Pháp luật quy định về tổ chức tín dụng nói chung, ngân hàng nói riêng phải công bố thời gian giao dịch chính thức và không được tự ý ngừng giao dịch, trừ trường hợp ngừng giao dịch không quá 01 ngày làm việc thì phải niêm yết tại nơi giao dịch chậm nhất 24 giờ trước thời điểm ngừng giao dịch, trừ trường hợp do sự kiện bất khả kháng.
Trong các trường hợp thực hiện các giao dịch ngân hàng, người thực hiện giao dịch vì một lí do nào đó mà không thể thực hiện giao dịch, ủy quyền cho người khác thực hiện giao dịch thì cần làm mẫu giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng theo quy định.
Mẫu giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng là mẫu đơn được các công ty, doanh nghiệp dùng nhiều nhất khi các doanh nghiệp, công ty đó muốn ủy quyền cho kế toán hay người nhận quyết định đi giao dịch tại ngân hàng.
Đây là mẫu đơn không thể thiếu và có giá trị pháp lý cao. Sau đây là Mẫu giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng, biểu mẫu này phục vụ cho cả như cầu công việc và học tập, tùy vào mục đích của từng cá nhân, doanh nghiệp.
Mẫu giấy ủy quyền giao dịch ngân hàng là mẫu đơn được các công ty, doanh nghiệp để đề nghị lên cơ quan có thẩm quyền xem xét về ủy quyền giao dịch ngân hàng.
Nhân viên Ngân hàng (tiếng Anh là Teller) thường trực, làm việc tại quầy giao dịch của các ngân hàng, phục vụ các nhu cầu giao dịch cơ bản của khách hàng như nộp tiền, rút tiền, ủy nhiệm chi, thu hộ, chi hộ, mở tài khoản, xử lý thông tin tài khoản, hạch toán giao dịch.
GIẤY ỦY QUYỀN GIAO DỊCH NGÂN HÀNG
Kính gửi: Ngân hàng ...
Tôi tên là:...
CMND/Hộ chiếu số:... Ngày cấp:.... Nơi cấp:...
Địa chỉ thường trú:....
Là chủ tài khoản của hộ kinh doanh:....
Giấy phép ĐKKD số:...... Ngày cấp:.... Nơi cấp:.....
Là chủ (các) tài khoản thanh toán, thẻ tiết kiệm, chứng chỉ vàng, kỳ phiếu số:
1/....
2/....
3/....
4/....
Mở tại Ngân hàng.....
Tôi đồng ý ủy quyền cho:
Ông/Bà:....
CMND/Hộ chiếu số:.... Ngày cấp:..... Nơi cấp:.....
Địa chỉ thường trú:....
Được sử dụng (các) tài khoản thanh toán, thẻ tiết kiệm, chứng chỉ vàng, kỳ phiếu nói trên của tôi trong phạm vi ủy quyền sau:
A. Đối với tài khoản thanh toán
1. [ ] Được quyền sử dụng với số tiền tối đa cho từng lần giao dịch là:......
2. [ ] Được quyền phát hành séc với số tiền tối đa cho từng lần giao dịch là:....
3. [ ] Nội dung ủy quyền khác:....
Thời hạn: Từ ngày:..... đến ngày:......
Từ ngày:...... đến khi có văn bản khác thay thế.
B. Đối với thẻ tiết kiệm, chứng chỉ vàng, kỳ phiếu
1. [ ] Được rút gốc
2. [ ] Chỉ được rút lãi
3. [ ] Được rút gốc và lãi
Thời hạn: Từ ngày:.... đến ngày.....
Từ ngày:...... đến khi có văn bản khác thay thế.
Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc ủy quyền này và xác nhận ngân hàng không chịu trách nhiệm nếu có việc tranh chấp giữa Bên ủy quyền và Bên được ủy quyền.
Lưu ý:
1. Bên ủy quyền và (hoặc) Bên được ủy quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho Ngân hàng biết khi xảy ra trường hợp chấm dứt việc ủy quyền trước thời hạn.
2. Việc hết hiệu lực của Giấy ủy quyền này không làm chấm dứt trách nhiệm của Bên ủy quyền đối với các cam kết, giao dịch cho Bên ủy quyền đã xác lập với ngân hàng.
Ngày.... tháng ..... năm......
Người được ủy quyền (Ký và ghi rõ họ tên) | Người được ủy quyền (Ký và ghi rõ họ tên) |
Xác nhận ngân hàng
Trưởng phòng nghiệp vụ (Ký và ghi rõ họ tên) | Kiểm soát (Ký và ghi rõ họ tên) |
Chủ tài khoản thanh toán được ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán của mình. Việc ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán phải bằng văn bản và được thực hiện theo quy định của pháp luật về ủy quyền. Để ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán, chủ tài khoản phải gửi ngân hàng văn bản ủy quyền kèm bản đăng ký mẫu chữ ký và bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người được ủy quyền (trường hợp bản sao không có chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu).
Pháp luật không quy định hợp đồng ủy quyền hay văn bản ủy quyền đại diện của pháp nhân bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực. Vì vậy, ngân hàng có thể chấp nhận việc ủy quyền giao dịch của chủ tài khoản nói riêng, của khác hàng gửi tiền và giao dịch nói chung theo nhiều cách thức khác nhau, trong đó điển hình là 3 cách sau đây:
Trường hợp chi trả tiền theo giấy ủy quyền, ngân hàng còn phải bảo đảm xác định được chắc chắn người rút tiền thông qua chữ ký trên các giấy tờ và chứng minh nhân dân của họ, chứ không thể để xảy ra chuyện không biết ai rút tiền như một số vụ việc đã xảy ra.
Trường hợp đại diện theo ủy quyền thì thực hiện theo hợp đồng ủy quyền. Trường hợp đại diện của pháp nhân thì theo quy định về đại diện pháp nhân. Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật. Nếu không được xác định thời hạn cụ thể thì thời hạn ủy quyền và đại diện đều là 01 năm. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu và không còn bị giới hạn đến người thứ ba. Tuy nhiên càng ủy quyền lại nhiều người thì càng phức tạp và dễ xảy ra rủi ro. Trong mọi trường hợp, nếu ngân hàng xác định sai người ủy quyền thì đều phải chịu rủi ro.
Pháp luật ngân hàng quy định phải xuất trình và kiểm tra giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người giao dịch. Ví dụ như quy định: Nếu bên thụ hưởng hoặc người chuyển tiền là cá nhân, khi đến nhận hoặc chuyển tiền phải xuất trình giấy tờ tùy thân (giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hợp pháp khác). Trong trường hợp được ủy quyền thì xuất trình thêm văn bản ủy quyền phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu là người đại diện cho tổ chức thì còn phải xuất trình thêm giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp cho tổ chức đó.
Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email [email protected] để được giải đáp. Trân trọng!
Link nội dung: https://luathoanhut.vn/mau-giay-uy-quyen-giao-dich-voi-ngan-hang-nam-2024-moi-nhat-a23084.html