1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Quảng Bình
Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam với diện tích tự nhiên hơn 8 nghìn km2 có dân số đến năm 2018 là gần 1 triệu dân. Quảng Bình được biết đến là tỉnh có điều kiện tự nhiên như nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có tiềm năng phát triển du lịch và có điều kiện vô cùng thuận lợi để kết nối các địa phương khác của Việt Nam và Thế giới; tỉnh Quảng Bình nằm ở nơi hẹp nhất theo chiều đông - tây của Việt Nam, giáp với Hà Tĩnh về phía Bắc với dãy Hoàng Sơn là ranh giới tự nhiên, giáp với Quảng Trị về phía nam, giáp với Biển Đông về phía đông; phía tây là tỉnh Khăm Muộn và tây nam là tỉnh Savannakhet của Lào với dãy Trường Sơn là biên giới tự nhiên. Ngoài ra, tỉnh có bờ biển dài hơn 100 nghìn km có phía Đông và có chung biên giới với Lào là hơn 200 nghìn km ở phía Tây.
Vấn đề ly hôn tại Quảng Bình cũng đang là vấn đề nan giải đặc biệt là giành quyền nuôi con sau ly hôn hay việc tranh chấp về thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn. Dưới đây chúng tôi sẽ đauw ra những thông tin về dịch vụ thay đổi người trực tiếp nuôi con khi ly hôn
2. Trường hợp nào cần được thay đổi người trực tiếp nuôi con tại Quảng Bình
Theo quy định, vợ chồng có quyền thoả thuận về người trực tiếp nuôi con nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.Còn đối với người không trực tiếp nuôi con theo quy định phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con khi được sống chung với người trực tiếp nuôi dưỡng và có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Trường hợp người trực tiếp nuôi dưỡng và người không trực tiếp nuôi dưỡng có thoả thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con thì sẽ tiến hành thảo thuận trong một văn bản và yêu cầu Toà án chấp thuận sự thoả thuận đó.
Trong trường hợp cha, mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng hoặc những người thân thích, cơ quan, tổ chức có quyền bảo vệ trẻ em có căn cứ về việc người trực tiếp nuôi con không đảm bảo nghĩ vụ quyền lợi cho con thì có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng. Như vậy, pháp luật quy định là cho phép thay đổi người trực tiếp nuôi con nhưng khi có một trong các căn cứ như cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Trường hợp thay đổi người nuôi con mà không đạt được sự thoả thuận của các bên nếu như bên kia vẫn tiếp tục muốn thay đôi thì ta hiểu đos là trường hợp giành lại quyền nuôi con. Trong trường hợp muốn giành lại quyền nuôi con hay muốn thay đổi người trực tiếp nuôi con thì bên có nhu cầu sẽ tiến hành khởi kiện. Vậy thủ tục, hồ sơ khởi kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Công ty Luật Hòa Nhựt đang triển khai dịch vụ thay đổi người trực tiếp nuôi con. Nếu như khách hàng có nhu cầu thì tham khảo các mục dưới đây, chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề trên.
3. Dịch vụ thay đổi người nuôi con sau ly hôn chuyên nghiệp và tin cậy tại Quảng Bình của Luật Hòa Nhựt
Trước khi tiến hành cùng khách hàng giành lại quyền nuôi con thì chúng tôi muốn biết mong muốn của khách hàng cũng như muốn khách hàng trao đổi cụ thể về tình hình việc nuôi con cũng như cung cấp cho Luật sư biết là khách hàng đang có những chứng cứ như thế nào để Luật sư đánh giá, xem xét và bổ sung.
- Trước hết khách hàng cần cung cấp hồ sơ, giấy tờ sau:
+ Đơn yêu cầu thay đổi quyền nuôi con hoặc đơn khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con.
+ Quyết định, bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn hạn, sổ hộ khẩu.
+ Giấy khai sinh của con.
+ Các chứng cứ chứng minh cho việc khởi kiện thay đổi quyền trực tiếp nuôi con. Chứng cứ chứng minh sẽ áp dụng trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được hoặc khởi kiện thay đổi quyền nuôi con khi người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để nuôi con. Về điều kiện về vật chất như: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập, vui chơi giải trí...Các bên có thể trình bảng lương, giấy tờ chứng minh thu nhập của mình, các nguồn tài chính khác và cách chăm sóc con sau khi ly hôn…
Ngoài vật chất, yếu tố tinh thần của con cũng là một trong những vấn đề quan trọng. Theo đó, bản thân người muốn thay đổi có thời gian chăm sóc, dạy dỗ; giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay; điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ.
