Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Bị hại trong vụ án Trộm cắp tài sản

Hiện tại, vấn đề về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Bị hại trong vụ án hình sự vẫn nhận được rất nhiều quan tâm. Nếu quý khách hàng đang tìm kiếm dịch vụ Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Bị hại trong vụ án Trộm cắp tài sản uy tín thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Hòa Nhựt.

1. Khái quát về vụ án trộm cắp tài sản

Hiện nay chưa có quy định cụ thể nhằm định nghĩa về hành vi trộm cắp tài sản, quy định về tội trộm cắp tài sản trong Bộ luật Hình sự 2015 cũng không mô tả các dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản mà chỉ nêu tội danh. Tuy nhiên dựa vào các yếu tố cấu thành hành vi, thì trộm cắp tài sản có thể được hiểu là cá nhân cố ý thực hiện hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của cá nhân, tổ chức khác để thu lợi bất chính từ giá trị tài sản đó mang lại.

Tội trộm cắp tài sản quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút bí mật chiếm đoạt tài sản đang do người khác quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là di vật, cổ vật.

Về hình phạt, Điều 173 quy định 4 khung hình phạt chính và 1 hình phạt bổ sung:

- Khung hình phạt tại Khoản 1: Có mức hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan;

- Khung hình phạt tại Khoản 2: Có mức phạt tù từ hai năm đến bảy năm;

- Khung hình phạt tại Khoản 3: Có mức phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm;

- Khung hình phạt tại Khoản 4: Có mức phạt tù từ mười hai đến hai mươi năm;

- Hình phạt bổ sung (khoản 5) Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

Theo đó, vụ án trộm cắp tài sản là vụ việc vi phạm có dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản đã được quy định trong Bộ luật Hình sự tại Điều 173 và được cơ quan có thẩm quyền ra lệnh khởi tố về hình sự để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo các trình tự, thủ tục đã được quy định ở Bộ luật Tố tụng hình sự.

2. Bị hại trong vụ án trộm cắp tài sản

Theo quy định tại Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về bị hại thì“ Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.”.

Theo đó, có thể suy ra bị hại trong vụ án trộm cắp tài sản có thể là cá nhân, pháp nhân, tổ chức trực tiếp bị thiệt hại về tài sản do hành vi phạm tội của người phạm tội trộm cắp tài sản gây ra. Mặt khác, công dân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại chỉ được tham gia tố tụng với tư cách là bị hại khi và chỉ khi được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận.

Một nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự là phải bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự. Vì vậy, người bị hai trong giai đoạn tố tụng hình sự có thể tự mình bảo vệ quyền và lợi ích cho mình hoặc nhờ luật sư bảo vệ. Theo đó để chắc chắn việc bảo vệ quyền và lợi ích của mình được tốt nhất thì người bị hại cần mỏi luật sư bảo vệ ngay từ giải đoạn điều tra thay vì chỉ trong giai đoạn xét xử tại phiên tòa.

Theo quy định của pháp luật thì Luật sư có quyền tham gia vào giai đoạn tiền tố tụng (giai đoạn tin báo, tố giác tội phạm), giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, khiếu nại giám đốc thẩm, tái thẩm. Do đó, nếu trong giai đoạn điều tra Luật sư nhận được yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích cho bị hại thì Luật sử sẽ tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật để tham gia bảo vệ thân chủ của mình. Đây cũng là cách để đảm bảo nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hai

3. Dịch vụ Luật sư Luật Hòa Nhựt bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Bị hại trong vụ án Trộm cắp tài sản.

Trong Dịch vụ Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Bị hại trong vụ án Trộm cắp tài sản, Luật Hòa Nhựt sẽ hỗ trợ bạn trong những vấn đề như sau:

- Luật sư tư vấn cho bị hại về pháp luật hình sự và những vấn đề pháp lý liên quan đến vụ án trộm cắp tài sản;

- Đội ngũ luật sư của Luật Hòa Nhựt sẽ trực tiếp tham gia bảo vệ quyền lợi của người bị hại ngay từ giai đoạn khởi tố đến khi điều tra, xét xử. Luật sư tham gia bảo vệ cho bị hại tại cơ quan ở giai đoạn truy tố, toà án xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, khiếu nại giám đốc thẩm, tái thẩm;

- Hướng dẫn người bị hại viết đơn trình bày, cung cấp các chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của bị can, bị cáo; mặt khác, Luật sư sao chụp hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra công an tại viện kiểm sát, tòa án nhân dân để nghiên cứu phương án bảo vệ;

- Trực tiếp tham gia vào các buổi làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng, tham gia phiên tòa xét xử để yêu cầu phiên tòa xét xử đúng người, đúng tội và yêu cầu mức bồi thường thiệt hại đúng mức dành cho người bị hại.

- Tiến hành soạn thảo đơn, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cùng với các quy định từ các văn bản liên quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại;

- Làm đơn yêu cầu phản tố tới tòa án nhân dân để bảo vệ tốt nhất cho bị hại.

Trình tự cung cấp dịch vụ Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Bị hại trong vụ án Trộm cắp tài sản của Luật Hòa Nhựt

Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc, phổ biến về các dịch vụ mà công ty cung cấp

Bước 2: Thỏa thuận và tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ Luật sư

Bước 3: Triển khai nghiên cứu hồ sơ, tìm các hướng giải pháp giải quyết vấn đề cho bị hại; đồng thời thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định của pháp luật nhằm chuẩn bị cho việc tham gia thủ tục tố tụng bảo vệ quyền lợi cho bị hại;

Bước 6: Tham gia trực tiếp bảo vệ quyền lợi của bị hại tại cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan có thẩm quyền.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của Luật Hòa Nhựt liên quan đến vấn đề: Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Bị hại trong vụ án Trộm cắp tài sản. Xin trân trọng cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Hòa Nhựt.