Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm OCOP tại Vĩnh Long như thế nào?

Đăng ký nhãn hiệu là một bước quan trọng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm OCOP tại tỉnh Vĩnh Long. Cùng Luật Hòa Nhựt tìm hiểu về bảo hộ nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP tại Vĩnh Long qua nội dung bài viết sau đây:

1. Giới thiệu về các sản phẩm OCOP tại Vĩnh Long

Tỉnh Vĩnh Long là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thuộc miền Nam bộ Việt Nam. Tỉnh Vĩnh Long có vị trí nằm giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Long là sông Tiền và sông Hậu. Vị trí các mặt tiếp giáp của Vĩnh Long như sau: Phía đông giáp Bến Tre, phía đông nam giáp Trà Vinh, phía Tây giáp Cần Thơ, phía tây bắc giáp Đồng Tháp, phía đông bắc giáp Tiền Giang, phía tây nam giáp Hậu Giang và Sóc Trăng. Tỉnh lỵ Vĩnh Long là Thành phố Vĩnh Long nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 100 km về phía Nam theo Quốc lộ 1, cách Cần Thơ 33 km về phía Bắc theo Quốc lộ 1. 

Hiện nay Vĩnh Long là tỉnh nông nghiệp với nhiều sản phẩm trái cây và các làng nghề nổi tiếng, là lợi thế triển khai chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP). Các sản phẩm của Vĩnh Long đã và đang từng bước chinh phục thị trường tiêu dùng Việt Nam và vươn ra quốc tế. Đến năm 2023, toàn tỉnh Vĩnh Long đã công nhận 98 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 4 và 3 sao của 60 chủ thể được phân bổ đều tại các địa phương trong tỉnh. Với thế mạnh về nông nghiệp, các sản phẩm của Vĩnh Long đã khẳng định được giá trị của chúng, tạo nên vị thế thương hiệu riêng trên thị trường. Có thể kể đến một số sản phẩm tiêu biểu như: bưởi Năm Roi Bình Minh, sầu riêng Ri6, chôm chôm Bình Hòa Phước, cam sành Tam Bình, khoai lang Bình Tân… Nhờ đó, tỉnh đã phát huy được thế mạnh về nguyên liệu địa phương, kinh nghiệm lao động, văn hóa và tri thức bản địa.

 

2. Sự cần thiết của việc đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP tại Vĩnh Long

Việc đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP của Vĩnh Long sẽ mang đến cho các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh nhiều lợi ích quan trọng:

- Là căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu cho cá nhân, tổ chức kinh doanh. Việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ sẽ giúp chủ sở hữu được độc quyền sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam, đặc biệt là ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm với với nhãn hiệu đã được bảo hộ. Điều này giúp bảo vệ và đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của chủ thương hiệu, chống hàng giả hàng nhái và từ đó phát triển thương hiệu và nâng cao danh tiếng cho chủ sở hữu kinh doanh.

- Là cơ sở chứng tỏ chất lượng và xuất xứ của sản phẩm. Sản phẩm đạt chuẩn OCOP thì phải đạt tiêu chuẩn theo bộ tiêu chí đánh giá OCOP, do đó đã đạt tiêu chí khắt khe về chất lượng, chỉ dẫn nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nhờ đó tạo niềm tin từ phía người tiêu dùng và nâng cao giá trị thương hiệu của sản phẩm, là cốt lõi giữ chân khách hàng và có vai trò quan trọng trong thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Nhãn hiệu đã đăng ký sẽ góp phần tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh và góp phần bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng tại Việt Nam và quốc tế có thể chọn mua sản phẩm từ thương hiệu yêu thích, được sử dụng sản phẩm có chất lượng cao, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

- Chủ sở hữu sẽ được địa phương tạo điều kiện hỗ trợ phát triển, theo tính sách phát triển kinh tế chung của đất nước.

 

3. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP tại Vĩnh Long

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được gọi là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. 

Kết thúc thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu văn bằng bảo hộ cần nộp đơn yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nếu muốn tiếp tục được độc quyền sử dụng nhãn hiệu đó tại Việt Nam. Yêu cầu gia hạn này cần được nộp trong thời hạn 6 tháng trước khi hết thời hạn bảo hộ. Yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn, nhưng không quá 6 tháng sau khi văn bằng bảo hộ hết hạn với điều kiện người nộp đơn cần nộp phí gia hạn muộn theo quy định về nộp phí, lệ phí. Nếu kết thúc thời hạn bảo hộ mà nhãn hiệu không được nộp yêu cầu gia hạn thì việc bảo hộ nhãn hiệu đó tại Việt Nam sẽ kết thúc.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể được cấp dưới dạng giấy hoặc dạng điện tử theo yêu cầu của người nộp đơn.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP tại Vĩnh Long có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

 

4. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP tại Vĩnh Long 

Nhãn hiệu đăng ký cho các sản phẩm OCOP tại Vĩnh Long có thể là một trong hai loại hình sau: Nhãn hiệu thông thường hoặc nhãn hiệu tập thể.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm OCOP tại tỉnh Vĩnh Long bao gồm các tài liệu sau đây:

- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 08 Phụ lục 1 của Nghị định 65/2023/NĐ-CP. 

- 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm;

- Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp Luật Minh Khuê);

- Chứng từ nộp phí, lệ phí;

Trường hợp đăng ký nhãn hiệu tập thể, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký nhãn hiệu cần phải có thêm các tài liệu sau:

- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;

- Danh sách thành viên thuộc tập thể;

- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương (nếu nhãn hiệu đăng ký có chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

- Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký có chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù;

- Các tài liệu khác (nếu có).

Lưu ý: Danh mục các hàng hoá/dịch vụ trong tờ khai phải được phân  nhóm phù hợp với Bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu (theo Thoả ước Nice lần thứ 12-2024). Mọi tài liệu nêu trong đơn phải được làm bằng tiếng Việt. Một số tài liệu nhất định ví dụ như giấy ủy quyền, tài liệu chứng minh quyền ưu tiên... có thể được làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt và nộp kèm theo bản gốc 01 bản dịch tiếng Việt của tài liệu đó.

 

5. Lệ phí đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP tại Vĩnh Long

Khi nộp hồ sơ đăng ký người nộp đơn cần nộp các khoản lệ phí và phí thẩm định dưới đây để Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, đánh giá nhãn hiệu có đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ hay không và gia quyết định về việc bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam. Các khoản phí này bao gồm:

- Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng

- Phí công bố đơn: 120.000 đồng

- Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 180.000 đồng/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

- Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 đồng/01 sản phẩm, dịch vụ

- Phí phân loại nhóm sản phẩm, dịch vụ: 100.000 đồng/01 nhóm phân loại (Trường hợp người nộp đơn không tự phân loại hoặc phân loại không chính xác thì cần nộp khoản phí này cho Cục Sở hữu trí tuệ)

- Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

- Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000 đồng/01 sản phầm, dịch vụ.

 

Đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP tại tỉnh Vĩnh Long là một bước quan trọng để các cá nhân, doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu và tài sản trí tuệ của mình. Để được hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu tại Vĩnh Long, đăng ký nhãn hiệu tại các tỉnh thành khác của Việt Nam hoặc đăng ký nhãn hiệu tại thị trường quốc tế, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua các kênh sau:

Kênh tư vấn và hỗ trợ về các vấn đề pháp luật khác: Gửi yêu cầu dịch vụ qua email: [email protected] hoặc gọi ngay tổng đài tư vấn chuyên môn số: 1900.868644.

Link nội dung: https://luathoanhut.vn/dang-ky-nhan-hieu-cho-san-pham-ocop-tai-vinh-long-nhu-the-nao-a23477.html