Giấy chứng nhận quyền tác giả được cấp lại trong trường hợp nào?

Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là văn bản do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả. Vậy giấy chứng nhận quyền tác giả được cấp lại trong trường hợp nào?

1. Giấy chứng nhận quyền tác giả được cấp lại trong trường hợp nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 17/2023/NĐ-CP có quy định về cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan như sau:

- Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đã được cấp khi bản đã cấp bị mất hoặc rách nát, hư hỏng.

Như vậy, theo quy định trên thì Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được cấp lại trong các trường hợp:

- Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả bị mất;

- Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả bị rách nát, hư hỏng.

2. Hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền tác giả 

Tác giả, chủ sở hữu tác giả, chủ sở hữu có liên quan nhu cầu cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì cần nộp hồ sơ gồm có những tài liệu giấy tờ như sau:

- Đơn xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

- Tờ khai đăng ký (Giống với đăng ký lần đầu).

- Hai bản sao tác phẩm.

- Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân/CCCD của tác giả.

- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả.

- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu nếu quyền tác giả thuộc chủ sở hữu chung.

- Trường hợp người nộp đơn là người được ủy quyền thì có giấy ủy quyền.

- Trường hợp người nộp đơn là người thụ hưởng quyền đó của người khác do thừa kế, chuyển giao, kế thừa thì có tài liệu chứng minh quyền nộp đơn.

Lưu ý: Tất cả các giấy tờ, tài liệu nêu trên đều phải được làm bằng tiếng Việt, trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối cấp lại và trả hồ sơ, thông báo bằng văn bản trong các trường hợp sau:

- Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không hư hỏng tới mức phải tiến hành cấp lại;

- Phát hiện nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng cấp lại có sự thay đổi so với nội dung đã được cấp;

- Trường hợp theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 39 của Nghị định 17/2023/NĐ-CP

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ theo quy định, trong thời hạn 7 ngày làm việc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

3. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả 

Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 38 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị những giấy tờ, hồ sơ đã nêu trên

Lưu ý:

- Tài liệu trong hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng ngôn ngữ khác thì phải được dịch ra tiếng Việt (có công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự);

- Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sửa chữa;

- Trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp thì cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ có thể sửa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ.

Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền và đóng lệ phí

Cơ quan có thẩm quyền: Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Hồ sơ được nộp tại:

- Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội.

- Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.

- Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

- Hình thức nộp hồ sơ: trực tuyến, trực tiếp và bưu điện

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền rà soát, phân loại, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ;- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Tổ chức, cá nhân có thời hạn tối đa 01 tháng kể từ ngày nhận được thông báo để sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trừ trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của pháp luật. Trường hợp tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc đã sửa đổi, bổ sung mà hồ sơ vẫn chưa hợp lệ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân;

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền lưu giữ 01 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 01 bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan; 01 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 01 bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan được đóng dấu, ghi số Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan gửi trả lại cho tổ chức, cá nhân được cấp như một tài liệu đính kèm không tách rời Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

4. Tại sao cần đăng ký bản quyền tác giả

- Chứng minh quyền sở hữu tác phẩm:

+ Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là một loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tác phẩm một cách hợp pháp. Trên Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ ghi các thông tin về nhân thân của (các) tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, tên tác phẩm, loại hình tác phẩm và ngày đăng ký của tác phẩm. Điều này mang ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thời điểm tác giả đã hoàn thành tác phẩm và đã có nộp bản lưu ở cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

+ Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cũng là một loại giấy tờ được sử dụng khi định giá quyền tài sản của công ty trong trường hợp cổ phần hóa, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.

- Cơ sở để giải quyết tranh chấp phát sinh:

+ Theo quy định của pháp luật hiện hành, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.

- Cơ sở chống lại hành vi xâm phạm quyền tác giả và hưởng quyền tác giả:

+ Việc tiến hành đăng ký quyền tác giả còn ngăn chặn các hành vi xâm phạm từ bên ngoài.

+ Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được coi là bằng chứng về quyền tác giả đối với tác phẩm, tạo thuận tiện trong việc khai thác, sử dụng tác phẩm, chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan đặc biệt khi có tranh chấp. Thực tế, quá trình khai thác, sử dụng tác phẩm, tiến hành các giao dịch liên quan tới quyền tác giả, bên khai thác sử dụng luôn yêu cầu chủ sở hữu quyền tác giả cung cấp Giấy chứng nhận thuộc về mình tránh những rắc rối về sau.

+ Ngoài ra, việc đăng ký quyền tác giả còn có thể giúp cho chủ sở hữu trong một số thủ tục hành chính với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được thuận lợi và dễ dàng hơn.

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Giấy chứng nhận quyền tác giả được cấp lại trong trường hợp nào?  mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: luathoanhut.vn@gmail.com để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!