1. Tranh chấp đất đai bao gồm những loại tranh chấp nào?
Trên thực tế thường xuất hiện dạng tranh chấp đất đai phổ biến sau đây:
Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất:
Dạng tranh chấp này thường xảy ra ở vùng nông thôn, việc phát sinh thường là do lúc chuyển đổi đất đai hai bên không làm hợp đồng hoặc hợp đồng có được soạn thảo nhưng nội dung rất sơ sài, đơn giản.
Vì thế, sau một thời gian một bên cảm thấy quyền lợi bị thiệt thòi nên phát sinh tranh chấp, mặc dù vào thời điểm chuyển đổi hai bên đều đã nhất trí về các điều kiện để chuyển đổi quyền sử dụng đất.
Tranh chấp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất:
Dạng tranh chấp này thường phát sinh sau khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết, nhưng bên vay đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đã cam kết.
Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
Dạng tranh chấp này xảy ra khá phổ biến, việc phát sinh thường là do một bên hoặc cả hai bên thực hiện không đúng giao kết như không trả tiền hoặc không giao đất, cũng có trường hợp do bị lừa dối hoặc sau khi ký kết hợp đồng thấy bị hớ trong điều khoản thỏa thuận về giá cả nên rút lại không thực hiện hợp đồng.
Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất:
Dạng tranh chấp này thường xảy ra do các nguyên nhân chủ yếu sau:
Người có quyền sử dụng đất chết không để lại di chúc và những người thừa kế theo pháp luật không thỏa thuận được với nhau về việc phân chia di sản thừa kế hoặc không hiểu biết về các quy định của pháp luật thừa kế, nên dẫn đến việc phát sinh tranh chấp.
Người sử dụng đất trước khi chết có lập di chúc để lại thừa kế quyền sử dụng đất nhưng di chúc đó trái pháp luật.
Tranh chấp về cản trở việc thực hiện quyền sử dụng đất:
Loại tranh chấp này tuy số lượng tranh chấp phát sinh ít nhưng tính chất lại rất phức tạp. Thông thường, do mâu thuẫn phát sinh, bên sử dụng đất ở gần lối đi công cộng có vị trí đất ở sâu hoặc xa mặt tiền và một bên do có thành kiến cá nhân đã cản trở người sử dụng đất bên trong việc thực hiện quyền sử dụng đất như không cho đi qua phần đất của mình, rào lại lối đi chung… do đó dẫn đến tranh chấp. Ngoài ra, còn tồn tại một số dạng tranh chấp đất đai cụ thể trên thực tế như:
- Tranh chấp về việc làm thiệt hại đến việc sử dụng đất.
- Tranh chấp quyền sử dụng đất.
- Tranh chấp tài sản gắn liền với đất.
- Tranh chấp đất trong vụ án ly hôn.
Tranh chấp hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất:
Việc phát sinh dạng tranh chấp này là do một bên hoặc cả hai bên vi phạm các điều khoản của hợp đồng như:
- Hết thời hạn thuê đất nhưng không chịu trả lại đất cho bên cho thuê.
- Không trả tiền thuê đất.
- Sử dụng đất không đúng mục đích khi thuê.
- Đòi lại đất trước thời hạn hợp đồng.
Tranh chấp do lấn, chiếm đất:
Loại tranh chấp này xảy ra do một hoặc cả hai bên đã chiếm dụng đất của nhau. Có trường hợp trước đây khi thi hành chính sách cải tạo nông nghiệp, Nhà nước đã giao đất cho người khác sử dụng, nay chủ cũ tự động chiếm lại đất canh tác và dẫn đến tranh chấp.
2. Giải quyết tranh chấp khe hở giữa 2 nhà như thế nào?
Đầu tên các bên có thể tự thỏa thuận và hòa giải tranh chấp. Thông thường thì trong trường hợp tranh chấp này, thì khe hở ranh giới giữa hai nhà thường sẽ không nằm trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho các chủ thể sử dụng đất. Tức là khoảng hở này chưa được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất cho bất kỳ hộ gia đình hoặc cá nhân nào. Vì vậy cho nên sẽ chưa đủ cơ sở để chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bất kỳ chủ thể nào, việc các chủ thể xây dựng trên khe hở đó là không đúng quy định của pháp luật, vì vậy để hạn chế chi phí tốn kém về mặt thủ tục và tốn kém về mặt thời gian, thì các bên cần phải ngồi lại để thỏa thuận thương lượng với nhau, chia quyền lợi cùng sử dụng khe hở đó sao cho thuận lợi nhất. Đây cũng là một trong những giải pháp được pháp luật ưu tiên hiện nay trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai.
Nếu các bên tự hòa giải không thành công thì sẽ thông qua hòa giải tại cấp cơ sở, các bên sẽ gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã để tiến hành thủ tục hòa giải. Đây được coi là một trong những thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, đặc biệt là tranh chấp liên quan đến vấn đề ai là người có quyền sử dụng đất (tranh chấp khe hở cũng thuộc loại tranh chấp này). Sau khi nhận được đơn yêu cầu để giải quyết tranh chấp đất đai từ các bên thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có trách nhiệm phối hợp cùng với các cơ quan khác có liên quan để tổ chức hòa giải thông qua Hội đồng hòa giải.
Việc hòa giải có thể thành hoặc không thành, tuy nhiên mặc dù kết quả như thế nào thì việc hòa giải đều phải được lập thành văn bản và có đầy đủ chữ ký của các bên có liên quan, và phải có xác nhận và kết quả hòa giải của Ủy ban nhân dân cấp xã. Nhìn chung thì thôi hạn thực hiện thủ tục và giải này đối với một vụ việc tranh chấp đất đai bất kỳ sẽ được xác định là 45 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Nếu như hòa giải tại các cơ sở không thành công thì các bên sẽ nộp đơn lên tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự.
3. Nguyên tắc xác định ranh giới giữa các thửa đất
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 175 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Ranh giới giữa các thửa đất bên cạnh được xác định bằng thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mà còn được xác định thông qua tập quán địa phương hay quá trình sử dụng đất từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Nguyên tắc xác định ranh giới thửa đất được quy định như sau:
- Thứ nhất, trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất, cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt,…và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ.
- Thứ hai, ranh, giới thửa đất được xác định căn cứ theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp, các quyết định hành chính có liên quan.
Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc báo cho Ủy ban cấp xã. Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Giải quyết tranh chấp khe hở giữa 2 nhà như thế nào? mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: luathoanhut.vn@gmail.comđể nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!