Lào Cai là một tỉnh vùng cao thuộc vùng Tây Bắc Bộ của Việt Nam. Tỉnh Lào Cai giáp ranh giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc. Trung tâm hành chính của tỉnh Lào Cai là thành phố Lào Cai, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 296 km đường sắt và 345 km đường bộ. Tỉnh Lào Cai có vị trí địa lý tiếp giáp như sau: Phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía tây giáp tỉnh Lai Châu, phía nam giáp tỉnh Yên Bái, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Đường biên giới của Lào Cai với Trung Quốc dài khoảng 182 km. Tỉnh Lào Cai nổi tiếng với du lịch và ẩm thực mang đậm bản sắc người dân tộc miền núi.
Các sản phẩm OCOP tại Lào Cai hiện nay đã xuất hiện tại các siêu thị lớn gồm: Co.opmart, Satrafoods, MM Mega, AEON, GO!, EMART, Winmart, GS25... và một số sản phẩm của tỉnh đã được đưa lên sàn thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Alibaba... Tính đến hết năm 2023, tỉnh Lào Cai có tổng 196 sản phẩm OCOP đạt chuẩn, bao gồm 10 sản phẩm OCOP 4 sao và 186 sản phẩm OCOP 3 sao thuộc 94 chủ thể khác nhau.
Một số sản phẩm OCOP của Lào Cai đạt chuẩn gồm: Chè Ô Long của Công ty TNHH chè Đại Hưng, Chocolate Detox của Công ty TNHH MTV TraphacoSapa, Mật ong núi đá của HTX Nậm Dù Xuân Quang, Rượu trắng Pansipan của Cơ sở sản xuất rượu thủ công Tiền Phong, Thịt lợn hun khói A Sử của Hộ kinh doanh Hoàng Văn Sử, Khẩu rang Nalo của Tổ hợp tác Sản xuất cốm thôn Nalo, Dứa Mường Khương của HTX Thịnh Phong, Hồng ngâm Tân Thượng của HTX Nông, lâm nghiệp và Dịch vụ Tân Thượng, Cốm bản Trung của THT cốm Bản Trung, Trà Shan tuyết cổ thụ A Mú Sung của HTX Sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp A Mú Sung, Rượu nếp cái Nga Cừ của Cơ sở sản xuất rượu Tây Bắc, Cốm Hợp Thành của THT sản xuất cốm xã Hợp Thành, Ổi lê Thống Nhất của THT sản xuất ổi xã Thống Nhất, Chuối sấy dẻo Tây Bắc của HTX Nông nghiệp CNC Fanxifarm, Ngọn su su Sa Pa của HTX Nông nghiệp Hoa Đào...
Dấu hiệu được bảo hộ làm nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP tại Lào Cai bao gồm:
- Dấu hiệu hình
- Dấu hiệu chữ
- Dấu hiệu kết hợp
- Dấu hiệu âm thanh
Các loại nhãn hiệu đăng ký bảo hộ cho các sản phẩm, dịch vụ OCOP bao gồm: nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu tập thể.
Mỗi đơn đăng ký nhãn hiệu chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ cho một nhãn hiệu và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với nhãn hiệu nêu trong đơn.
Nhãn hiệu là muốn được bảo hộ thì phải đáp ứng điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ, cụ thể:
- Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;
- Nhãn hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm OCOP tại Lào Cai bao gồm các tài liệu sau đây:
- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 08 Phụ lục 1 của Nghị định 65/2023/NĐ-CP
Lưu ý: Danh mục các hàng hoá/dịch vụ trong tờ khai phải được phân nhóm phù hợp với bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ (theo Thoả ước Nice lần thứ 12-2024);
- 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm;
- Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
- Chứng từ nộp phí, lệ phí;
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
- Danh sách thành viên thuộc tập thể;
- Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù;
- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
- Các tài liệu khác (nếu có).
Thời hạn xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ theo trình tự sau:
- Nộp đơn => Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam tiếp nhận đơn.
- Thẩm định hình thức: 01 tháng
- Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
- Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
- Thông báo kết quả.
Trong thực tế thời gian thẩm định này có thể kéo dài dựa theo tình trạng thực tế của hồ sơ và việc thẩm định đơn của Cục Sở hữu trí tuệ.
Phí và lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP tại Lào Cai bao gồm các khoản phí sau đây:
- Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
- Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
- Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
- Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ
- Phí phân loại hàng hóa, dịch vụ: 100.000VNĐ/01 phân loại hàng hóa, dịch vụ (nếu có).
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
Kết thúc thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu cần nộp gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nếu muốn tiếp tục được bảo hộ nhãn hiệu đó tại Việt Nam. Yêu cầu gia hạn cần được nộp trong vòng 6 tháng trước khi hết thời hạn bảo hộ. Yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn, trong vòng 6 tháng sau khi văn bằng bảo hộ hết hạn với điều kiện người nộp đơn cần nộp phí gia hạn muộn. Nếu kết thúc thời hạn bảo hộ mà nhãn hiệu không được gia hạn, hiệu lực bảo hộ nhãn hiệu đó sẽ chấm dứt.
Đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP tại Lào Cai là một bước quan trọng để các cá nhân, doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu và tài sản trí tuệ của mình. Để được hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu tại Lào Cai, đăng ký nhãn hiệu tại các tỉnh thành khác của Việt Nam hoặc đăng ký nhãn hiệu tại thị trường quốc tế, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua các kênh sau:
Kênh liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ về các vấn đề pháp luật khác: Gửi yêu cầu dịch vụ qua email: [email protected] hoặc gọi ngay tổng đài tư vấn chuyên môn số: 1900.868644.
Link nội dung: https://luathoanhut.vn/dang-ky-nhan-hieu-cho-san-pham-ocop-tai-lao-cai-nhu-the-nao-a23469.html