Trước tiên phải hiểu được khái niệm Công đoàn là gì? Căn cứ theo Điều 1 của Luật Công đoàn 2012quy định:
“Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Căn cứ vào Điều khoản trên ta hiểu: công đoàn bản chất chính là đại diện của giai cấp công nhân và có tính quần chúng. Ngoài ra công đoàn còn có ba chức năng chính đó là
- Đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng;
- Tham gia quản lý;
- Tuyên truyền vận động, giáo dục người lao động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Công đoàn được thành lập dựa trên sự tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Từ những chức năng đó có thể thấy, Công đoàn hoạt động với mục đích chính là chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động, mà người lao động này hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế- xã hội.....
Ban Chấp hành Công đoàn chính là đại diện của đoàn viên và những người lao động tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; là cơ quan đại diện nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động. Trong trường hợp nếu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập ban chấp hành công đoàn cơ sở thì Ban chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở sẽ thực hiện quyền và trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động khi người lao động ở đó yêu cầu.
Từ khái niệm nêu tại mục 1 và các căn cứ quy định từ Điều 10 đến Điều 17 Luật Công đoàn 2012 thì quyền và trách nhiệm của công đoàn như sau:
* Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động:
- Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động.
- Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể.
- Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động.
- Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
- Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.
- Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.
- Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.
- Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền.
- Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động.
- Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.
* Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội:
- Tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về kinh tế - xã hội, lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động và chính sách, pháp luật khác liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.
- Phối hợp với cơ quan nhà nước nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật bảo hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn, vệ sinh lao động.
- Tham gia với cơ quan nhà nước quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động, tập thể người lao động theo quy định của pháp luật.
- Tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Phối hợp tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
* Trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị xây dựng chính sách, pháp luật:
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnh ra trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Công đoàn các cấp có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.
* Tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị:
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chủ tịch công đoàn các cấp có quyền, trách nhiệm tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị của các cơ quan, tổ chức hữu quan cùng cấp khi bàn và quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động.
* Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp:
- Tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về lao động, công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ, chính sách, pháp luật khác có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Khi tham gia, phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát, Công đoàn có quyền sau đây:
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu và giải trình những vấn đề có liên quan;
+ Kiến nghị biện pháp sửa chữa thiếu sót, ngăn ngừa vi phạm, khắc phục hậu quả và xử lý hành vi vi phạm pháp luật;
+ Trường hợp phát hiện nơi làm việc có yếu tố ảnh hưởng hoặc nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng người lao động, Công đoàn có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp khắc phục, bảo đảm an toàn lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động.
* Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động:
- Tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.
- Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
* Phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở
- Công đoàn có quyền, trách nhiệm phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm cử cán bộ công đoàn đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
* Quyền, trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với người lao động ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở:
Ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động khi được người lao động ở đó yêu cầu.
Tờ trình bầu bổ sung ban chấp hành công đoàn là một loại văn bản nhằm giải trình và đề nghị cơ quan có thẩm quyền công nhận ban chấp hành công đoàn, từ đó bổ sung thêm ban chấp hành công đoàn để có thể đi vào việc hoạt động các quyền và nghĩa vụ theo quy định.
Tờ trình bầu bổ sung ban chấp hành công đoàn, đề nghị bổ sung uỷ viên ban chấp hành cũng như bầu bổ sung các chức danh khác của BCH công đoàn hoàn thiện và đầy đủ sẽ gồm có các thông tin sau:
- Đầu tiên là quốc hiệu, tiêu ngữ: Thông tin Liên đoàn lao động và công đoàn cơ sở cùng quốc hiệu tiêu ngữ được trình bày trên cùng văn bản, cân đối ở hai phía bên trái và bên phải văn bản.
- Tiêu đề tờ trình gi chữ in hoa, bôi đậm và được căn giữa văn bản: Ví dụ TỜ TRÌNH VỀ VIỆC ĐỀ NGHỊ BỔ SUNG BCH CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT X. Ghi rõ căn cứ để làm tờ trình bầy bổ sung BCH công đoàn: Ví dụ căn cứ Luật công đoàn 2012, Điều lệ công đoàn Việt nam...
- Tiếp theo, các căn cứ để làm tờ trình bầu bổ sung ban chấp hành công đoàn như Điều lệ Công đoàn Việt Nam, kết quả bầu bổ sung Ban chấp hành CĐCS...