- Sau đó Luật sư sẽ tư vấn những lưu ý về độ tuổi của con khi tiến hành giành quyền nuôi con:
+ Trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi, thì người mẹ sẽ được giao quyền trực tiếp nuôi con (khoản 3 điều 81 luật Hôn nhân và gia đình 2014). Có nghĩa là nếu 2 vợ chồng ly hôn khi có 2 con nhỏ dưới 3 tuổi thì người mẹ sẽ giành được quyền nuôi con. Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
+ Trường hợp con từ 3 tuổi trở lên đến 7 tuổi Vợ chồng khi ly hôn phải thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con cũng như quyền và nghĩa vụ của mỗi bên với con sau khi ly hôn. Nếu đã thỏa thuận rồi những vẫn không đạt được sự thống nhất giữa hai bên thì Tòa án quyết định quyền nuôi con cho người có đủ điều kiện và vẫn đảm bảo được tốt nhất quyền và lợi ích về mọi mặt cho đứa trẻ.
+ Trong trường hợp con đã đủ 7 tuổi trở lên thì tuỳ vào nhận thức và suy nghĩ của con mà tòa án phải xem xét cả nguyện vọng của con khi ra quyết định. Bên cạnh việc xem xét quyền lợi về mọi mặt của đứa trẻ, Tòa án có nghĩa vụ phải hỏi nguyện vọng của con, xem đứa trẻ mong muốn sống cùng với cha hay mẹ sau khi họ ly hôn. Mong muốn, nguyện vọng của đứa trẻ là một nhân tố vô cùng quan trọng.
- Xác định toà án có thẩm quyền: Luật sư xác định toà án có thẩm quyền giải quyết và xét xử vụ án.
- Thu thập chứng cứ và tài liệu liên quan: Luật sư thu thập các chứng cứ và tài liệu liên quan để hỗ trợ cho quá trình khởi kiện.Luật sư sẽ giúp khách hàng thu thập thêm các chứng cứ để bổ sung cho vấn đề khởi kiện sao cho thuyết phục và chặt chẽ nhất
- Nộp hồ sơ khởi kiện Luật sư nộp hồ sơ khởi kiện lên toà án và thực hiện các thủ tục cần thiết trong quá trình này.
- Thực hiện thủ tục khi tòa án ra thông báo thụ lý: Luật sư thực hiện các thủ tục cần thiết khi tòa án ra thông báo thụ lý vụ án, bao gồm tham gia quá trình hòa giải và tham gia phiên tòa khi có quyết định đưa ra vụ án xét xử.
- Tham gia phiên tòa sơ thẩm: Luật sư tham gia phiên tòa sơ thẩm để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng và đưa ra các lập luận phù hợp.
- Kháng cáo và tham gia phiên tòa phúc thẩm: Nếu có căn cứ kháng cáo, Luật sư sẽ tư vấn cho khách hàng chuẩn bị và tham gia phiên tòa phúc thẩm.
- Luật sư sẽ cùng khách hàng tìm kiếm các chứng cứ chứng minh về việc người đang nuôi con trực tiếp không đủ khả nănng để tiếp tục nuôi con như ngoại tình, bạo lực gia đình… Qua đó, khẳng định, đối phương là một tấm gương không tốt với con, nếu để con sống chung với đối phương sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của con…
- Luật sư cũng sẽ giúp khách hàng lập luận đầy đủ, có sức thuyết phục để Toà án căn cứ để xem xét quyết định người trực tiếp nuôi con
-Luật sư tư vấn và đưa ra những rủi ro pháp lý có thể phát sinh, những bất lợi khi vợ chồng yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp về quyền nuôi con;
Như vậy, việc thuê dịch vụ luật sư tham gia khởi kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con rất có lợi cho khách hàng, giúp khách hàng trấn an tâm lý, tư vấn cho khách hàng những rủi ro cũng như những điểm mạnh để khách hàng giành lại quyền nuôi con một cách nhanh nhất và thuyết phục nhất.
Nếu quý khách hàng mong muốn sử dụng dịch vụ khởi kiện thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn tại Quảng Bình thì liên hệ qua số Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline 1900.868644. Hoặc quý khách hàng gửi yêu cầu chi tiết qua email: luathoanhut.vn@gmail.com để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc nhanh chóng. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý khách hàng!