Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tại Việt Nam làm như thế nào?

Việt Nam hiện nay đã chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu âm thanh theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ mới nhất. Hãy cùng Luật Hòa Nhựt tìm hiểu thủ tục này qua bài viết dưới đây:

1. Việt Nam có bảo hộ nhãn hiệu âm thanh không?

So sánh với các nhãn hiệu truyền thống có thể nhìn thấy được, nhãn hiệu âm thanh mang đặc tính vô hình và có đặc điểm là kết hợp gián tiếp với sản phẩm hoặc dịch vụ. Vì vậy, tồn tại những đặc thù riêng trong đăng ký, bảo hộ và xử lý xâm phạm quyền đối với hai loại nhãn hiệu này. Vấn đề đặt ra là nhãn hiệu âm thanh muốn được đăng ký phải thể hiện dưới hình thức nào khi nộp đơn? Khi thẩm định đơn hoặc cần giải quyết khi có tranh chấp xảy ra cần tiến hành thẩm định so sánh các nhãn âm thanh với nhau, bởi vậy lựa chọn cách thức thể hiện nhãn hiệu khi nộp đơn là việc làm rất quan trọng. Một đơn đăng ký nhãn hiệu phải bao gồm cách thể hiện hoặc trình bày nhãn hiệu mà mô tả được bản chất của nhãn hiệu đó và chỉ ra các đặc tính một cách rõ ràng để phục vụ cho việc thẩm định nhãn hiệu một cách chính xác.

Theo Điều 3 Hiệp ước Singapore chỉ ra rằng đối với đơn đăng ký nhãn hiệu gồm dấu hiệu không nhận biết được bằng thị giác, các nước thành viên có thể yêu cầu một hoặc nhiều cách thể hiện của nhãn hiệu, việc chỉ dẫn loại nhãn hiệu và những nội dung có liên quan áp dụng theo quy định trong luật của quốc gia đó. Như vậy, có thể nói ở cấp độ quốc tế, chưa có quy định thống nhất về yêu cầu cách thức thể hiện nhãn hiệu không nhận biết bằng thị giác, các nước tự quy định tùy theo khả năng của từng nước.

Nhãn hiệu âm thanh là loại nhãn hiệu không thể nhận biết được bằng thị giác, bởi vậy trở ngại lớn nhất trong đăng ký nhãn hiệu âm thanh là làm thế nào để đáp ứng được các yêu cầu về thể hiện nhãn hiệu khi nộp đơn. Hầu hết các nước quy định nhãn hiệu khi nộp đơn phải được thể hiện trên giấy, thực tiễn trong một thời gian dài đã tồn tại hai hệ thống: hệ thống thể hiện dưới dạng mô tả theo mô hình của Mỹ và hệ thống thể hiện dưới dạng đồ họa theo mô hình của EU. Theo mô hình của Mỹ, nhãn hiệu âm thanh có thể được thể hiện bằng việc mô tả thông qua lời văn, từ tượng thanh, nốt nhạc, khuông nhạc… là đủ, còn theo mô hình của EU trước đây nếu chỉ mô tả bằng lời văn không đáp ứng yêu cầu thể hiện nhãn hiệu dưới dạng đồ họa, tuy nhiên quy định chặt chẽ này của EU đã được nới lỏng hơn, theo đó nhãn hiệu sẽ được thể hiện trong đăng bạ theo cách thức mà cơ quan có thẩm quyền hoặc công chúng có thể xác định đối tượng được bảo hộ một cách rõ ràng và chính xác. Tại khu vực châu Á, hiện nay Nhật Bản đã bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và quy định rõ trong Đạo luật Nhãn hiệu. Nhìn chung, các cơ quan nhãn hiệu đều yêu cầu người nộp đơn phải tiến hành thể hiện nội dung của nhãn hiệu, đưa ra tài liệu hoặc cách thức thể hiện âm thanh tương ứng; mặt khác để quản lý các nhãn hiệu âm thanh, các cơ quan nhãn hiệu cũng phải lấy căn cứ là hình thức thể hiện khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

Theo khoản 20 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có quy định nhãn hiệu Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa; Căn cứ quy định trên, âm thanh đã được bổ sung vào dấu hiệu được bảo hộ đối với nhãn hiệu.

