Mẫu đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Bài viết sau đây xin gửi đến bạn đọc nội dung "Mẫu đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ", hy vọng bài viết sẽ mang đến thông tin hữu ích cho bạn đọc.

1. Quy định về đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Mẫu đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 13/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 13/2020/TT-BTC) như sau:

Người nộp Đơn đề nghị gửi hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đến Tổng cục Hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, gồm:

+ Đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo mẫu số 01 - ĐĐN/SHTT/2020 Phụ lục ban hành kèm Thông tư này;

+ Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp như Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp; hoặc tài liệu khác chứng minh quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam như Ghi nhận bảo hộ Đăng ký quốc tế nhãn hiệu... hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng hoặc tài liệu khác chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng.

 

2. Mẫu đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

ĐƠN ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA, GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CÓ YÊU CẦU BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
(APPLICATION OF REQUEST FOR CONTROL AND SUPERVISION ON IMPORT - EXPORT GOODS REQUESTED TO PROTECTION ON INTELLECTUAL PROPERTY)

Kính gửi/To: Tổng Cục Hải quan………………………………………………………………

Căn cứ quy định tại Điều 216, 217, 219Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 06 năm 2009; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ ngày 14 tháng 6 năm 2019/
Pursuant to regulation at Articles 216, 217, 219 of Law on Intellectual Property dated 29 November 2005, Law on amending and supplementing some articles of the Law on Intellectual Property dated 19 June 2009, Law on amending and supplementing some articles of the Law on Insurance Business, Law on Intellectual Property dated 14 June 2019;

Căn cứ quy định tại Điều 73, Điều 74 Luật Hải quan ngày 23 tháng 06 năm 2014/
Pursuant to regulation at Articles 73 and 74 of Law on Customs dated 23 June 2014;

Căn cứ Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; kiểm soát hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Thông tư số 13/2020/TT-BTC ngày 06 tháng 3 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 13/2015/TT-BTC/
Pursuant to Circular No 13/2015/TT-BTC dated 30/01/2015 of Ministry of Finance promulgating control, supervision and temporary suspension of doing customs procedures for export and import goods already requested for IP Protection; anti-counterfeit and goods violating IP Rights, Ciruclar No 13/2020/TT-BTC dated 06/3/2020 on amending and supplementing some articles of the Circular No 13/2015/TT-BTC;

Người ký tên dưới đây đề nghị cơ quan Hải quan tiến hành các biện pháp kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ đối với lô hàng bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo các nội dung sau:/
The undersigned requests Customs Administration to, under the Law on Intellectual Property, implement the measures of examining and supervising import goods and export goods of the shipment being suspected of violating Intellectual Property Rights including the following content: .             

1. Người nộp đơn/Applicant:

- Tên/Full name: (ví dụ: Nguyễn Văn A) .....................

- Số chứng minh thư/căn cước công dân/hộ chiếu (nếu là cá nhân)/ID No./passport No. (in case of individual): (ví dụ: 00107400xxxx) ..............................

- Địa chỉ/Address: (ví dụ: số 3xx đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội) ..............................

- Điện thoại/Telephone: (ví dụ: 0989062xxx) ..............................            Fax: - E-mail/Website: ..............................

2. Chủ sở hữu quyền/IP owner:

- Tên/Full name: (ví dụ: Nguyễn Văn A)..............................

- Số chứng minh thư/căn cước công dân/hộ chiếu (nếu là cá nhân): ID No./passport No. (in case of individual): (ví dụ: 00107400xxxx) ..............................

- Địa chỉ/Address: (ví dụ: số 3xx đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội) ..............................

- Điện thoại/Telephone: (ví dụ: 0989062xxx) ..............................                    Fax: - E-mail/Website: ..............................

3. Quyền sở hữu trí tuệ có yêu cầu bảo hộ (ghi rõ là: quyền tác giả/quyền liên quan đến quyền tác giả/nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý...):
IP rights for protection (clearly indicate: copyrights/related rights/trademarks/geographic indicators, etc):

- Tên văn bằng bảo hộ/Name of IP Right Certificate: (ví dụ: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu)..............................

- Số/No: (ví dụ: 346xxx)..............................                     Ngày cấp văn bằng bảo hộ/Date of issue: (ví dụ: 01/01/2018)..............................

- Cơ quan cấp văn bằng bảo hộ/Office of issue: (ví dụ: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam)..............................

- Thời hạn có hiệu lực của văn bằng bảo hộ/Expiration: (ví dụ: 01/01/2017)..............................

4. Phạm vi yêu cầu bảo hộ (ghi rõ là trong phạm vi toàn quốc hay tại đơn vị Hải quan cụ thể):
Area for IP protection (clearly indicate: throughout the country or at specific Customs Administration):

.................................................................................................................................................................

5. Danh mục hàng hóa có yêu cầu bảo hộ (người nộp đơn tự xác định và cung cấp để hỗ trợ cho cơ quan Hải quan trong quá trình phối hợp):
List of goods for IP protection (applicant himself to identify and provide in order to assist Customs Administration in the process of co-operation.):

- Tên hàng/Name of goods: ..............................

- Mã HS (8 số)/HS code (08 digits): ..............................

6. Tài liệu gửi kèm (Đánh dấu x vào loại giấy tờ nộp kèm):
Accompanied documents (mark x at the accompanied document submitted):

- Văn bằng bảo hộ/Intellectual Property Right Certificate;

- Mô tả chi tiết hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ/Description of goods infringing intellectual property rights;

- Ảnh chụp/Photos;

- Các đặc điểm phân biệt hàng thật với hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ/Characteristics of distinguishing genuine goods from goods infringing on intellectual property rights;

- Danh sách người xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp hàng hóa/List of legal goods importer(s) and/or export(s);

- Danh sách người xuất khẩu, nhập khẩu có khả năng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ /List of importers) and/or export(s) suspected of infringing intellectual property rights;

- Văn bản ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền nộp đơn/Power of Attorney or Contract of Attorney;

- Chứng từ nộp phí/ Receipt of payment.

Họ tên, chữ ký của người nộp đơn và đóng dấu (nếu có)
Full name, signature of the applicant and seal (if any)

 

3. Xử lý hồ sơ sau khi nhận đủ hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan hải quan

Sau khi nhận đủ hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định, cơ quan hải quan phải thực hiện kiểm tra các nội dung sau đây:

- Xem xét tư cách pháp lý của người nộp Đơn đề nghị theo quy định của pháp luật;

- Xem xét sự phù hợp giữa nội dung Đơn với các tài liệu gửi kèm; thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

- Kiểm tra ảnh chụp phù hợp với nội dung quyền sở hữu trí tuệ có yêu cầu bảo vệ hoặc nội dung tố cáo hành vi vi phạm;

- Kiểm tra nội dung ủy quyền phù hợp với quy định của pháp luật;

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc có thiếu sót, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan hải quan có văn bản thông báo cho người nộp Đơn đề nghị để nộp bổ sung.

Nếu hồ sơ hợp lệ, Cơ quan Hải quan triển khai kiểm tra, giám sát hàng hóa theo yêu cầu của người đề nghị.

(Quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 13/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi điểm a khoản 5 Điều 1 Thông tư 13/2020/TT-BTC)).

 

4. Các trường hợp từ chối nhận đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ bị từ chối tiếp nhận trong các trường hợp sau:

- Người nộp Đơn đề nghị không đủ tư cách pháp lý nộp đơn theo quy định của pháp luật;

- Nội dung Đơn đề nghị và tài liệu gửi kèm không phù hợp, thống nhất;

- Trong thời gian xử lý Đơn đề nghị, cơ quan hải quan nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền thông báo về việc tranh chấp, khiếu nại về chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

- Hồ sơ nộp bổ sung quá thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan gửi thông báo nộp bổ sung theo quy định.

(Quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 13/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi điểm b khoản 5 Điều 1 Thông tư 13/2020/TT-BTC)).

Trên đây là bài viết của Luật Hòa Nhựt, nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bài viết hoặc có nhu cầu được tư vấn pháp luật, xin vui lòng gửi yêu cầu tư vấn đến email: [email protected] hoặc gọi trực tiếp đến hotline 1900.868644. Xin trân trọng cảm ơn!

Link nội dung: https://luathoanhut.vn/mau-don-de-nghi-kiem-tra-giam-sat-hang-hoa-xuat-nhap-khau-co-yeu-cau-bao-ho-quyen-so-huu-tri-tue-a23473.html