Đi khám nghĩa vụ quân sự ở đâu? Chế độ khám tuyển nghĩa vụ quân sự

Hiện nay, khi trưởng thành thanh niên thường có xu hướng ra các thành phố lớn để lao động, học tập và làm việc. Vậy, việc đi khám nghĩa vụ có thể thực hiện ở đâu ? Luật Nghĩa vụ quân sự quy định cụ thể về vấn đề này như thế nào ? Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

1. Không đi khám nghĩa vụ quân sự có bị phạt gì không ?

Thưa luật sư, Em năm nay 22 tuổi. Em có giấy gọi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự ngày 6-7/12/2016. Tuy nhiên vì lý do công việc nên em không về khám được, đây là lần đầu tiên của em. Như vậy, e có bị phạt gì không ạ?

Cảm ơn luật sư tư vấn ạ.

Trả lời:

Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau công dân nam đủ 17 tuổi trở lên (Điều 12).

Như vậy, bạn vẫn trong độ tuổi được gọi nhập ngũ và theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì bạn không thuộc trường hợp được hoãn, miễn nghĩa vụ quân sự. Cho nên, khi có giấy gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự bạn phải nghiêm chỉnh chấp hành. Nếu bạn vi phạm, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 120/2013/NĐ- CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu, như sau:

"Điều 6. Vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự

1. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Người khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;

b) Đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự;

c) Cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp mà cán bộ, nhân viên y tế có được đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;

c) Buộc thực hiện lại việc khám sức khỏe đối với người được khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều này."

2. Không đi khám nghĩa vụ quân sự có bị phạt ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Tôi năm nay 22 tuổi có giấy báo gọi về khám nghĩa vụ quân sự nhưng hiện tại tôi không thể về được. Vậy nếu tôi không về thì sẽ bị phạt như thế nào và sau đó tôi có phải đi khám trong năm nay nữa không?

Trân trọng cảm ơn.

Người gửi: Q.T

Trả lời:

Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định như sau:

Điều 30. Độ tuổi gọi nhập ngũ

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Như vậy, bạn vẫn trong độ tuổi được gọi nhập ngũ và theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì bạn không thuộc trường hợp được hoãn, miễn nghĩa vụ quân sự. Cho nên, khi có giấy gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự bạn phải nghiêm chỉnh chấp hành. Nếu bạn vi phạm, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu như sau:

"Điều 6. Vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự

1. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Người khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;

b) Đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự;

c) Cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp mà cán bộ, nhân viên y tế có được đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;

c) Buộc thực hiện lại việc khám sức khỏe đối với người được khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều này.".

Ngoài việc phải chịu trách nhiệm hành chính nên trên, bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Trốn tránh nghĩa vụ quân sự theo Điều 332 Bộ luật hình sự 2015 nếu có đủ dấu hiệu cấu thành tội này. Quy định về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự như sau:

Điều 332. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự

1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;

b) Phạm tội trong thời chiến;

c) Lôi kéo người khác phạm tội.

3. Độ tuổi khám nghĩa vụ quân sự hiện nay ?

Thưa luật sư, xin Cho em hỏi là em sinh năm 2003 thì trong năm 2020 này thì em đã đủ tuổi để khám nghĩa vụ quân sự chưa ? mong luật sư giải đáp giúp em.

- Ju Das

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015:

Điều 30. Độ tuổi gọi nhập ngũ

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Theo thông tin bạn cung cấp bạn sinh năm 2003 thì trong năm 2020 này thì em đã đủ tuổi để khám nghĩa vụ quân sự thì bạn mới 17 tuổi như vậy chưa đủ tuổi để khám nghĩa vụ quân sự.

4. Đang học phổ thông trung học có bị gọi khám nghĩa vụ quân sự ?

Thưa Luật sư, học sinh đang học tại trường phổ thông trung học công lập có gọi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự không? Xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Trả lời:

Căn cứ Đièu 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015:

Điều 30. Độ tuổi gọi nhập ngũ

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Như vậy, căn cứ vào quy định pháp luật và dữ liệu bạn đưa ra thì bạn vẫn phải đi khám sức khỏe để đi nghĩa vụ quân sự. Khám sức khỏe không đồng nghĩa với việc bạn phải đi nghĩa vụ quân sự. Nếu bạn thuộc trường hợp miễn hoặc tạm hoãn nghĩa vụ quân sự thì bạn không phải đi nghĩa vụ quân sự.

5. Khám nghĩa vụ quân sự tại nơi làm việc hay nơi thường trú?

Em chào văn phòng Luật Hòa Nhựt ạ! Em có một thắc mắc muốn được giải đáp, mong văn phòng giúp em ạ. Em xin chân thành cảm ơn! Em đã ký hợp đồng lao động dài hạn với 1 cty cổ phần. Năm ngoái em có giấy gọi khám nghĩa vụ quân sự cả ơn công ty và địa phương. Nhưng do cty bắt buộc khám theo công ty nên em đã đi khám theo cty. Vậy văn phòng cho em hỏi: năm nay địa phương có được gọi em đi khám nghĩa vụ nữa không? Và nếu địa phương gọi mà em có việc bận không đi được thì chỉ bị phạt hành chính phải không ạ?

Trả lời:

Địa phương vẫn có thể gọi bạn vào năm nay bình thường nếu bạn không thuộc trường hợp hoãn, miễn nghĩa vụ quân sự theo quy định. Theo quy định tại ĐIều 59 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ theo Điều 15 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015:

Điều 15. Cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự

1. Ban Chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân cư trú tại địa phương.

2. Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân làm việc, học tập tại cơ quan, tổ chức và tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là cấp huyện) nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở; trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự ở cơ sở thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tại nơi cư trú.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.868644 hoặc địa chỉ email luathoanhut.vn@gmail.com  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Hòa Nhựt. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.