- Lời đề nghị thường vụ Liên đoàn Lao động quận/huyện quản lý của CĐCS công nhận các chức danh được bầu bổ sung như: Uỷ viên BCH Công đoàn, Chủ tịch, Phó chủ tịch...
- Thông tin họ tên của các cá nhân được bầu bổ sung và chức danh.
- Cuối cùng là nơi nhận văn bản cùng chữ ký xác nhận của đại diện BCH Công đoàn.
TỜ TRÌNH Nhiệm kỳ: 2023 - 2028 Kính gửi: Liên đoàn Lao động Quận/Huyện: Ví dụ: Liên đoàn Lao động huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định - Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa X 2021.
Ban Chấp hành CĐCS xã Giao Hương kính đề nghị ban Thường vụ Liên đoàn lao động quận/huyện Giao Thủy chuẩn y bổ sung Ban chấp hành Công đoàn (Uỷ viên Ban chấp hành, chức danh Phó Chủ tịch và Chủ tịch) Công đoàn cơ sở xã Giao Hương cho các đồng chí có tên sau đây: Đồng chí: Nguyễn Văn Th: Chủ tịch Công đoàn cơ sở
Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở xã Giao Hương rất mong được sự chấp thuận của Liên đoàn Lao động quận/huyện để các đồng chí có đủ tư cách pháp nhân và hoàn thành công việc được giao./.
|
- Quy định đối với yêu cầu xây dựng trong ban chấp hành
Theo Mục I Hướng dẫn 134/HD-TLĐ năm 2017 quy định yêu cầu xây dựng ban chấp hành công đoàn, cụ thể như sau:
+ Ban chấp hành công đoàn cần có bản lĩnh để đại diện bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của lao động, viên chức, công nhân, đoàn viên
+ Khi xây dựng ban chấp hành công đoàn cần lấy tiêu chuẩn và chất lượng là chính, cùng với đó là cần có cơ cấu và số lượng hợp lý để sự lãnh đạo toàn diện được đảm bảo ở các địa bàn, các cấp, lĩnh vực hoạt động về công đoàn
+ Cấu tạo ban chấp hành cần kết hợp hài hòa giữa 3 độ tuổi, cơ cấu phải trên cơ sở bảo đảm tiêu chuẩn. Những nơi cần cơ cấu ủy viên ban chấp hành, nhưng không lựa chọn được người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì không gò ép giới thiệu người tham gia ban chấp hành.
+ Việc giới thiệu nhân sự phải đảm bảo dân chủ, công khai, đúng quy trình, quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam, hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Đối với ủy viên ban chấp hành cần có tiêu chuẩn chung
Theo đó, ủy viên ban chấp hành đoàn cần có những tiêu chuẩn như sau:
+ Nhiệt tình, tâm huyết trong sự nghiệp xây dựng về tổ chức công đoàn; có bản lĩnh chính trị luôn vững vàng; có tinh thần trong đấu tranh quyền , lợi ích chính đáng, hợp pháp của lao động, viên chức, công nhân, đoàn viên; có uy tín và phương pháp để hoạt động quần chúng cùng khả năng về đoàn kết tập hợp đoàn viên đông đảo
+ Có năng lực trong tham gia xây dựng, cùng tổ chức thực hiện tốt những chính sách pháp luật từ nhà nước, nghị quyết của Đảng đối với việc công tác công đoàn đồng thời tham gia quyết định những chủ trương công tác từ ban chấp hành công đoàn. Ngoài ra, cần có kiến thức trong quản lý kinh tế, xã hội
+ Có sức khỏe tốt để có thể hoàn thành nhiệm vụ; không tham nhũng, bao che cho tham nhũng, không lãng phí và có sự kiên quyết trong đấu tranh về tham nhũng và lãng phí.
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong tập thể và tổ chức giao cho, cùng với đó cần có tinh thần trách nhiệm.
+ Có kiến thức tổng hợp trên nhiều lĩnh vực, có năng lực công tác xã hội và khả năng vận động thanh thiếu nhi, am hiểu về tình hình địa phương, đơn vị.
+ Có uy tín và khả năng quy tụ, biết vận động, huy động các nguồn lực của địa phương, đơn vị và xã hội phục vụ cho các hoạt động của tổ chức Đoàn.
