp đơn đăng ký, quý khách hàng tiến hành nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu và lấy chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu để nộp kèm với hồ sơ.

Kèm theo đơn đăng ký nhãn hiệu, quý khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ các tài liệu sau:

- Danh mục dịch vụ kinh doanh bất động sản dự định đăng ký nhãn hiệu (theo hướng dẫn như trên thì dịch vụ kinh doanh bất động sản thuộc Nhóm 36, 42 tại Bảng nice 12-2024);

- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu được quy định tại mẫu số 08 Nghị định 65/2023/NĐ-CP;

- Ủy quyền cho Luật Minh Khuê nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;

- 05 mẫu nhãn hiệu (không vượt quá 8×8 cm);

- Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu

Đơn đăng ký nhãn hiệu mà chủ sở hữu hoặc tổ chức đại diện công nghiệp nộp thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận nếu có đủ các thông tin và tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 108 Luật Sở hữu trí tuệ.

Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu, cơ quan quản lý nhà nước tiến hành xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu

Đơn đăng ký nhãn hiệu được thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn bao gồm: các loại giấy tờ cần thiết; phân nhóm; phân loại đối tượng nêu trong đơn; quyền nộp đơn;… Trường hợp đơn đang ký hợp lệ thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền Sở hữu trí tuệ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hoặc thực hiện thủ tục cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận và Sổ đăng ký quốc gia về sỏ hữu công nghiệp. Trường hợp đơn đăng ký thuộc một trong các trường hợp tại Luật sở hữu trí tuệ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo từ chối nêu rõ lý do.

Thời gian thẩm định hình thức là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Giai đoạn 2: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu

Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyền sở hữu công nghiệp chấp nhận hợp lệ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.

Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung

Đơn đăng ký nhãn hiệu được công nhận là hợp lệ thì sẽ được công bố đông thời cũng được thẩm định nội dung. Mục đích của thẩm định nội dung là để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho các đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Thời hạn thẩm định nội dung từ 06 tháng kể từ ngày công bố đơn. Trong thời gian thẩm định nội dung đơn, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyền sở hữu công nghiệp có quyền yêu cầu người nộp đơn giải thích nội dung đơn, cung cấp các thông tin thuộc phạm vi bản chất của đối tượng nêu trong đơn.

Bước 3: Cấp văn bằng bảo hộ và đăng bạ

Đơn đăng ký nhãn hiệu không thuộc các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ quy định tại Khoản 1, khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 117 Luật Sở hữu trí tuệ và người nộp đơn nộp lệ phí thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận và Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.

Thời gian cấp văn bằng là 02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.

4. Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ kinh doanh bất động sản

- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.

- Nhãn hiệu có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

- Để gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực.

- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể bị chấm dứt hiệu lực trong trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định.

- Gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là thủ tục bắt buộc cần thực hiện để duy trì hiệu lực Văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu đã được cấp văn bằn bảo hộ.

- Nhãn hiệu có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm đối với toàn bộ hoặc một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ.

- Để được gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong vòng 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ đơn yêu cầu gia hạn và phí thẩm định yêu cầu gia hạn, lệ phí gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, phí sử dụng văn bằng bảo hộ, phí đăng bạ và phí công bố quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ.

- Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực và chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp thêm 10% lệ phí gia hạn hiệu lực muộn cho mỗi tháng nộp muộn.

Do đó, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ có được rất nhiều lợi ích khi đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu. Khi nhãn hiệu đã được pháp luật bảo hộ, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ được độc quyền khai thác lợi ích thương mại từ nhãn hiệu của mình trong thời hạn bảo hộ như: Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh. Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ; Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ,...

Nếu quý khách hàng còn có những vướng mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi qua số 1900.868644 hoặc gửi thư đến email [email protected] để được nhanh chóng hỗ trợ.

Link nội dung: https://luathoanhut.vn/dich-vu-dang-ky-nhan-hieu-cho-dich-vu-kinh-doanh-bat-dong-san-a22960.html