1. Các hình thức bạo lực gia đình
Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với nhiều dạng khác nhau.
Có thể nhận diện bạo lực gia đình ở những hình thức chủ yếu sau:
- Bạo lực về thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ.
- Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình.
- Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động…).
- Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.
Đối tượng bạo lực và bị bạo lực: Bạo lực giữa vợ, chồng với nhau; bạo lực giữa cha mẹ và con cái; bạo lực giữa các thành viên khác trong gia đình.
Mỗi hình thức bạo lực có thể được biểu hiện dưới nhiều hành vi khác nhau. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 đã quy định các hành vi bạo lực bao gồm:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng.
- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng.
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
- Cưỡng ép quan hệ tình dục.
- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình.
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.
- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
2. Hành vi xúc phạm, lăng mạ bố mẹ vợ có phải là hành vi bạo lực gia đình không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 (Có hiệu lực ngày 01/07/2023) quy định về hành vi bạo lực gia đình như sau:
- Hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
+ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
+ Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm...
Như vậy, đối với trường hợp có hành vi chửi bới, lăng mạ, xúc phạm bố mẹ vợ được coi hành vi bạo lực gia đình theo quy định nêu trên.
3. Bạo lực gia đình xuất phát từ nguyên nhân nào?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi đó nhưng có thể phân ra thành nguyên nhân về tư tưởng, nguyên nhân về văn hoá, yếu tố kinh tế, yếu tố luật pháp. Kết quả của hành vi bạo lực gia đình thường được thể hiện dưới các hình thức chủ yếu là bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần, bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục.
Một trong những nguyên nhân được đề cập tới nhiều nhất là xuất phát từ người có hành vi bạo lực. Hành vi bạo lực gia đình của họ thường khởi phát từ nhiều lý do tình trạng tâm lý xã hội như thái độ, nhận thức hay trải nghiệm quá khứ. Trong đó, tư duy bất bình đẳng giới, thái độ gia trưởng, tư tưởng trọng nam khinh nữ ở một số nam giới khiến họ tin vào quyền lực của mình để đòi hỏi mọi người trong gia đình đặc biệt là người vợ phải tuân thủ yêu sách của họ. Những người này thường đòi hỏi sự hoàn hảo đối với các thành viên trong gia đình và vì vậy họ thường đưa ra sự kiểm soát gắt gao và những kỷ luật nặng nề. Nếu thành viên nào trong gia đình không làm theo thì họ sẵn sàng phạt. Ví dụ như họ đưa ra yêu cầu cho con cái về kết quả học tập phải cao, người vợ phải hoàn hảo trong nội trợ hay ứng xử…
Những người khi còn nhỏ đã bị bạo lực hay chứng kiến cảnh bạo lực trong gia đình thì khi lớn lên họ thường có xu hướng bạo lực với người khác đặc biệt là với người trong gia đình. Còn nguyên nhân, bản chất của bi kịch con cái bạo hành bố mẹ, ông bà thường xuất phát từ sự bất hiếu, đua đòi theo bạn bè xấu trong xã hội, do không có tiền ăn tiêu hoặc lệch lạc trong tâm lý vì cho rằng bố mẹ có nghĩa vụ hy sinh cho con cái nhưng khi bố mẹ không để lại tài sản và cho rằng bố mẹ già yếu mà vẫn phải chăm sóc, trở thành gánh nặng nên đã có những lời nói nhục mạ, chửi bới và nghiêm trọng hơn là đánh đập bố mẹ gây thương tích nặng nề hoặc chết người.
4. Bạo lực gia đình gây ra những hậu quả nào?
Đối với chính nạn nhân:
Bạo lực gia đình gây thiệt hại về thể chất lẫn tinh thần cho nạn nhân. Các hành vi đánh đập, dùng vũ lực hay bạo hành tình dục không tránh khỏi sức khỏe bị hủy hoại, thương tích đau đớn; có thể bị khuyết tật suốt đời, thậm chí dẫn đến tử vong. Ngoài ra, bạo hành gia đình gây ám ảnh về tinh thần; luôn chán nản, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, mất tự tin, hoang mang, trầm cảm; cảm thấy cuộc sống nặng nề, căng thẳng và tuyệt vọng.
Đối với người gây bạo lực gia đình:
Bạo lực gia đình không chỉ gây thiệt hại cho nạn nhân mà ngay cả người gây bạo lực cũng phải trả một cái giá khá đắt. Chính hành vi của mình; người gây bạo lực đang tự phá hỏng mối quan hệ vợ - chồng, cha mẹ - con cái, ông bà - cháu, anh - chị - em trong gia đình. Với hành vi bạo lực gia đình; người này phải đóng tiền nộp phạt vi phạm hành chính cho hành vi sai trái của mình khi gây ra bạo lực gia đình với người thân trong gia đình. Và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng với nạn nhân.
Đối với trẻ em:
Bạo lực trẻ em trong gia đình ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển thể chất và trí tuệ đối với trẻ; những vụ bảo hành trẻ em ngày càng tăng. Khi chứng kiến bạo lực gia đình; trẻ sẽ trong tình trạng căng thẳng, sợ hại, tâm lý tiêu cực, thiếu tập trung và không có khả năng chơi tích cực, lẩn tránh các mối quan hệ với các bạn cùng lứa tuổi, có xu hướng kép kín với mọi người xung quanh.
Tuy nhiên; nhiều trẻ lại theo chiều hướng thích gây rối; bỏ học, phạm tội, uống rượu, hút thuốc lá và nghiện ma túy và học theo hành vi của người lớn bạo lực lại người khác; thiếu tin tưởng vào người lớn; bỏ đi khỏi nhà; có thể có các hành vi bạo lực như người lớn; chán nản và có ý nghĩ tự tử; thậm chí tự tử.
Đối với gia đình:
Bạo lực gia đình là nguyên nhân dẫn tới ly thân, ly hôn và tan vỡ bao gia đình. Tốn tiền chữa trị và phục hồi sức khỏe thể chất; và sức khỏe tinh thần cho nạn nhân và người chứng kiến bạo lực gia đình. Giảm thời gian và năng suất lao động từ đó giảm thu nhập gia đình. Không có khả năng làm tròn bổn phận với gia đình nội, ngoại.
Đối với xã hội:
Khi bạo lực gia đình tác động tới nạn nhân lẫn người gây bạo lực sẽ giảm sự đóng góp của họ tới xã hội. Tạo ra lực lượng lao động tương lai có sức khỏe thể chất và tinh thần yếu, thiếu sáng tạo, thiếu sự chủ động. Nếu không xử lý triệt để; xã hội sẽ chấp nhận và dung túng cho bạo lực gia đình.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Hành vi xúc phạm, lăng mạ bố mẹ vợ có phải là hành vi bạo lực gia đình không? mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: luathoanhut.vn@gmail.com để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn!