Cách hạch toán hàng tồn kho

Nội dung dưới đây hướng dẫn cách hạch toán hàng tồn kho hay, chi tiết nhất, cùng tìm hiểu cụ thể:

1. Hàng tồn kho và phân loại hàng tồn kho

Hàng tồn kho là những tài sản được mua vào để bán ra hoặc dùng để sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ trong kỳ, đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang. Căn cứ theo Khoản 2 Điều 22 theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành quy định hàng tồn kho của doanh nghiệp bao gồm:

+ Hàng hóa;

+ Thành phẩm;

+ Sản phẩm dở dang;

+ Nguyên liệu, vật liệu;

+ Công cụ dụng cụ;

+ Hàng mua đang đi trên đường;

+ Hàng gửi đi bán.

2. Phân loại phương pháp hạch toán hàng tồn kho 

Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp có thể quản lý, cập nhật hàng tồn kho một cách chính xác, nhanh chóng nhất. Từ đó, chủ doanh nghiệp có thể đưa ra được quyết định, chiến lược đúng đắn.

Có 2 phương pháp kế toán hàng tồn kho, đó là phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ. 

2.1 Phương pháp kê khai thường xuyên

Là phương pháp theo dõi thường xuyên và liên tục, phản ánh kịp thời tình hình nhập xuất tồn của hàng tồn kho, có thể tính giá trị xuất bất kỳ lúc nào. 

Công thức tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được thể hiện:

Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ   = Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + Giá trị hàng nhập kho trong kỳ - Giá trị hàng xuất kho trong kỳ

2.2 Phương pháp kiểm kê định kỳ

Là phương pháp phản ánh hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ, không có tính chất thường xuyên và liên tục, nên chỉ tính giá trị hàng xuất kho vào cuối kỳ.

Công thức thể hiện: Giá trị tồn đầu kỳ + Giá trị nhập trong kỳ - Giá trị tồn cuối kỳ = Giá trị xuất cuối kỳ

Có thể cụ thể hóa qua bảng dưới đây: 

STT   Kê khai thường xuyên Kiểm kê định kỳ
1 Nội dung

– Theo dõi thường xuyên, liên tục, có hệ thống

– Phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn của hàng tồn kho

– Không theo dõi phản ánh thường xuyên liên tục

– Chỉ phản ánh hàng tồn đầu kỳ và cuối kỳ, không phản ánh nhập/ xuất trong kỳ

– Giá trị hàng xuất trong kỳ tới cuối kỳ mới tính được
2 Công thức Giá trị tồn kho cuối kỳ = Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Trị giá hàng nhập kho trong kỳ – trị giá hàng xuất kho trong kỳ Trị giá hàng xuất kho trong kỳ = trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + trị giá hàng nhập kho trong kỳ – trị giá hàng tồn kho cuối kỳ
3 Chứng từ sử dụng

– Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho

– Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hóa

– Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho

– Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hóa

– Chứng từ nhập xuất hàng hóa (nhận vào cuối kỳ từ thủ kho sau đó kế toán viên kiểm tra và phân loại chứng từ theo từng chủng loại, từng nhóm hàng hóa, ghi giá hạch toán và tính tiền cho chứng từ)
4 Cách hạch toán hàng tồn kho

– Hạch toán vào các tài khoản hàng tồn kho – TK 152, 153, 154, 156, 157- tất cả những biến động tăng/giảm (nhập, xuất) và số hiện có của vật tư, hàng hóa

Ví dụ:

Khi mua hàng hóa:

Nợ TK 156

Nợ 1331 (nếu có)

Có 1 11/112/331

– Giá trị của vật tư, hàng hóa mua và nhập kho trong kỳ được theo dõi, phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng (Tài khoản 611 – Mua hàng)

Các tài khoản kế toán hàng tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán với mục đích kết chuyển số dư đầu kỳ và cuối kỳ kế toán để phản ánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ.

Lưu ý: 

Mọi biến động của VTHH không theo dõi và phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho.

Ví dụ: 

Nợ 611 – Mua hàng

Nợ 1331 (Nếu có)

Có 111/112/331

Đến cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê:

Nợ 156/Có 611

5 Đối tượng áp dụng Các đơn vị sản xuất (công nghiệp, xây lắp…) và các đơn vị thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị, hàng có kỹ thuật cao,… Các đơn vị có đa dạng chủng loại hàng hóa, vật tư với quy cách, mẫu mã khác nhau, giá trị thấp, VTHH xuất dùng hoặc xuất bán thường xuyên như các cửa hàng bán lẻ,…
6 Ưu điểm/Nhược điểm

– Xác định, đánh giá về số lượng và giá trị hàng tồn kho vào từng thời điểm xảy ra nghiệp vụ

– Liên tục nắm bắt, quản lý hàng tồn kho từ đó điều chỉnh nhanh chóng kịp thời tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

– Giảm thiểu tình trạng sai sót trong việc ghi chép và quản lý
Nhược điểm: Khối lượng ghi chép hàng ngày lớn. Tuy nhiên có thể nhờ vào máy móc, công nghệ để khắc phục
Đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán hàng tồn kho
Nhược điểm: Công việc kế toán cuối kỳ lớn:

 

+ Công việc kiểm tra không thường xuyên trong tình hình nhập, xuất kho là liên tục gây hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán trong quản lý

+ Khó phát hiện sai sót nếu khi kiểm kê hàng thực tế nhập kho không trùng với ghi sổ kế toán.

3. Cách hạch toán hàng tồn kho 

3.1 Theo phương pháp kê khai thường xuyên

- Nhập kho mua hàng hóa, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu:

Nợ TK 152: Giá trị của nguyên vật liệu;

Nợ TK 153: Giá trị của công cụ dụng cụ;

Nợ TK 156: Giá trị của hàng hóa;

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa;

Có TK 111/112/331...: Tổng giá thanh toán.

➤ Trường hợp đã nhận được hóa đơn nhưng đến cuối kì nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa chưa về kho, thì sẽ hạch toán căn cứ vào hoá đơn:

Nợ TK 151: Giá trị của hàng mua đang đi đường;

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa;

Có TK 111/112/331,...: Tổng giá thanh toán. 

➞ Sau khi nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa đang đi đường đã về nhập kho:

Nợ TK 152: Giá trị của nguyên vật liệu;

Nợ TK 153: Giá trị của công cụ dụng cụ;

Nợ TK 156: Giá trị hàng hóa;

Có TK 151: Giá trị của hàng mua đang đi đường.

➤ Trường hợp chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán:

Nợ TK 111/112/331...: Giá trị hàng được chiết khấu, giảm giá;

Có TK 156: Giá trị hàng hóa (nếu tồn kho);

Có TK 632: Giá vốn hàng bán(nếu hàng đã bán);

Có TK 133: Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá.

➤ Trường hợp mua hàng theo phương thức trả chậm, trả góp:

Nợ TK 156: Giá trị hàng theo giá mua trả tiền ngay;

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá;

Nợ TK 242: Phần lãi trả chậm = Số tiền phải thanh toán-giá mua nếu trả tiền ngay;

Có TK 331: Tổng giá cần thanh toán.

➞ Hàng kỳ khi tính số lãi khi mua hàng trả chậm, trả góp:

Nợ TK 635: Phần lãi trả chậm kì đó;

Có TK 242: Phần lãi trả chậm kì đó.

➤ Hạch toán chi phí khi mua hàng hoá:

Nợ TK 156: Chi phí mua khi hàng hoá;

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào của chi phí khi mua hàng hoá;

Có TK 111/112/331...: Tổng giá thanh toán.

- Hàng hoá xuất bán hoặc kết chuyển chi phí dở dang của phần cung cấp dịch vụ:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán;

Có TK 156: Giá trị hàng đã xuất bán.

-  Hàng hoá gia công hoặc chế biến:

➤ Khi hàng hoá được đưa đi gia công hoặc chế biến:

Nợ TK 154: Giá trị hàng hóa đưa đi gia công chế biến;

Có TK 156: Giá trị hàng hóa đưa đi gia công chế biến.

 ➞ Chi phí gia công, chế biến hàng hoá:

Nợ TK 154: Chi phí gia công hoặc chế biến hàng hoá;

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào của chi phí gia công hoặc chế biến hàng hoá;

Có TK 111/112/331,...: Tổng giá thanh toán.

  ➞ Khi nhập kho hàng hoá đã gia công hoặc chế biến:

Nợ TK 156: Giá trị hàng hoá sau khi gia công hoặc chế biến;

Có TK 154: Giá trị hàng hoá sau khi gia công hoặc chế biến.

- Xuất kho hàng gửi đi bán:

Nợ TK 157: Hàng gửi đi bán;

Có TK 156: Hàng gửi đi bán.

3.2 Theo phương pháp kiểm kê định kỳ

➤ Đầu kỳ kết chuyển giá trị hàng hoá cuối kỳ trước sang trị giá hàng hoá tồn kho đầu kỳ:

Nợ TK 611: Mua hàng;          

Có TK 156: Hàng hoá.

➤ Sau khi kiểm kê số lượng và giá trị hàng tồn kho cuối kỳ:

Nợ TK 156: Hàng hoá;           

Có TK 611: Mua hàng.

➤ Sau khi kiểm kê số lượng và giá trị hàng tồn kho cuối kỳ:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán;           

Có TK 611: Mua hàng.

Trên đây là nội dung tư vấn về: "Cách hạch toán hàng tồn kho"  trường hợp còn điều gì thắc mắc vui lòng gọi 1900.868644 hoặc gửi qua  email luathoanhut.vn@gmail.com để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc