Luật sư cùng khách hàng đến cơ quan Công an làm việc trong vụ án Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Trong mọi trường hợp kể từ khi bị bắt, bị tạm giữ hoặc thậm chí một hình thức khác như bị mời làm việc cũng có thể tiến hành yêu cầu luật sư có mặt để tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình. Vậy nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư cùng khách hàng đến cơ quan Công an làm việc trong vụ án Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Luật Hòa Nhựt.

1. Khái quát về vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hình thức vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được thực hiện do cố ý, với mục đích muốn chiếm đoạt được tài sản.

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) có khung hình phạt như sau:

- Khung 1: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

- Khung 2: phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

- Khung 3: phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

- Khung 4: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

- Hình phạt bổ sung:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được hiểu là vụ việc vi phạm có dấu hiệu là tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đã được quy định trong Bộ luật Hình sự và được cơ quan có thẩm quyền ra lệnh khởi tố về hình sự để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo các trình tự, thủ tục đã được quy định ở Bộ luật Tố tụng hình sự.

2. Những trường hợp mời Luật sư cùng đến cơ quan công an làm việc trong vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Thường thì khi công an mời cá nhân lên để lấy thông tin hoặc thực hiện hoạt động điều tra vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thường gửi giấy triệu tập, đây chính là một trong những giấy tờ được ban hành trong thủ tục tố tụng hình sự; mang tính chất bắt buộc người bị triệu tập phải có mặt tại cơ quan Nhà nước; có thẩm quyền để lấy lời khai, xác minh thêm thông tin liên quan đến vụ việc cụ thể.

Hiện nay thì cũng đã có những quy định cụ thể về giấy triệu tập cụ thể thì được quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015; khi cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố vụ án, việc phải có mặt theo giấy triệu tập là một nghĩa vụ bắt buộc đối với các đối tượng sau:

- Bị can: Phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

- Bị cáo: Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án.

- Bị hại: Là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

- Nguyên đơn dân sự: Là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nguyên đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và chấp hành quyết định; yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

- Bị đơn dân sự: Là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bị đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền; tiến hành tố tụng (điểm a khoản 3 Điều 64).

- Người làm chứng trong tố tụng: Là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.

Như vậy, có rất nhiều đối tượng có thể được mời đến cơ quan công an làm việc để phục vụ cho quá trình điều tra, tuy nhiên hiện nay pháp luật mới chỉ có quy định về quyền mời Luật sư bào chữa từ giai đoạn khởi tố cho bị can, bị cáo. Bộ luật tố tụng hình sự tại các Điều 16, 60, 61 đều quy định về quyền của bị can, bị cáo được thuê luật sư để bào chữa cho mình. Do đó trong mọi trường hợp kể từ khi bị bắt, bị tạm giữ hoặc thậm chí một hình thức khác như bị mời làm việc cũng có thể tiến hành yêu cầu luật sư có mặt để tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình.

3. Dịch vụ Luật sư Luật Hòa Nhựt cùng khách hàng đến cơ quan Công an làm việc trong vụ án Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Khi cơ quan thẩm quyền từ chối việc thuê luật sư của bạn, và giải thích rằng đang mời làm việc chứ chưa khởi tố điều tra vụ án thì bạn hoàn toàn có thể từ chối làm việc, từ chối hợp tác với mọi câu hỏi của người hỏi. Và tất nhiên khi cơ quan thẩm quyền áp giải, hay đưa bạn đi đâu đó đều phải có lệnh, giấy tờ chứng minh cho việc đó, bạn phải yêu cầu họ xuất trình, nếu không thì bạn phải từ chối hợp tác. Sau khi có yêu cầu thuê luật sư bào chữa, thì mọi hoạt động của cơ quan có thẩm quyền phải được thông báo cho luật sư biết để tham gia. Nếu luật sư không tham gia thì người bị bắt, giữ có quyền từ chối làm việc đến khi có luật sư. Luật sư sẽ là người dự cung cùng cơ quan thẩm quyền để hướng dẫn, hỗ trợ người bị bắt, giữ trong việc khai báo phù hợp. Cơ quan thẩm quyền chỉ có nghĩa vụ giải thích mà không được tác động, xúi dục người bị bắt, giữ từ chối luật sư.

Có thể thấy, bị can khi được công an triệu tập lên để phục vụ quá trình điều tra thì việc đầu tiên bạn cần làm là tìm ngay một bên cung cấp dịch vụ Luật sư uy tín để đồng hành cùng mình. Sau đây Luật Minh Khuê xin được giới thiệu dịch vụ mà chúng tôi cung cấp. Trong Dịch vụ Luật sư cùng khách hàng đến cơ quan Công an làm việc trong vụ án Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn:

- Tư vấn và giải thích của Luật sư về quy trình tố tụng từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử; tư vấn các quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo khi bị tạm giam;

- Luật sư sẽ tham gia các buổi hỏi cung tại cơ quan điều tra cùng thân chủ để tránh trường hợp thân chủ bị ép cung, nhục hình, ép khai không đúng sự thật gây bất lợi, oan sai;

- Kịp thời khiếu nại, kiến nghị khi phát hiện những vi phạm, sai trái, bất lợi đối với thân chủ;

- Dựa trên những thông tin khi trao đổi với cơ quan công an, luật sư thu thập chứng cứ, bổ sung hồ sơ pháp lý để xây dựng luận cứ bào chữa, là bước đệm vững chắc cho các giai đoạn sau;

- Ngoài ra, nhận được sự hỗ trợ của Luật sư bào chữa giúp thân chủ có thể ổn định hơn về mặt tâm lý.

Phương thức liên hệ và đặt dịch vụ Luật sư của Luật Hòa Nhựt

Nếu quý khách hàng tin tưởng lựa chọn dịch vụ Luật sư của chúng tôi có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư uy tín của Luật Hòa Nhựt về mảng hình sự: 1900.868644 (Luật Hòa Nhựt). Luật sư phòng Hỗ trợ khách hàng công ty Luật TNHH Hòa Nhựt, với kinh nghiệm dày dặn trong nghề, đảm bảo là chỗ dựa vững chắc cho khách hàng khi tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Bên cạnh đó, quý khách hàng còn có thể liên hệ và đặt dịch vụ với chúng tôi qua những cách thức như sau:

  • Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900.868644;
  • Email: lienhe@luatminhkhue.vn;

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của Luật Hòa Nhựt liên quan đến vấn đề: Luật sư cùng khách hàng đến cơ quan Công an làm việc trong vụ án Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Xin trân trọng cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Hòa Nhựt.