+ Trưởng thành từ phong trào Đoàn, Hội, Đội hoặc tham gia hoạt động phong trào thanh thiếu nhi hoặc đã được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ, kiến thức công tác thanh vận.
- Có thời gian tham gia các kỳ họp Ban Chấp hành, khả năng đóng góp ý kiến và tham gia có hiệu quả các hoạt động của Ban Chấp hành.
Trên cơ sở các tiêu chuẩn chung, các cấp bộ đoàn cần cụ thể hóa để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị mình, chú ý các yêu cầu về độ tuổi, năng lực thực tiễn.
Ngoài ra còn rất nhiều những tiêu chuẩn khác đối với Ủy viên ban chấp hành đoàn.
- Điều kiện tham gia trong ban chấp hành
Căn cứ theo tiểu mục 2, tiểu mục 3 Mục A Hướng dẫn 398/HD-TLĐ năm 2012 quy định như sau:
+ Đối với người lần đầu tham gia ban chấp hành: có đủ tuổi từ đó có thể đảm nhiệm từ ít nhất một nhiệm kỳ trong đại hội công đoàn
+ Đối với người tái cử trong ban chấp hành công đoàn: Đầu tiên cần có đủ độ tuổi để có thể công tác ít nhất từ ½ nhiệm kỳ. Nếu còn thời gian công tác ít hơn ½ nhiệm kỳ thì khi đó cấp ủy cùng cấp và công đoàn cấp trên xem xét để đưa ra quyết định
+ Ngoài ra người tham gia BCH cần có lý lịch rõ ràng, có điều kiện để tham gia hoạt động từ ban chấp hành và tham gia hoàn toàn tự nguyện.
Chỉ cần đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn trên thì có thể tham gia ban chấp hành công đoàn.
- Cơ cấu của ban chấp hành công đoàn
Công đoàn cơ sở được tổ chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Ban chấp hành công đoàn có cơ cấu và số lượng hợp lý để đảm bảo về chất lượng và có tính kế thừa, phát triển, khi thực hiện chuẩn bị cần theo quy trình công khai, dân chủ và đúng nguyên tắc.
Chẳng hạn như đối với Công đoàn cơ sở, theo đó, ban chấp hành công đoàn cơ sở có số lượng như sau:
Ban chấp hành công đoàn cơ sở từ 03 đến 15 ủy viên. Nơi có từ 3.000 đoàn viên trở lên có thể tăng thêm nhưng không quá 19 ủy viên. Riêng các công đoàn cơ sở thực hiện thí điểm tăng số lượng ban chấp hành công đoàn cơ sở theo Mục II, Hướng dẫn số 132/HD-TLĐ ngày 17/02/2017 thì giữ nguyên số lượng đến hết nhiệm kỳ.
+ Cơ cấu cần có sự đảm bảo về tiêu chuẩn đối với ủy viên BCH công đoàn, đại diện từ đoàn viên được đảm bảo ở mỗi cấp công đoàn để đáp ứng yêu cầu tổ chức thực hiện tốt, nhưng không làm ảnh hưởng tới chất lượng ủy viên ban chấp hành bị giảm
+ Ban chấp hành công đoàn các cấp cần có 3 độ tuổi để bảo đảm tính kế thừa, phát triển, bao gồm: dưới 40 tuổi phấn đấu đạt 10% trở lên, từ 40 đến 50 tuổi đạt 40% - 50%. Phấu đấu tỉ lệ nữ tham gia ban chấp hành đạt khoảng 20% đối với các đơn vị khai thác hầm lò, khai thác lộ thiên; đạt khoảng 30% đối với các đơn vị khối sàng tuyển, kho vận, phục vụ, phụ trợ; coi trọng cơ cấu đoàn viên ưu tú trực tiếp sản xuất.
Trên đây là bài viết của Luật Hòa Nhựt về Mẫu tờ trình bầu bổ sung ban chấp hành công đoàn mới nhất, nếu có vướng mắc liên quan đến vấn đề nêu tại bài viết, hãy gọi: 1900.868644 để được Luật sư tư vấn qua tổng đài trực tuyến.
Link nội dung: https://luathoanhut.vn/mau-to-trinh-bau-bo-sung-ban-chap-hanh-cong-doan-moi-nhat-a24673.html