Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Khi nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển và hội nhập thì lúc này mâu thuẫn và xung đột xã hội đang có chiều hướng gia tăng ở nhiều lĩnh vực, tính chất của các xung đột xã hội cũng ngày càng phức tạp. Ngoài ra, cuộc sống nhiều áp lực, căng thẳng khiến con người dễ bị tổn thương về mặt tâm lý, bị ức chế dễ dẫn đến xung đột xã hội. Trong đó, các tranh chấp hợp đồng tín dụng cũng đang diễn ra ngày càng nhiều do đó Luật Hòa Nhựt đã triển khai dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng đến với khách hàng.

1. Hợp đồng tín dụng được hiểu như thế nào?

Có thể hiểu rằng tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng và sau một thời gian nhất định sẽ quay trở lại với người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn so với giá trị ban đầu. Tại khoản 4 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017): "Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác".

Hoạt động cấp tính dụng là hoạt động vô cùng đa dạng nhưng cũng như rất phức tạp. Hoạt động này làm phát sinh mối quan hệ giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.

Hoạt động cấp tín dụng mà thực hiện tốt thì sẽ đem lại một khoản lợi nhuận rất lớn cho tổ chức tín dụng. Nhưng lợi nhuận mong muốn càng cao thì độ rủi ro càng lớn. Chính vì vậy, nếu thực hiện không tốt thì sẽ mang lại nhiều rủi ro phát sinh. Rủi ro xuất phát từ hai phía trong quan hệ tín dụng. Đối với tổ chức tín dụng, nguyên nhân dẫn đến rủi ro như phát hành nhiều tín dụng nhưng các tín dụng đó khách hàng không thể hoàn trả cả gốc và lãi hay còn gọi là tín dụng xấu hoặc không cẩn trọng trong việc xem xét các điều kiện cho vay đối với khách hàng của các cán bộ tổ chức tín dụng,...Còn đối với khách hàng, vì những lý do khách quan hoặc chủ quan mà khách hàng không hoàn thành nghĩa vụ theo các điều khoản đã thỏa thuận, gây rủi ro cho tổ chức tín dụng như: giảm nguồn thu lãi của tổ chức tín dụng, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, tốn thêm chi phí liên quan đến việc xử lý rủi rõ, còn ảnh hưởng đến cả uy tín của tổ chức tín dụng, khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng cũng khó khăn hơn nếu tình trạng trên kéo dài thì tổ chức tín dụng sẽ có nguy cơ bị phá sản hoặc bị rút giấy phép. Những rủi ro do khách hàng không hoàn thành hoặc hoàn thành không đầy đủ thì gọi là rủi ro tín dụng. Theo khoản 11 Điều 3 Thông tư số 08/2022/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng: "Rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất (tổn thất tài chính, tổn thất phi tài chính) làm giảm doanh thu, vốn tự có dẫn đến giảm tỷ lệ an toàn vốn hoặc hạn chế khả năng đạt được mục tiêu kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài".

Các tổ chức tín dụng đã giảm rủi ro tín dụng bằng cách giảm tín dụng ngắn hạn, tăng các tín dụng trung dài hạn và giảm tín dụng cá nhân, tăng tín dụng doanh nghiệp. Hay tổ chức cũng yêu cầu tài sản bảo đảm, tài sản bảo đảm chuyển đến cho tổ chức tín dụng nếu khách hàng không  thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng. Do đó, cấp tín dụng là hoạt động của người có tiền cho người cần tiền sử dụng một khoản tiền trong thời gian nhất định, sau đó phải trả lại cho họ theo nguyên tắc hoàn trả. 

Hợp đồng tín dụng là một dạng của hợp đồng vay tài sản. Bên cho vay trong hợp đồng tín dụng là các tổ chức tín dụng. Tại Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 về hợp đồng vay tài sản: "Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định". Bên cho vay cho bên vay mượn một khoản tiền trong một thời gian nhất định. Sau khoảng thời gian đó, bên vay phải trả lại cả gốc và lãi theo nguyên tắc hoàn trả cho bên cho vay. 

Các bên thỏa thuận về nội dung như điều kiện vay vốn, mục đích sử dụng tiền vay, cách thức giải ngân và sử dụng tiền vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, phương thức và kỳ hạn trả nợ,.. cần soạn thảo thành hợp đồng. 

2. Nguyên nhân tranh chấp hợp đồng tín dụng

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng tín dụng rất đa dạng và phong phú. Tranh chấp xảy ra có thể do lỗi của khách hàng hoặc do lỗi từ phía tổ chức tín dụng, đặc biệt là ngân hàng thương mại.

 2.1. Nguyên nhân tranh chấp từ phía tổ chức tín dụng

Thứ nhất, năng lực, phẩm chất, đạo đức của cán bộ tín dụng. Tổ chức tín dụng và cán bộ của tổ chức tín dụng thẩm định hồ sơ vay vốn chưa chặt chẽ; cho khách hàng không đủ điều kiện vay vốn; cho vay đối với khách hàng không có tài sản bảo đảm khi chưa đủ điều kiện. Tình trạng này xảy ra, nguyên nhân do cán bộ tín dụng còn hạn chế năng lực nghiệp vụ.

Người ký cho vay không đúng thẩm quyền, không được ủy quyền hay ký hợp đồng vượt quá phạm vi ủy quyền làm cho hợp đồng tín dụng bị vô hiệu toàn phần hoặc vô hiệu một phần. Nếu gây ra thiệt hại thì người tiến hành ký kết không đúng thẩm quyền, không được ủy quyền hay ký hợp đồng vượt quá phạm vi ủy quyền sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo căn cứ tại khoản 4 Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường”. 

Cán tín dụng bị suy thoái phẩm chất đạo đức, cố ý làm trái quy định của pháp luật. Lúc nhận thế chấp, tổ chức tín dụng chỉ xem xét tài sản dựa trên giấy tờ, không căn cứ thực tế, thường phát sinh vấn đề như phần diện tích thực tế có chênh lệch hay tài sản tại thời điểm xử lý tranh chấp khác so với hiện trạng khi thế chấp. Hay có trường hợp cán bộ tín dụng cho bên vay được giữ giấy tờ gốc chứng minh tài sản thế chấp của mình nhưng sau đó lại đem bán tài sản thế chấp cho bên thứ ba. 

Định giá tài sản thế chấp cao hơn giá trị thực, cho vay số tiền lớn hơn trị giá tài sản thế chấp; sử dụng tài sản thế chấp của hợp đồng vay vốn đã tất toán đế thế chấp cho hợp đồng vay vốn khác khi chưa có sự chấp thuận của chủ sở hữu tài sản và không thông báo cho chủ sở hữu tài sản. 

Tổ chức tín dụng chỉ chú trọng trong việc thẩm định hồ sơ trước khi vay mà không kiểm soát sử dụng vốn vay của khách hàng xem có đúng với mục đích ghi trong hợp đồng hay không. Điều 94 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017): (1) Tổ chức tín dụng phải yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh phương án sử dụng vốn khả thi, khả năng tài chính của mình, mục đích sử dụng vốn hợp pháp, biện pháp bảo đảm tiền vay trước khi quyết định cấp tín dụng; (2) Tổ chức tín dụng phải tổ chức xét duyệt cấp tín dụng theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cấp tín dụng; (3) Tổ chức tín dụng có quyền, nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng; (4) Tổ chức tín dụng có quyền yêu cầu khách hàng vay báo cáo việc sử dụng vốn vay và chứng minh vốn vay được sử dụng đúng mục đích vay vốn.

Thứ hai, việc thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vốn (vấn đề giải ngân). 

