1. Án lệ và tiêu chí lựa chọn án lệ?
Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử
Án lệ được lựa chọn phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Có giá trị làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau, phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật quy định cụ thể;
- Có tính chuẩn mực;
- Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
2. Vai trò của án lệ
- Thứ nhất, án lệ chứa đựng quy tắc pháp lý mới, giải pháp pháp lý mới, giải thích những điểm chưa rõ trong các quy phạm pháp luật giúp khắc phục những nhược điểm trong quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Thực tế cho thấy, luật thành văn dù được xây dựng cẩn thận và kỹ lưỡng đến đâu cũng không thể dự đoán được hết những tình huống sẽ xảy ra trong tương lai và luôn có những khoảng trống, lỗ hổng, đặc biệt trong lĩnh vực dân sự. Vì vậy, án lệ góp phần bổ sung giúp cho luật thành văn gắn liền với thực tiễn.
- Thứ hai, vai trò của án lệ trong hoạt động phát triển pháp luật. Án lệ là sản phẩm của hoạt động xét xử, do toà án tạo lập trong quá trình giải quyết các vụ việc cụ thể, được Nhà nước thừa nhận như khuôn mẫu để giải quyết những vụ việc tương tự về sau. Việc thừa nhận và áp dụng án lệ góp phần lấp “những lỗ hổng” của pháp luật và qua đó có sự phát triển của pháp luật.
- Thứ ba,án lệ góp phần bảo đảm thực hiện, bảo vệ quyền con người, quyền công dânvà góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Qua hoạt động lấp “những lỗ hổng” của pháp luật, việc áp dụng án lệ trên thực tế góp phần bảo đảm thực hiện, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam.Công dân sẽ không phải gánh chịu bất lợi hay lo sợ vì không có quy phạm pháp luật điều chỉnh khi tham gia vào quan hệ dân sự hợp pháp. Xây dựng án lệ còn là hoạt động nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, mà hoàn thiện hệ thống pháp luật đang là một trong những tiêu chí quan trọng cho việc hướng tới xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đây là đóng góp to lớn trong việc xây dựng một nhà nước pháp quyền với quan điểm tất cả vì con người và hướng tới con người.
3. Án lệ 61/2023/AL
Án lệ 61/2023/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua vào các ngày 01, 02, 03 tháng 02 năm 2023 và được công bố theo Quyết định 39/QĐ-CA ngày 24 tháng 02 năm 2023 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
3.1 Nguồn án lệ
Quyết định sơ thẩm số 87/2019/QĐST-HNGĐ ngày 24/4/2019 của Tòa án nhân dân huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai về việc “Yêu cầu chấm việc nuôi con nuôi”, người yêu cầu là ông Trần Công T, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là anh Nguyễn Thanh H và chị Trần Thị Thảo T I.
3.2 Vị trí nội dung án lệ:
Đoạn 7, 8 phàn “Nhận định của Tòa án”.
3.3 Khái quát nội dung của án lệ
- Tình huống án lệ:
Cha đẻ, mẹ đẻ và cha nuôi, mẹ nuôi thống nhất giao lại con nuôi chưa thành niên cho cha đẻ, mẹ đẻ tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng; con nuôi có nguyện vọng được về sống với cha đẻ, mẹ đẻ và cha nuôi, mẹ nuôi có yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.
- Giải pháp pháp lý:
Trường họp này, Tòa án phải chấp nhận yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.
Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:
- Các điều 25, 26 và 27 Luật Nuôi con nuôi năm 2010;
- Điều 78 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Từ khóa của án lê:
“Chấm dứt việc nuôi con nuôi”; “Con nuôi chưa thành niên”; “Tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi”.
NỘI DUNG VIỆC DÂN SỰ
- Tại đơn yêu cầu, bản tự khai ngày 17/4/2019, người yêu cầu là ông Trần Công T và bà Nguyên Thị Q trình bày:
Ông T và bà Q kết hôn với nhau vào năm 1999 và đã có 02 người con chung (nay đã trưởng thành). Năm 2015, vợ chồng em ruột là Nguyễn Thanh H và chị Tràn Thị Thảo TI có khó khăn về kinh tế, nên đồng ý cháu Nguyễn Minh Khánh Hl, sinh ngày 31/10/2003 là con nuôi của vợ chồng ồng bà, nên ông bà đã làm 1 Án lệ này do GS. TS. Đỗ Văn Đại và ThS. Lê Thị Mận - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất. 1 thủ tục nhận nuôi tại ƯBND xã A, huyện B và đuợc cấp giấy chứng nhận nuôi con nuôi số 01 ngày 15/9/2015.