=> Theo đó, hiện nay Việt Nam đã chấp nhận việc bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và triển khai thủ tục đăng ký bảo hộ theo quy định.

2. Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu âm thanh

Theo quy định thì mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu (nếu có); nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải được dịch ra tiếng Việt; nếu nhãn hiệu là âm thanh thì mẫu nhãn hiệu phải là tệp âm thanh và bản thể hiện dưới dạng đồ họa của âm thanh đó.

Như vậy, đơn đăng ký nhãn hiệu cần thỏa mãn có các nội dung nêu trên, trong đó chú ý mẫu nhãn hiệu âm thanh phải là tệp âm thanh và bản thể hiện dưới dạng đồ họa.

Ngoài ra, đơn đăng ký nhãn hiệu âm thanh hiện nay cũng cần đảm bảo các yêu cầu khác về hồ sơ, tài liệu khác như đơn đăng ký nhãn hiệu thông thường.

3. Đăng ký nhãn hiệu âm thanh ở đâu? Trình tự, thủ tục như thế nào?

Hiện nay các cá nhân, tổ chức có thể nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu âm thanh tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (384-386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội) hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh (17 - 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1), hoặc Thành phố Đà Nẵng (135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn).

Theo đó, các tổ chức, cá nhân có thể đến các địa chỉ nêu trên để nộp bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu âm thanh nói riêng. Ngoài ra còn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn qua bưu điện hoặc nộp đơn trực tuyến.

Bước 1: Tiếp nhận đơn: Các cá nhân, tổ chức có thể nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu âm thanh trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện đến một trong các cơ quan nêu trên. Đơn đăng ký được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận. Khi nhận được đơn, cơ quan này kiểm tra tài liệu đơn và đối chiếu với danh mục tài liệu ghi trong tờ khai.

Bước 2:  Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn.

Bước 3: Công bố đơn hợp lệ: Mọi đơn được chấp nhận hợp lệ đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Người nộp dơn phải nộp lệ phí công bố đơn.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn (trừ đơn đăng ký thiết kế bố trí không tiến hành thủ tục thẩm định nội dung đơn)

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng.

Bước 5: Cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Bước 6: Đăng bạ và công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ

02 tháng kể từ ngày ra quyết định, sau khi người nộp đơn đã nộp lệ phí công bố theo quy định. Cục sở hữu trí tuệ sẽ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp về việc cấp văn bằng bảo hộ.

 

4. Liên hệ Luật Hòa Nhựt để thực hiện dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tại Việt Nam

Trong hơn 10 năm triển khai dịch vụ chúng tôi đã đăng ký thành công rất nhiều nhãn hiệu cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Do đó khi Quý vị có nhu cầu đăng ký bản quyền logo thương hiệu hãy tin tưởng và lựa chọn Luật Hòa Nhựt là đơn vị thực hiện thủ tục cho bạn. Luật Hòa Nhựt có lịch sử kinh nghiệm dài hạn trong lĩnh vực đăng ký nhãn hiệu và sở hữu một danh tiếng tích cực trong ngành, có đội ngũ chuyên gia và luật sư có kiến thức chuyên sâu về luật sở hữu trí tuệ, đặc biệt là trong lĩnh vực đăng ký nhãn hiệu, có thể cung cấp dịch vụ toàn diện, từ việc tư vấn về chọn lựa nhãn hiệu đến quy trình đăng ký và bảo vệ sau này.

Luật Hòa Nhựt có khả năng tư vấn chiến lược về nhãn hiệu, giúp bạn xác định những yếu tố quan trọng để tạo ra một nhãn hiệu mạnh mẽ và bảo vệ nó hiệu quả. Nếu bạn có kế hoạch mở rộng kinh doanh quốc tế, Luật Hòa Nhựt có thể có mạng lưới và kinh nghiệm trong việc xử lý đăng ký nhãn hiệu trên toàn cầu.

Luật Hòa Nhựt nắm bắt được những thay đổi pháp luật mới nhất và có thể cung cấp tư vấn dựa trên những thay đổi này. Luật Hòa Nhựt có thể cung cấp mức phí hợp lý và quản lý thời gian hiệu quả cho quá trình đăng ký nhãn hiệu.

Email: gửi  yêu cầu dịch vụ qua email: luathoanhut.vn@gmail.com hoặc qua 1900.868644 để được hỗ trợ các vấn đề pháp luật khác.