Căn cứ theo quy định tại Điều 471Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về họ, hụi, biêu, phường như sau:
- Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.
- Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này.
- Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.
Theo đó bản chất thì chơi hụi có hợp pháp, tuy nhiên nếu việc chơi hụi có phát sinh lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
Căn cứ theo quy định tại Điều 91 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015quy định về nghĩa vụ chứng minh như sau:
- Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp sau đây:
+ Người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
+ Đương sự là người lao động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao nộp được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử dụng lao động quản lý, lưu giữ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ đó cho Tòa án.
Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người sử dụng lao động;
+ Các trường hợp pháp luật có quy định khác về nghĩa vụ chứng minh.
- Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải thể hiện bằng văn bản và phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho sự phản đối đó.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc khởi kiện, yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên chủ hụi tự mình thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đòi lại số tiền chơi hụi bị giật là có căn cứ và hợp pháp.
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định về nội dung văn bản thỏa thuận về dây hụi:
- Văn bản thoả thuận về dây hụi có những nội dung chủ yếu sau đây:
+ Họ, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hụi chiếu; ngày, tháng, năm sinh; nơi cư trú của chủ hụi (nơi chủ hụi thường xuyên sinh sống hoặc nơi đang sinh sống nếu không xác định được nơi thường xuyên sinh sống);
+ Số lượng thành viên, hụi, tên, số chứng minh nhân dân hụiặc số căn cước công dân hụiặc số hụi chiếu, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của từng thành viên;
+ Phần hụi;
+ Thời gian diễn ra dây hụi, kỳ mở hụi;
+ Thể thức góp hụi, lĩnh hụi.
- Ngoài các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều này, văn bản thỏa thuận về dây hụi có thể có những nội dung sau đây:
+ Mức hưởng hoa hồng của chủ hụi trong hụi hưởng hoa hồng;
+ Lãi suất trong hụi có lãi;
+ Trách nhiệm ký quỹ hoặc biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác của chủ hụi;
+ Việc chuyển giao phần hụi;
+ Gia nhập, rút khỏi, chấm dứt dây hụi;
+ Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ;
+ Nội dung khác theo thỏa thuận.
Lưu ý:
- Chủ họ phải lập và giữ sổ hụi, trừ trường hợp có thỏa thuận về việc một thành viên lập và giữ sổ hụi. Trường hợp dây hụi không có chủ họ thì các thành viên chơi hụi thỏa thuận giao cho một thành viên lập và giữ sổ hụi.
- Sổ hụi có các nội dung sau đây:
+ Các nội dung của thỏa thuận về dây hụi quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị định này;
+ Ngày góp phần hụi, số tiền đã góp hụi của từng thành viên;
+ Ngày lĩnh hụi, số tiền đã lĩnh hụi của thành viên lĩnh hụi;
+ Chữ ký hoặc điểm chỉ của thành viên chơi hụi khi góp hụi và lĩnh hụi;
+ Các nội dung khác liên quan đến hoạt động của dây hụi.
Căn cứ theo quy định trên, chủ hụi nên có văn bản thỏa thuận về dây hụi và sổ hụi để tiện trong việc làm chứng cứ sau này.
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định về mức lãi suất trong trường hợp chậm góp, chậm giao tiền hụi như sau:
- Trường hợp đến kỳ mở họ mà chủ họ không giao hoặc giao không đầy đủ các phần họ cho thành viên được lĩnh họ, thành viên chưa lĩnh họ không góp phần họ hoặc góp phần họ không đầy đủ thì phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
Lãi suất phát sinh do chậm góp hoặc chậm giao phần họ được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này của số tiền chậm trả trên thời gian chậm trả, nếu không có thỏa thuận thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này của số tiền chậm trả trên thời gian chậm trả.
- Trường hợp đến kỳ mở họ mà thành viên đã lĩnh họ không góp phần họ hoặc góp phần họ không đầy đủ thì phải trả lãi như sau:
+ Trường hợp họ không có lãi, lãi suất được xác định theo thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này của số tiền chậm góp họ trên thời gian chậm góp, nếu không có thỏa thuận thì lãi suất được xác định bằng 50%/năm mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này của số tiền chậm góp trên thời gian chậm góp.
+ Trường hợp họ có lãi, lãi suất được xác định theo mức quy định tại khoản 5 Điều 466 của Bộ luật dân sự đối với họ có lãi.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Các văn bản, sổ sách chủ hụi nên có để làm chứng cứ khi có tranh chấp xảy ra? mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email:[email protected] để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!
Link nội dung: https://luathoanhut.vn/cac-van-ban-so-sach-chu-hui-nen-co-de-lam-chung-cu-khi-co-tranh-chap-xay-ra-a23614.html