Sau khi nhận con nuôi, ồng bà đã thay đổi họ của cháu từ Nguyễn Minh Khánh HI thành Trần Minh Khánh HI và chăm sóc cháu, nuôi dưỡng cháu tốt. Nhưng nay cháu HI có nguyện vọng được về sống cùng bố mẹ ruột, nên ông bà yêu cẩu chấm dứt việc nuôi con nuôi đôi với cháu Trân Minh Khánh H I.
- Tại bản tự khai ngày 17/4/2019, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan anh Nguyễn Thanh H, chị Trần Thị Thảo TI trình bày:
Anh chị chung sống và đăng ký kết hôn tại UBND xã A (đã được cấp giấy chứng nhận kết hôn năm 1998). Quá trình chung sống anh chị có 03 người con chung là: Nguyễn Minh c, sinh ngày: 10/01/2000, Nguyễn Minh Khánh Hl, sinh ngày: 31/10/2003, Nguyễn Khánh M, sinh ngày: 08/7/2009. Vào năm 2015, do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn nên anh chị đồng ý để cháu Nguyễn Minh Khánh HI làm con nuôi của chị ruột anh H là bà Nguyễn Thị Q và ông Trần Công T.
Khi được nhận nuôi, cháu HI được đổi họ thành Trần Minh Khánh Hl, đồng thời cháu được nuôi dưỡng và học tập tốt. Nhưng nay cháu HI có nguyện vọng được về sinh sống cùng anh chị nên anh chị đồng ý.
- Tại bản tự khai ngày 17/4/2019, cháu Trần Mình Khánh HI trình bày:
Cháu là con ruột của cha Nguyễn Thanh H và mẹ Trần Thị Thảo TI và đang học lóp 10A1 - Trường THPT N, thị trấn o, huyện B, Đồng Nai.
Năm 2015, do hoàn cảnh gia đình cha mẹ gặp khó khăn và đông con nên cha mẹ cháu đồng ý để bác Trần Cồng T và bác Nguyễn Thị Q nhận cháu làm con nuôi.
Sau khi nhận nuôi, thì cháu về sinh sống tại nhà bác và được đổi họ từ Nguyễn Minh Khánh HI thành Trần Minh Khánh H 1. Khi sống tại nhà bác, cháu sống và học tập tốt và vẫn giữ liên lạc với gia đình. Nhưng do nay cháu đã lớn và về nhà có đông anh chị em nên cháu có nguyện vọng được về sống cùng bố mẹ ruột.
Nay hai bác Trần Công T và Nguyễn Thị Q yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi thì cháu đồng ý.
Ngoài ra, vì bận công việc gia đình và việc học nên ông Trần Công T, bà Nguyễn Thị Q, anh Nguyễn Thanh H và cháu Trần Minh Khánh HI xin vắng tại phiên họp xét.
- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Trảng Bom phát biểu quan điểm:
Về trình tự thủ tục từ khi thụ lý việc dân sự, về quan hệ pháp luật, quá trình thu thập chứng cứ, về thời gian, thời hạn tố tụng là đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Về nội dung: Đơn yêu cầu của ông Trần Công T và bà Nguyễn Thị Q là đúng quy định và có căn cứ nên đề nghị Tòa án chấp nhận.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
[1] Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ việc dân sự được thẩm tra tại phiên họp; ý kiến của đương sự và đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Tòa án nhân dân huyện Trảng Bom nhận định:
[2] Về tố tụng: Người yêu cầu nộp đơn và thực hiện các thủ tục theo đúng quy định.
[3] Ông Trần Công T, bà Nguyễn Thị Q, anh Nguyễn Thanh H và cháu Trần Minh Khánh HI có đơn xin vắng tại phiên họp xét, nên căn cứ theo khoản 2 Điều 367 của Bộ luật Tố tụng dân sự Tòa án mở phiên họp xét vắng mặt các đương sự nêu trên.
[4] Về quan hệ pháp luật và thẩm quyền giải quyết của Tòa án:
[5] Ông Trần Công T, bà Nguyễn Thị Q yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi đối với cháu Trần Minh Khánh H I, sinh ngày 31/10/2003, địa chỉ: 113 dãy 8, khu B, ấp L, xã A, huyện B, tỉnh Đồng Nai. Nên căn cứ khoản 5 Điều 29, điểm b khoản 2 Điều 35, điểm 1 khoản 2 Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì quan hệ của việc dân sự là: “Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi ” và thuộc thấm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện Trảng Bom.
