Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm OCOP tại Đắk Nông như thế nào?

Đắk Nông hay còn gọi là Dak Nông, là một tỉnh nằm ở cửa ngõ phía tây nam vùng Tây Nguyên của Việt Nam. Tỉnh Đắk Nông nổi tiếng với nhiều đặc sản có thể thưởng thức tại chỗ và mua về làm quà khi đi du lịch. Bảo hộ thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản tại Đắk Nông đang được các tổ chức kinh doanh tại địa phương hết sức quan tâm.

1. Một số sản phẩm OCOP tại tỉnh Đắk Nông

Tỉnh Đắk Nông nổi tiếng với một số loại đặc sản nông nghiệp và phát triển du lịch cộng đồng. Bắt kịp theo xu thế và sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0 và hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào quá trình sản xuất, kinh doanh, quảng bá, kết nối và tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng tầm sản phẩm OCOP. Thời gian qua, các địa phương đã đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động cũng như tạo điều kiện để cho các hộ dân có thể phát huy được nội lực của mình trong hoạt động kinh tế. Cùng với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất cũng là chủ thể của Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP. Việc thực hiện theo chương trình mục tiêu quốc gia OCOP của tỉnh Đắk Nông đến nay đã đạt được một số thành tựu.

Một số sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh Đắk Nông là: Cà phê chồn Ngọc Châu của hộ kinh doanh Tấn Lực; Cà phê bột Rừng Lạnh của HTX Đoàn Kết; Yến sào Phố Thảo của hộ kinh doanh Nguyễn Thị Thảo; Hạt tiêu đen hữu cơ của HTX Nông nghiệp hữu cơ Đắk Nông; Mắc ca Hồng Phát của Công ty TNHH thương mại sản xuất Hồng Phát; Hạt mắc ca Mơ Nông, Hạt mắc ca rang sấy Thịnh Phát; Rong biển kẹp hạt của Công ty TNHH MTV thương mại và dịch vụ An Phát; Sầu riêng của Trang trại Gia Trung; Hạt macca Minh Phong; Gạo ST24, ST25 là những sản phẩm OCOP đặc trưng nổi bật của huyện Krông Nô; Cam sành núi lửa và quýt đường núi lửa HTX Sản xuất Nông lâm nghiệp hữu cơ Quảng Phú (Krông Nô)...

 

2. Các dấu hiệu được bảo hộ nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP tại Đắk Nông

Dấu hiệu nhận diện thương mại cho các sản phẩm, dịch vụ OCOP tại Đắk Nông có thể được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu thông thường hoặc nhãn hiệu tập thể theo quy định về thủ tục đăng ký nhãn hiệu của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành. Các loại dấu hiệu được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP tại Đắk Nông bao gồm:

- Dấu hiệu chữ

- Dấu hiệu hình

- Dấu hiệu âm thanh

- Dấu hiệu kết hợp

Đồng thời, nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa. Các dấu hiệu tạo thành nhãn hiệu phải được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 74.2 Luật Sở hữu trí tuệ.

 

3. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP tại Đắk Nông

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm OCOP tại Đắk Nông bao gồm các tài liệu sau đây:

- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu: Mẫu số 08 Phụ lục 1 của Nghị định 65/2023/NĐ-CP;

- Danh mục nhóm sản phẩm, dịch vụ gắn với nhãn hiệu cần liệt kê trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu và phân loại theo Bảng phân loại quốc tế NICE về phân loại sản phẩm, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu.

- 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký và trình bày kích thước không quá 8x8 cm);

- Giấy uỷ quyền theo Mẫu Luật Minh Khuê (trong trường hợp nộp đơn đăng ký nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

- Chứng từ nộp phí, lệ phí;

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:

- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể và danh sách thành viên thuộc tập thể;

- Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù;

- Văn bản cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương) của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Các tài liệu khác (nếu có).

 

4. Yêu cầu về tài liệu trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm OCOP tại Đắk Nông

Khi chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm OCOP tại Đắk Nông, cá nhân tổ chức cần lưu ý các điểm sau đây:

- Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với nhãn hiệu nêu trong đơn;

- Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với một số tài liệu nhất định được chấp nhận theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ mà làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định thì phải được dịch ra tiếng Việt;

- Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;

- Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;

- Mọi tài liệu đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, theo phông chữ Times New Roman, chữ không nhỏ hơn cỡ 13, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn.

- Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sữa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sữa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;

- Thuật ngữ dùng trong đơn phải thống nhất và là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam);

- Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.

 

5. Chi phí đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP tại Đắk Nông

Khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, tổ chức và doanh nghiệp tại Đắk Nông cần nộp các khoản lệ phí và phí thẩm định dưới đây để Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam xem xét, đánh giá nhãn hiệu có đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ hay không và ra quyết định về việc bảo hộ nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP của Đắk Nông tại lãnh thổ Việt Nam. Các khoản phí trên bao gồm:

- Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng

- Phí công bố đơn: 120.000 đồng

- Phí phân loại nhóm sản phẩm, dịch vụ: 100.000 đồng/01 nhóm phân loại (Trường hợp người nộp đơn không tự phân loại hoặc phân loại không chính xác thì cần nộp khoản phí này cho Cục Sở hữu trí tuệ)

- Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 180.000 đồng/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

- Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 đồng/01 sản phẩm, dịch vụ

- Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

- Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000 đồng/01 sản phầm, dịch vụ.

Để thực hiện dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm OCOP ở Đắk Nông của Luật Hòa Nhựt, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các cách sau:

Email: gửi  yêu cầu dịch vụ qua email: [email protected] hoặc qua 1900.868644 để được hỗ trợ các vấn đề pháp luật khác.

Link nội dung: https://luathoanhut.vn/dang-ky-nhan-hieu-cho-san-pham-ocop-tai-dak-nong-nhu-the-nao-a23482.html