Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm OCOP tại Khánh Hòa như thế nào?

Các sản phẩm OCOP tại tỉnh Khánh Hòa đang được cá nhân, tổ chức và chính quyền địa phương quan tâm phát triển. Việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là thương hiệu sản phẩm khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường có ý nghĩa quan trọng.

1. Vài nét về tỉnh Khánh Hòa

Tỉnh Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, thuộc khu vực miền Trung Việt Nam. Khánh Hòa có vị trí địa lý thuận lợi giáp biển, đjăc biệt phát triển du lịch biển và nông nghiệp trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và khai thác thủy hải sản. Các mặt tiếp giáp của tỉnh này như sau: Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Đông giáp Biển Đông. Tỉnh lỵ của Khánh Hòa là thành phố Nha Trang, cách Thành phố Hồ Chí Minh 443 km về phía Nam, cách Đà Nẵng 531 km về phía Bắc và cách thủ đô Hà Nội 1.280 km về phía Bắc theo đường Quốc lộ 1. Là một tỉnh nằm sát dãy núi Trường Sơn, diện tích tỉnh Khánh Hòa phần lớn là núi non, vùng đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400 km², chiếm chưa đến 1/10 diện tích toàn tỉnh. Miền đồng bằng lại bị chia thành từng ô, cách ngăn bởi những dãy núi ăn ra biển. Do đó để đi suốt dọc tỉnh phải đi qua rất nhiều đèo như đèo Cả, đèo Bánh Ít, đèo Rọ Tượng, đèo Cổ Mã, đèo Chín Cụm, đèo Rù Rì. Khánh Hòa là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh và vững của Việt Nam, phát triển mạnh về ngành công nghiệp và dịch vụ, nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp hơn nhưng giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương. Ngành công nghiệp có thế mạnh phát triển của Khánh Hòa là công nghiệp đóng tàu, vật liệu xây dựng, may mặc, chế biến thủy hải sản... Ngoài ra, Khánh Hòa cũng có nhiều loại khoáng sản; đến năm 2003 đã có 72 mỏ quặng được phát hiện và đăng ký trên địa bàn tỉnh. Khánh Hòa cũng có vị trí địa - chính trị vô cùng quan trọng, đặc biệt là sở hữu Cảng nước sâu Cam Ranh và quần đảo Trường Sa tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương phát triển kinh tế cũng như an ninh quốc phòng.

 

2. Giới thiệu về các sản phẩm OCOP tại Khánh Hòa

Tỉnh Khánh Hòa đã bắt đầu triển khai chương trình OCOP từ năm 2018 và đến nay đã đạt được một số thành tựu. Tính đến năm 2023, toàn tỉnh có 120 sản phẩm của 72 chủ thể đăng ký tham gia chương trình. Tổng kinh phí thực hiện chương trình năm 2023 là 16,152 tỷ đồng, trong đó có 13,231 tỷ đồng ngân sách tỉnh, còn lại là vốn đối ứng của các chủ thể. (Theo baokhanhhoa.vn)

Một số sản phẩm OCOP tiêu biểu tại Khánh Hòa có thể kể đến như:

- Rong nho tách nước Trí Tín của Công ty TNHH Trí Tín;

- Bồ câu Quốc Anh của Hợp tác xã chăn nuôi Quốc Anh; 

- Gà ta bản địa quê hương và Gà ủ thảo mộc quê hương của Công ty TNHH TM-SX Đông Phương Khánh Hòa;

- Nước yến sào POMNEST có đường, nước yến sào POMNEST đông trùng hạ thảo, nước yến sào POMNEST đường ăn kiêng, nước yến sào POMNEST honey apple orange, nước yến sào POMNES nhân sâm, nước yến sào POMNEST Super Kids 7 in 1 của Công ty CP sản xuất Thương mại dịch vụ POMGROUP;

- Dừa xiêm Xuân Sơn của THT Dừa xiêm Xuân Sơn;

- Xoài úc Khánh Hòa Phát của Công ty TNHH xuất nhập khẩu Khánh Hòa Phát;

- Gạo tươi RVT của Hộ kinh doanh Nguyễn Xuân Trường;

- Chả bì ớt xiêm xanh, nem chua ớt tỏi lá chùm ruột, chả lụa ớt xiêm xanh của Công ty TNHH Khang Thần Hy;

- Tỏi sẻ Vạn Hưng của Hợp tác xã sản xuất tỏi sẻ Vạn Hưng.

 

3. Các loại sản phẩm tham gia chương trình OCOP tại Khánh Hòa

Các sản phẩm tham gia chương trình OCOP tại Khánh Hòa cần thuộc 06 nhóm chính sau: Thực phẩm; đồ uống; dược liệu và sản phẩm từ dược liệu; hàng thủ công mỹ nghệ; sinh vật cảnh; và dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch. 

Đồng thời phải đáp ứng bộ tiêu chí đánh giá xếp loại sản phẩm theo quy định. Bộ tiêu chí của sản phẩm gồm 03 phần:

- Phần A: Các tiêu chí đánh giá về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng, bao gồm: Tổ chức sản xuất; phát triển sản phẩm; sức mạnh cộng đồng.

- Phần B: Các tiêu chí đánh giá về khả năng tiếp thị, bao gồm: Hoạt động tiếp thị và Câu chuyện về sản phẩm.

- Phần C: Các tiêu chí đánh giá về chất lượng sản phẩm, bao gồm: Chỉ tiêu cảm quan, dinh dưỡng, tính độc đáo của sản phẩm; tiêu chuẩn sản phẩm; khả năng xuất khẩu, phân phối tại thị trường quốc tế.

 

4. Ai có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP tại Khánh Hòa

Theo Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP tại Khánh Hòa bao gồm các cá nhân, tổ chức sau:

- Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ do mình cung cấp.

- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và người sản xuất cũng không phản đối việc đăng ký đó.

- Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó. Riêng đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Quyền đăng ký trên có thể được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

- Quyền đồng sở hữu nhãn hiệu: Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện cam kết cụ thể khi nộp đơn: Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh; và việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

- Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

 

5. Phí và lệ phí đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP tại Khánh Hòa

Khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP tại Khánh Hòa, người nộp đơn cần nộp các khoản phí sau cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngay tại thời điểm nộp đơn, bao gồm:

- Lệ phí nộp đơn: 150.000 VNĐ

- Phí công bố đơn: 120.000 VNĐ

- Phí phân loại nhóm: 100.000 VNĐ (nếu người nộp đơn không tự phân loại hoặc phân loại không đúng theo Bảng NICE 12-2024)

- Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 180.000 VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

- Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ

- Phí thẩm định nội dung: 550.000 VNĐ /01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

- Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000 VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ.

 

Để sử dụng dịch vụ Đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP tại Khánh Hòa của Luật Hòa Nhựt, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua các kênh sau:

Kênh liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ về các vấn đề pháp luật khác: Gửi yêu cầu dịch vụ qua email: luathoanhut.vn@gmail.com hoặc gọi ngay tổng đài tư vấn chuyên môn số: 1900.868644.