Trong hợp đồng tín dụng, khách hàng phải đưa ra rõ ràng mục đích vay vốn, thời hạn hoàn trả số tiền vay mượn và khi đấy tổ chức tín dụng có nghĩa vụ giải ngân đúng số tiền và thời gian ghi trong hợp đồng. Thực tế, sau khi ký kết hợp đồng với khách hàng, tổ chức tín dụng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ giải ngân. Điều này làm ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của khách hàng dẫn đến khách hàng không hoàn thành nghĩa vụ hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Tóm lại, tổ chức tín dụng vẫn là bên bị thiệt hại cho nên cần phải thúc đẩy quá trình thực hiện nghĩa vụ giải ngân thật tốt của chính mình.

2.2. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp từ phía khách hàng

Khách hàng không thực hiện nghĩa vụ hay thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoàn trả cả gốc lẫn. Vì những nguyên nhân khách quan hoặc nguyên nhân chủ quan làm cho khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoàn trả cho tổ chức tín dụng. 

Đối với nguyên nhân khách quan, các hiện tượng thiên nhiên như mưa, lũ, hỏa hoạn, bão, sóng thần, núi lửa phun trào...hay các hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của Chính phủ,...khiến hoạt động của bên vay không thể thực hiện được như kế hoạch đã đề ra. Những nguyên nhân khách quan đó gọi là sự kiện bất khả kháng, khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.” Do đó, khách hàng không thể thực hiện các hoạt động kinh doanh, sản xuất để hoàn thành nghĩa vụ hoàn trả nợ gốc và lãi cho tổ chức tín dụng. 

Đối với nguyên nhân chủ quan, khách hàng có hành vi cố ý vi phạm nghĩa vụ trả nợ của mình. Khách hàng sử dụng tài liệu chứng từ giả để vay vốn, nâng giá trị tài sản đảm bảo để vay vượt quá giá trị của tài sản thế chấp, sử dụng số tiền vay không đúng mục đích; sử dụng giấy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả để ký kết các hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng tín dụng trái pháp luật; giả chữ ký trong các hợp đồng bảo lãnh, các văn bản cam kết để được vay vốn. 

3. Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của Luật Hòa Nhựt

Công ty Luật Hòa Nhựt là một trong những đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp về hợp đồng, trong đó có hợp đồng tín dụng. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao, công ty đảm bảo sẽ cung cấp cho khách hàng những giải pháp pháp lý hiệu quả và bảo vệ quyền lợi của khách hàng một cách tốt nhất. Các dịch vụ của công ty Luật Hòa Nhựt bao gồm:

- Tư vấn pháp lý về tranh chấp hợp đồng tín dụng: Cung cấp cho khách hàng những kiến thức, quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng tín dụng và giúp khách hàng hiểu rõ về quyền lợi của mình trong quá trình tranh chấp.

- Đại diện khách hàng tham gia các phiên tòa và đàm phán giải quyết tranh chấp hợp đồng: Công ty sẽ đại diện cho khách hàng tham gia các phiên tòa và đàm phán giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền lợi của khách hàng một cách tốt nhất.

- Lập hồ sơ và giấy tờ pháp lý: Công ty sẽ giúp khách hàng lập hồ sơ và giấy tờ pháp lý cần thiết để giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

- Giải quyết các tranh chấp hợp đồng tín dụng.

Công ty Luật Hòa Nhựt cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp pháp lý hiệu quả và tiết kiệm thời gian và chi phí. Ngoài ra, công ty cũng cam kết đảm bảo tính minh bạch và trung thực trong quá trình làm việc với khách hàng. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, tận tâm và trách nhiệm, công ty Luật Hòa Nhựt sẽ đem lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng

Nếu Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của Luật Hòa Nhựt thì có thể liên hệ tới chúng tôi qua những phương thức sau: (1) Quý khách hàng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của Luật Hòa Nhựt qua số 1900.868644, (2) Gửi những yêu cầu, thắc mắc của mình tới địa chỉ email luathoanhut.vn@gmail.com. Chúng tôi rất mong nhận được những phản hồi và có thể đồng hành với Quý khách hàng trong quá trình giải quyết các vấn đề tranh chấp liên quan tới hợp đồng tín dụng. Xin chân thành cảm ơn!