Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm điều hòa không khí như thế nào?

Sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên việc ô nhiễm môi trường, nhiệt độ tăng lên nên để đảm bảo cho sức khỏe của con người thì việc sử dụng điều hòa không khí rất cần thiết. Trên thị trường cũng có rất nhiều hãng điều hòa không khí. Do vậy, để tạo uy tín và phát triển sản phẩm của mình, các chủ sở hữu nên đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm điều hòa không khí để ngăn chặn những hành vi

1. Giới thiệu về điều hòa không khí

Điều hòa không khí là thiết bị kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm trong không gian kín. Ngoài ra điều hòa không khí còn kiểm soát áp lực đồng thời xử lý mức nhiệt độ và độ ẩm của không khí trong phòng. Điều hòa không khí còn có nghĩa là điều tiết không khí xung quanh vị trí thiết bị được lắp đặt. Điều tiết không khí còn là một ngành khoa học nghiên cứu tạo ra phương pháp bằng cách sử dụng công nghệ, thiết bị nhằm tạo ra và duy trì môi trường không khí phù hợp với nhu cầu của con người. Do vậy, sản phẩm này rất được mọi người ưa chuộng để sử dụng.

Đối với những chủ thể kinh doanh nói chung và kinh doanh sản phẩm máy điều hòa thì việc tạo nên thương hiệu của mình và gia tăng uy tín trên thị trường là rất quan trọng. Các doanh nghiệp đang ngày càng quan tâm đến việc đăng ký nhãn hiệu để giúp để phân biệt hàng hóa của mình với hàng hóa của các chủ thể khác. Như vậy, đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm điều hòa không khí là việc mà yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận sự sở hữu và bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu.

Đăng ký thương hiệu mang lại những lợi ích gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp cũng như của chủ sở hữu. Vậy tại sao phải đăng ký thương hiệu cho sản phẩm điều hòa không khí?

- Thương hiệu như chúng ta đã biết là dấu hiệu nhận biết của sản phẩm, dịch vụ và cũng là dấu hiệu nhận biết của các doanh nghiệp. Khi sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được nhiều người tiêu dùng biết đến thì cũng là lúc trở thành điểm chú ý cho những đối tượng lợi dụng để thu lợi bằng cách sản xuất hàng giả, nhái thương hiệu hay sản xuất những mặt hàng có nhiều điểm tương đồng dẫn đến gây nhầm lẫn…

- Nếu sản phẩm, dịch vụ bị làm giả, làm nhái bởi những sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng sẽ khiến cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng như: mất niềm tin với khách hàng, doanh thu tụt giảm… Do đó, để bảo vệ tối ưu nhất cho thương hiệu và sản phẩm của đơn vị cũng như có căn cứ để yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành xử lý các trường hợp như vậy thì doanh nghiệp cần phải đăng ký bảo hộ thương hiệu.

2. Phân loại nhóm hàng hóa, dịch vụ của sản phẩm điều hòa không khí

Trước khi soạn hồ sơ cần thực hiện phân nhóm cho hàng hóa, dịch vụ. Đây là bước quan trọng giúp xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu. Nếu người nộp đơn không tự phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ phân loại và người nộp đơn phải nộp phí dịch vụ phân loại theo quy định.

 Theo bảng phân loại quốc tế Nice 12-2024 thì sản phẩm điều hòa không khí có thể thuộc:

- Nhóm 11 (gồm một số sản phẩm như: máy điều hòa không khí cho xe cộ, thiết bị điều hòa không khí, quạt gió, bộ lọc cho điều hòa,…);

- Nhóm 37 (Lắp đặt và sửa chữa thiết bị điều hoà không khí) hoặc nhóm 40 (dịch vụ cho thuê thiết bị điều hoà không khí).

3. Trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm điều hòa không khí

3.1. Điều kiện về nhãn hiệu

Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

- Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

3.2. Tra cứu nhãn hiệu 

Tra cứu nhãn hiệu sơ bộ trên trang dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ. Trang dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cập nhật những đơn đăng ký nhãn hiệu và tiến trình thực hiện từ mới nhất đến lúc khi đơn đăng ký nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ. Do vậy, quý khách hàng có thể tìm kiếm các nhãn hiệu tương tự để so sánh với nhãn hiệu của mình. Trong trường hợp có các yếu tố tượng tự gây nhầm lẫn thì nên chỉnh sửa đễ có thể đáp ứng các điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định pháp luật.

3.3. Chuẩn bị hồ sơ

Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện nay thì Đơn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm điều hòa không khí bao gồm:

- Mẫu nhãn hiệu với kích thước không lớn hơn 8×8 cm, bao gồm 5 mẫu nhãn hiệu đính kèm và 02 mẫu nhãn hiệu dán tại tờ khai, tất cả mẫu nhãn hiệu phải đồng nhất về hình ảnh, màu sắc, kích thước;

- Danh mục hàng hóa, dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu (theo bảng phân loại Nice 12-2024 thì sản phẩm điều hòa không khí thuộc nhóm 11, 37 như trên)

- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu số 08 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về sở hữu công nghiệp (trường hợp khách hàng ủy quyền cho tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp như Luật Minh Khuê thì tờ khai sẽ do người đại diện sở hữu công nghiệp ký);

- Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu;

- Văn bản uỷ quyền cho Luật Minh Khuê (trong trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu thực hiện thủ tục nộp đơn thông qua tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp như Luật Minh Khuê).

Lưu ý: Phí đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm điều hòa không khí sẽ được tính dựa trên số nhóm và số sản phẩm trong mỗi nhóm được chỉ định trong Đơn.

3.3. Trình tự xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu

Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ thì quy trình và thời gian xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm điều hòa không khí như sau:

- Thẩm định hình thức đơn: Thẩm định hình thức đơn là việc kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không. Thời hạn thẩm định hình thức đơn là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn;

- Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: Khi đơn đã được chấp nhận hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.

- Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm điều hòa không khí: Bước này nhằm đánh giá khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. Thời gian thẩm định nội dung đơn là 09-12 tháng kể từ ngày công bố đơn.

- Cấp văn bằng bảo hộ: Cục Sở hữu sẽ tiến hành cấp văn bằng sau khi người nộp đơn nộp đầy đủ phí, lệ phí trong thời hạn từ 01-02 tháng.

3.4. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm điều hòa không khí

Với chủ đơn là cá nhân, tổ chức theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ được nộp đơn đăng ký tại Việt Nam có thể tự gửi đơn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm điều hòa không khí trực tiếp hoặc gián tiếp qua bưu điện cho các địa chỉ sau:

-  Cục Sở hữu trí tuệ tại: Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Nếu quý khách còn có những vướng mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900.868644 hoăc gửi thư đến email [email protected].

Link nội dung: https://luathoanhut.vn/dang-ky-nhan-hieu-cho-san-pham-dieu-hoa-khong-khi-nhu-the-nao-a22962.html