[6] Về nội dung:
[7] Năm 2015, ông Trần Công T và bà Nguyễn Thị Q nhận nuôi cháu Nguyễn Minh Khánh HI là con đẻ của anh Nguyễn Thanh H và chị Trần Thị Thảo TI làm con nuôi, các bên có làm hồ sơ nhận nuôi con nuôi và được ủy ban nhân dân xã A cấp giấy chứng nhận nuôi con nuôi số 01 ngày 15/9/2015 nên quan hệ nuôi con nuôi là họp pháp và các bên đều thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.
[8] Nay cháu HI có nguyện vọng về ở với bố mẹ đẻ để có điều kiện chăm sóc và hỗ trợ các em ăn học, được bố mẹ nuôi là ông T, bà Q và bố mẹ đẻ là anh H, chị TI đồng ý, nên ông T, bà Q làm đơn đề nghị Tòa án chấm dứt việc nuôi con nuôi là tự nguyện và phù họp với quy định tại Điều 78 của Luật Hôn nhân và gia đình và Điều 25 của Luật Nuôi con nuôi. Do đó cần chấp nhận yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi của ông Trần Công T, bà Nguyễn Thị Q với cháu Trần Minh Khánh HI.
[9] Về lệ phí: Căn cứ Điều 149 của Bộ luật Tố tụng dân sự; khoản 1 Điều 37 Nghị quyết số 326/2016/ƯBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, ông Trần Công T và bà Nguyễn Thị Q phải nộp lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự là 300.000 đồng.
QUYẾT ĐỊNH
- Căn cứ vào Điều 149, khoản 3 Điều 367, Điều 371, Điều 372 của Bộ luật Tố tụng dân sự; Điều 78 của Luật Hôn nhân và gia đình; Điều 25 của Luật Nuôi con nuôi; khoản 1 Điều 37 Nghị quyết số 326/2016/ƯBTVQH14 14 ngày 30 tháng 3 12 năm 2016 của Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.
Chấp nhận đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự của ông Trần Công T và bà Nguyễn Thị Q.
Chấm dứt việc nuôi con nuôi giữa ông Trần Công T, bà Nguyễn Thị Q với cháu Trần Minh Khánh H I, sinh ngày 31/10/2003 (theo giấy chứng nhận nuôi con nuôi số 01 ngày 15 tháng 09 năm 2015 của ủy ban nhân dân xã A, huyện B, tỉnh Đồng Nai).
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
- Lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự: Ông Trần Công T và bà Nguyễn Thị Q phải chịu 300.000 đồng lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự, được trừ vào số tiền tạm ứng lệ phí 300.000 đồng, ông bà đã nộp theo biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số 0006560 ngày 09/4/2019. Ông T, bà Q đã nộp xong lệ phí.
- Quyền kháng cáo: Chị Trần Thị Thảo TI có quyền kháng cáo quyết định trong hạn 10 ngày, kể từ ngày Tòa án ban hành quyết định; ông Trần Công T, bà Nguyễn Thị Q, anh Nguyễn Thanh H có quyền kháng cáo quyết định trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được tống đạt họp lệ quyết định.
NỘI DUNG ÁN LỆ
“[7] Năm 2015, ông Trần Công T và bà Nguyễn Thị Q nhận nuôi cháu Nguyễn Minh Khánh HI là con đẻ của anh Nguyễn Thanh H và chị Trần Thị Thảo TI làm con nuôi, các bên có làm hồ sơ nhận nuôi con nuôi và được úy ban nhân dân xã A cấp giấy chứng nhận nuôi con nuôi so 01 ngày 15/9/2015 nên quan hệ nuôi con nuôi là hợp pháp và các bên đều thực hiện đầy đủ quyển và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.
[8] Nay cháu HI cỏ nguyện vọng về ở với bố mẹ đẻ để có điều kiện chăm sóc và ho trợ các em ăn học, được bo mẹ nuôi là ông T, bà Q và bo mẹ đẻ là anh H, chị TI đồng ỷ, nên ông T, bà Q làm đơn đề nghị Tòa án chấm dứt việc nuôi con nuôi là tự nguyên và phù hợp với quy định tại Điều 78 của Luật Hôn nhân và gia đình và Điều 25 của Luật Nuôi con nuôi. Do đó cần chấp nhận yêu câu châm dứt việc nuôi con nuôi của ông Trần Công T, bà Nguyên Thị Q với cháu Trân Minh Khảnh Hl.”
Trên đây là nội dung tư vấn về “Án lệ số 61/2023/AL về chấm dứt việc nuôi con nuôi khi con nuôi chưa thành niên" trường hợp còn điều gì thắc mắc vui lòng gọi 1900.868644 hoặc gửi qua email luathoanhut.vn@gmail.com để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc