1. Các hành vi vi phạm nhãn hiệu hiện nay
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu giúp xây dựng danh tiếng, độ tin cậy và sự nhận diện của một sản phẩm hoặc dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng. Các nhãn hiệu thường được sử dụng để: Phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty so với đối thủ cạnh tranh. Xây dựng hình ảnh, giá trị và danh tiếng của thương hiệu. Tạo sự nhận diện và gắn kết tinh thần với khách hàng. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và độc quyền thương hiệu của công ty.
Các hành vi vi phạm nhãn hiệu được quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp và Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN hướng dẫn chi tiết Nghị định 99/2013/NĐ-CP. Theo đó, yếu tố đánh giá vi phạm (xâm phạm) quyền đối với nhãn hiệu, thương hiệu bao gồm:
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam hoặc Công báo đăng ký quốc tế nhãn hiệu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới;
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan
- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ trùng/ tương tự/ liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo nhãn hiệu đã được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu/ Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam/ Công báo đăng ký quốc tế nhãn hiệu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, theo đó sẽ phải xem xét khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
2. Quy trình thủ tục xử lý vi phạm hành chính hành vi vi phạm nhãn hiệu
2.1. Chuẩn bị đơn yêu cầu xử lý hành vi vi phạm.
Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 99/2013/NĐ-CP có quy định về đơn yêu cầu xử lý vi phạm. Cụ thể như sau:
Yêu cầu xử lý vi phạm phải được thể hiện bằng văn bản dưới hình thức đơn yêu cầu xử lý vi phạm.
Tuy nhiên thì cần lưu ý rằng trong đơn yêu cầu xử lý vi phạm thì cần phải có các nội dung như ngày làm đơn, tên cơ quan nhận đơn hoặc các cơ quan nhận đơn, thông tin về tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm; người đại diện hợp pháp hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền; đối tượng sở hữu công nghiệp liên quan; hàng hóa, dịch vụ có dấu hiệu vi phạm; tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân vi phạm; biện pháp yêu cầu xử lý;.... Và cần phải có kèm theo các tài liệu chứng minh quyền yêu cầu xử lý vi phạm. Tài liệu mô tả hoặc ảnh chụp hành vi hoặc hàng hóa, dịch vụ vi phạm, địa điểm nơi mà có hành vi hoặc hàng hóa dịch vụ vi phạm.
Đối với các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn:
- Bản sao giấy chứng nhận, văn bằng bảo hộ, giấy chứng nhận và các tài liệu khác được coi là hợp lệ nếu người có quyền xuất trình để đối chiếu bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan cấp. Ngoài ra thì theo quy định của pháp luật thì cán bộ tiếp nhận văn bản phải ký vào bản sao đối chiếu với bản chính để chứng thực và không cần chứng thực tại cơ quan công chứng hoặc cơ quan cấp chứng chỉ, văn bằng, văn bằng đó.
- Bản giải trình của chủ thể quyền cung cấp cho cơ quan xử lý vi phạm được coi là hợp lệ nếu có cam kết chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung, thông tin của bản giải trình và chữ ký xác nhận và đóng dấu nếu như có của chủ thể quyền hoặc người đại diện hợp pháp của chủ thể quyền. Nếu bản giải trình có nhiều trang thì chủ thể quyền phải ký nháy vào từng trang hoặc đóng dấu giáp lai vào các trang nếu như có.
Quy định này cũng được áp dụng tương ứng đối với tài liệu do bên bị yêu cầu xử lý vi phạm cung cấp.
2.2. Tiếp nhận và xem xét đơn yêu cầu xử lý vi phạm
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Nghị định 99/2013/NĐ-CP và được sửa đổi bởi Thông tư 11/2015/TT-BKHCN có quy định như sau:
Trường hợp đơn yêu cầu xử lý vi phạm đã có đầy đủ chứng cứ về hàng hóa giả mạo sở hữu công nghiệp, hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp thì cơ quan có thẩm quyền phối hợp với chủ thể quyền tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định.
- Trường hợp đơn yêu cầu xử lý vi phạm chưa có đủ chứng cứ về hàng hóa giả mạo sở hữu công nghiệp, hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp; đơn yêu cầu xử lý vi phạm đối với sáng chế, thiết kế bố trí, tên thương mại, bí mật kinh doanh; đơn yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp thì cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu các bên cung cấp thông tin, chứng cứ, giải trình trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được ấn định trong thông báo. Trường hợp có lý do chính đáng thì có thể đề nghị bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền về việc gia hạn thời gian trả lời nhưng không quá ba mươi ngày, kể từ ngày được ấn định trong thông báo ban đầu theo quy định. Nếu như là ở trong trường hợp các bên đã có ý kiến giải trình theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nhưng xuất hiện tình tiết, chứng cứ mới trong vụ việc, cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu các bên giải trình, phản biện giải trình, cung cấp chứng cứ bổ sung theo quy định.
Các bên có thể cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm ý kiến chuyên môn bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp, văn bản kết luận giám định sở hữu công nghiệp, quyết định giải quyết tranh chấp, quyết định xử lý vụ việc vi phạm có liên quan hoặc tương tự của cơ quan có thẩm quyền và các tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh yêu cầu, lập luận, giải trình của mình và làm rõ các tình tiết của vụ việc.
+ Nếu như mà trong trường hợp văn bản giải trình của các bên chưa làm rõ được các tình tiết của vụ việc và theo đề nghị của một hoặc các bên thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức làm việc trực tiếp với các bên. Biên bản làm việc ghi nhận ý kiến của các bên được coi là một chứng cứ để giải quyết vụ việc. Trường hợp các bên đạt được thoả thuận về biện pháp giải quyết vụ việc phù hợp với quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ và không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên thứ ba, người tiêu dùng và xã hội thì cơ quan có thẩm quyền ghi nhận thỏa thuận đó và ra thông báo dừng giải quyết vụ việc
- Trường hợp đơn yêu cầu xử lý vi phạm được nộp cho nhiều cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với cùng một hành vi vi phạm thì cơ quan nào thụ lý đầu tiên sẽ có thẩm quyền giải quyết. Chủ thể quyền có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền khác về việc đơn đã được thụ lý giải quyết.
3. Dịch vụ xử lý vi phạm nhãn hiệu nhanh chóng tại Bắc Ninh của công ty Luật Hòa Nhựt.
Những vấn đề có liên quan đến nhãn hiệu thì luôn luôn là một trong những vấn đề khó và khi xử lý những vấn đề này thì cần phải có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết về quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ. Bởi vậy mà các dịch vụ có liên quan đến việc xử lý vi phạm nhãn hiệu tại Bắc Ninh theo đó cũng ngày một tăng cao. Nắm bắt nhu cầu đó thì công ty Luật Hòa Nhựt cũng đã phát triển thêm dịch vụ xử lý vi phạm nhãn hiệu.
Hiện nay thì dịch vụ liên quan đến xử lý vi phạm nhãn hiệu tại Bắc Ninh thì công ty Luật Hòa Nhựt có một số dịch vụ hỗ trợ khách hàng như sau:
- Dịch vụ tư vấn về vi phạm nhãn hiệu
- Dịch vụ luật sư tư vấn về thủ tục xử lý vi phạm về nhãn hiệu
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định và kết luận các hành vi vi phạm
- Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng có liên quan.
Nhằm mở rộng phạm vi hỗ trợ khách hàng hơn nữa thì hiện nay công ty Luật Hòa Nhựt không chỉ có hình thức tư vấn tại Văn phòng mà còn có hình thức tư vấn qua điện thoại tổng đài 1900.868644 hoặc tư vấn qua thư tư vấn ở địa chỉ email luathoanhut.vn@gmail.com hoặc là lựa chọn tư vấn qua zalo. Thông qua việc mở rộng nhiều hình thức tư vấn như vậy thì có thể hộ trợ khách hàng ở nhiều tỉnh thành chứ không riêng gì ở địa bàn Hà Nội và còn tiết kiệm chi phí đi lại cho những khách hàng có nhu cầu tư vấn nhưng ở xa.