Đăng ký thương hiệu cho pin mặt trời, thiết bị điện mặt trời

Hiện nay, mọi người đang rất quan tâm về việc tiết kiệm điện, bảo vệ môi trường do vậy các thiết bị năng lượng mặt trời đang rất được sử dụng ưa chuộng. Pin, các thiết bị điện mặt trời được sử dụng từ năng lượng thiên nhiên nên có rất nhiều lợi ích về kinh tế và môi trường. Do vậy, chủ sở hữu nên đăng ký bảo vệ cho thương hiệu sản phẩm của mình. Sau đây, Luật Hòa Nhựt sẽ hướng dẫn quý khách hàng thực hiện thủ tục này:

1. Đăng ký thương hiệu cho pin mặt trời, thiết bị điện mặt trời

Thiết bị năng lượng mặt trời (Solar lights) là thiết bị sử dụng tấm pin mặt trời để hấp thụ và chuyển đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng điện. Như vậy, pin, thiết bị mặt trời là thiết có những linh kiện hấp thụ điện để chuyển hóa năng lượng mặt trời thành năng lượng điện để sử dụng chiếu sáng hoặc để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Đăng ký thương hiệu cho pin, thiết bị điện mặt trời là việc mà chủ sở hữu nộp đơn lên cơ quan nhà nước để yêu cầu việc bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm pin, thiết bị điện mặt trời. Tuy nhiên nhãn hiệu mà chủ sở hữu muốn đăng ký cần phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về nhãn hiệu theo quy định của pháp luật.

Vậy, ai có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu?

- Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký thương hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký thương hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng thương hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

- Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký thương hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng thương hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký thương hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một thương hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

+ Việc sử dụng thương hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

+ Việc sử dụng thương hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

- Người có quyền đăng ký quy định trên, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

- Đối với thương hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu thương hiệu đăng ký thương hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký thương hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu thương hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

2. Phân loại nhóm cho sản phẩm pin mặt trời, thiết bị điện mặt trời

Việc phân nhóm sản phẩm cho thương hiệu dự định đăng ký chính là nhằm xác định phạm vi bảo hộ của thương hiệu đó. Khi Đăng ký thương hiệu cho pin, thiết bị điện mặt trời, Quý vị chọn nhóm cụ thể tùy vào loại thiết bị cụ thể như:

Nhóm 09: Pin; hệ thống điện mặt trời; pin mặt trời; bộ biến tần.

Nhóm 11: Đèn điện; chụp đèn; đèn; bộ thu năng lượng mặt trời [sưởi ấm, đốt nóng].

3. Trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu

3.1. Tra cứu nhãn hiệu

Mục đích là để kiểm tra xem nhãn hiệu mà quý khách hàng dự định đăng ký có bị trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu khác hay không. Dựa vào kết quả tra cứu thì sẽ:

- Đánh giá được khả năng bảo hộ nhãn hiệu đó;

- Nếu nhãn hiệu bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác đã đăng ký thì phải chỉnh sửa để tạo ra sự khác biệt tránh gây tương tự đến mức nhầm lẫn đối với các sản phẩm, dịch vụ của chủ sở hữu khác trên thị trường;

Có thể coi đây là bước quan trọng nhất trong cả quá trình bởi chỉ cần bỏ sót khi tra cứu hoặc không có chuyên môn để thẩm định chính xác thì khả năng nhãn hiệu bị từ chối đăng ký là rất cao. Do vậy, quý khách hàng cần 

3.2. Chuẩn bị hồ sơ

Việc chuẩn bị hồ sơ có vai trò rất quan trọng trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu. Hồ sơ đăng ký thương hiệu cho thiết bị điện năng lượng mặt trời gồm:

- 02 Tờ khai đăng ký thương hiệu;

- 05 Mẫu thương hiệu kèm theo;

- Chứng từ nộp phí, lệ phí;

- Quy chế sử dụng thương hiệu tập thể hoặc thương hiệu chứng nhận;

- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang thương hiệu (nếu thương hiệu được đăng ký là thương hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là thương hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là thương hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

- Bản đồ khu vực địa lý (nếu thương hiệu đăng ký là thương hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc thương hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký thương hiệu (nếu thương hiệu đăng ký là thương hiệu tập thể, thương hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

- Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu thương hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

- Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

3.3. Quá trình thẩm định

Theo quy định, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ:

- Thẩm định hình thức: thời hạn thẩm định là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn

Thẩm định về hình thức là bước đầu trong quá trình đăng ký thương hiệu, thực hiện nhằm mục đích kiểm tra hình thức và cách thức trình bày của các tài liệu có trong đơn; kiểm tra tính pháp lý về chủ thể nộp đơn, về hồ sơ hưởng quyền ưu tiên. Nếu đơn chưa hợp lệ: Cục sẽ ra Quyết định từ chối chấp nhận đơn bằng văn bản. Bạn phải sửa chữa, bổ sung theo nội dung hướng dẫn trong công văn trả lời của Cục Sở hữu trí tuệ.

- Công bố đơn: Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký thương hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ. Đây là bước giúp chủ đơn theo dõi quá trình thẩm định đơn.

- Thẩm định nội dung: Không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn. Thẩm định về nội dung nhằm mục đích kiểm tra chi tiết thương hiệu có bị trùng hay tương tự với thương hiệu khác hay không, đánh giá khả năng được cấp Văn bằng bảo hộ cho thương hiệu.

Tuy nhiên, thời gian thực tế để đăng ký thương hiệu thường kéo dài khoảng 2 năm do tình trạng quá tải hồ sơ.

Sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu:

Người nộp đơn có quyền sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký miễn đáp ứng được điều kiện về thời hạn: trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ.

Việc sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp không được mở rộng phạm vi đối tượng đã bộc lộ hoặc nêu trong đơn và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng yêu cầu đăng ký nêu trong đơn, đồng thời phải bảo đảm tính thống nhất của đơn. Nếu việc sửa đổi làm mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ hoặc làm thay đổi bản chất đối tượng thì người nộp đơn phải nộp đơn mới và mọi thủ tục được tiến hành lại từ đầu.

Lưu ý: Trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu, chủ sở hữu có thể tiến hàng tra cứu nhãn hiệu để đánh giá khả năng được bảo hộ. Quý khách hàng có thể sử dụng dịch vụ của công ty Luật Hòa Nhựt để có kết quả chính xác nhất và nhanh chóng đưa ra các phương án để tiến hành nộp đơn một cách thuận lợi.

Trên đây, Luật Hòa Nhựt đã hướng dẫn quý khách hàng về thủ tục đăng ký thương hiệu cho sản phẩm pin, thiết bị mặt trời. Nếu còn vướng mắc hãy gọi điện 1900.868644 hoặc email luathoanhut.vn@gmail.com để được hỗ trợ.