Khi nào sẽ công bố toàn văn Luật Căn cước 2023 chính thức?

Xin cho tôi hỏi Luật Căn cước 2023 được thông qua vào ngày nào? Khi nào sẽ công bố toàn văn Luật Căn cước 2023 chính thức? – Quỳnh Hoa (Long An)

Khi nào sẽ công bố toàn văn Luật Căn cước 2023 chính thức? (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LUẬT HÒA NHỰT giải đáp như sau:

Luật Căn cước 2023 được thông qua vào ngày nào?

Sáng ngày 27/11/2023, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước 2023, gồm 7 chương 46 điều quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Luật Căn cước 2023 áp dụng đối với công dân Việt Nam; người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Luật Căn cước 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Theo quy định tại Điều 79 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, ngày thông qua luật của Quốc hội là ngày Quốc hội biểu quyết thông qua luật đó.

Khi nào sẽ công bố toàn văn Luật Căn cước 2023 chính thức?

Cụ thể, Chủ tịch nước sẽ công bố luật chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày luật được Quốc hội thông qua.

Đối với luật được xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì Chủ tịch nước công bố luật, pháp lệnh chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày luật được thông qua.

(Khoản 1 Điều 80 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

Theo Điều 146 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi 2020), các trường hợp xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn bao gồm:

- Trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp; trường hợp đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

- Trường hợp cần ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Trường hợp cần sửa đổi ngay cho phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành; trường hợp cần ban hành ngay văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Trường hợp cần bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

- Trường hợp cần kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp luật trong một thời hạn nhất định để giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn.

Theo đó, Luật Căn cước 2023 không thuộc trường hợp phải xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Do đó, thời hạn công bố toàn văn Luật Căn cước 2023 chính thức sẽ thực hiện chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày luật được Quốc hội thông qua.

Như vậy, chậm nhất là ngày 12/12/2023 sẽ có toàn văn Luật Căn cước 2023 chính thức.

Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

- Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.

- Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.

- Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.

- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

(Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)