Căn cứ pháp lý
Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
Thông tư 63/2023/TT-BTC
Thông tư 263/2016/TT-BTC
Các nghị định khác có liên quan
1. Quyền sở hữu công nghiệp là gì? Các loại quyền sở hữu công nghiệp
Theo khoản 4 Điều 4 Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung quy định về các quyền mà cá nhân có đối với các chủ thể bao gồm:
Nhãn hiệu: Dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa dịch vụ của tổ chức này với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức sản xuất ra sản phẩm đó. Ví dụ: Sony (đồ điện tử), Dibao (xe máy điện), biểu tượng hình quả táo của Apple.
Sáng chế, giải pháp hữu ích: một phương pháp nhằm giải quyết một vấn đề được xác định rõ bằng các sử dụng các nguyên tắc tự nhiên. Tùy vào tính mới thì một quy trình sẽ được cấp bằng Sáng chế hoặc Giải pháp hữu ích. Ví dụ như con chuột thường ngày được sử dụng trên máy tính là một sáng chế cho lĩnh vực máy tính, nhằm giải quyết vấn đề tương tác
Kiểu dáng công nghiệp: Hình dáng bên ngoài của một sản phẩm được thể hiện bằng các hình khối, màu sắc, đường nét hoặc kết hợp giữa 3 yếu tố này. Ví dụ như hình dáng bên ngoài của một lon Coca, hình dáng bên ngoài của một chiếc điện thoại Samsung.
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn: kết cấu của phần tử mạch và các mối liên kết của nó trên mạch tích hợp bán dẫn. Đây là một mảng tuy không mới, nhưng ít được chú ý đến do sự thiếu tự chủ về công nghệ ở trong nước.
Chỉ dẫn địa lý: Dấu hiệu dùng để chỉ nguồn gốc từ một khu vực, địa phương duy nhất có khả năng sản xuất ra sản phẩm này. Ví dụ: Tỏi Lý Sơn, Nước mắm Phú Quốc, Rượu Champage
Bí mật kinh doanh: Là những thông tin do cá nhân, tổ chức tự thu thập và giúp cá nhân tổ chức đó có lợi thế trong việc kinh doanh. Việc bảo vệ bí mật kinh doanh do Doanh nghiệp tự thực hiện thông qua một hệ thống các văn bản và không cần phải đăng ký với Cục Sở hữu Trí tuệ. Ví dụ như công thức của KFC, nguyên liệu của Coca-Cola, danh sách khách hàng của Apple.
2. Mức lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp online từ ngày 01/01/2024 là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 63/2023/TT-BTC quy định về mức lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp online, theo đó kể từ ngày 1/1/2024 đến 31/12/2025 thì một số loại phí sẽ được giảm 50% so với trước đó. Các loại phí đó bao gồm:
2.1. Thay đổi về lệ phí chung
Loại lệ phí | Lệ phí cũ | Lệ phí mới |
Lệ phí nộp đơn (gồm cả đơn tách, đơn chuyển đổi) | 150.000 đồng | 75.000 đồng |
Lệ phí yêu cầu gia hạn thời hạn trả lời thông báo của Tổ chức thu phí, lệ phí (mỗi lần được phép gia hạn) | 120.000 đồng | 60.000 đồng |
Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ | 120.000 đồng | 60.000 đồng |
- Đối với sáng chế có trên: + 01 điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ + Đơn kiểu dáng công nghiệp có trên 01 phương án của từng sản phẩm + Đơn nhãn hiệu có trên 01 nhóm sản phẩm dịch vụ |
100.000 đồng | 50.000 đồng |
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp | 120.000 đồng | 60.000 đồng |
Lệ phí duy trì hiệu lực Văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích/gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, đối với sáng chế/giải pháp hữu ích (mỗi năm) cho mỗi điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ | 100.000 đồng | 50.000 đồng |
Lệ phí duy trì/gia hạn hiệu lực muộn cho mỗi tháng muộn | 10% lệ phí duy trì | 5% lệ phí duy trì |
Lệ phí yêu cầu chấm dứt/hủy bỏ hiệu lực VBBH | 50.000 đồng | 25.000 đồng |
Ngoài ra, các lệ phí còn lại của các tài sản sở hữu công nghiệp vẫn giữ nguyên, bao gồm:
2.2. Lệ phí đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu
Lệ phí công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 120.000 đồng.
Lệ phí thẩm định đơn: 550.000 đồng/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ.
Lệ phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 180.000 đồng.
Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng.
Lệ phí công bố văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng.
2.3. Lệ phí đăng ký sở hữu trí tuệ sáng chế
Lệ phí công bố đơn đăng ký sáng chế: 120.000 đồng.
Lệ phí xác định tính hợp pháp của nội dung: 420.000 đồng.
Lệ phí tra cứu sáng chế: 120.000 đồng.
Lệ phí đăng bạ lên Công báo Sở hữu Công nghiệp: 120.000 đồng.
2.4. Lệ phí đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Lệ phí tra cứu thông tin hỗ trợ việc thẩm định đơn: 480.000 đồng.
Lệ phí thẩm định đơn: 700.000 đồng.
Lệ phí công bố đơn lên Công báo Sở hữu Công nghiệp: 120.000 đồng.
Đơn có trên 1 hình (từ hình thứ 2 trở đi): 60.000 đồng.
2.5. Lệ phí đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí mạch bán dẫn
- Phí công bố đơn: 120.000 đồng
- Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000 đồng/01 hình
- Phí thẩm định: 180.000 đồng
- Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng: 230.000 đồng/Văn bằng bảo hộ
- Phí công bố quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp: 120.000 đồng/đơn
- Phí đăng bạ QĐ ghi nhận chuyển nhượng: 120.000 đồng/Văn bằng bảo hộ
3. Một số vấn đề khác có liên quan
3.1. Tại sao phải đóng lệ phí sở hữu công nghiệp?
Tuy Cục Sở hữu Trí tuệ là một cơ quan nhà nước, nhưng nếu tất cả mọi hoạt động phải chi bởi Ngân sách nhà nước sẽ tạo nên một nguồn thất thoát không hề nhỏ. Do đó, việc thu lệ phí giúp làm giảm chi phí cho Ngân sách nhà nước. Ngoài ra, việc đóng lệ phí cũng ngăn chặn các trường hợp chỉ nộp đơn cho vui, làm tắc nghẽn hệ thống xử lý đơn của Cục Sở hữu Trí tuệ.
3.2. Ai là người phải đóng lệ phí sở hữu công nghiệp?
Theo quy định pháp luật thì chủ đơn có nghĩa vụ đóng lệ phí. Cục Sở hữu Trí tuệ không có quy định cụ thể về việc có nhiều chủ đơn thì việc tính lệ phí sẽ như thế nào, do đó phải hiểu rằng các bên sẽ phải tự làm việc với nhau về vấn đề này, Cục không can thiệp vào.
3.3. Đóng lệ phí ở đâu?
Người nộp đơn đóng lệ phí được đóng ở Cục Sở hữu Trí tuệ ở phòng Tài vụ sau khi nhận được biên lai từ Bộ phận Một cửa. Để nhận được biên lai từ bộ phận Một cửa, chủ đơn phải đưa ra các văn bản chứng minh nghĩa vụ đóng lệ phí. Tuy nhiên, chủ đơn cũng chỉ cần cung cấp số đơn để được các cán bộ hướng dẫn, trong trường hợp đơn đã đến giai đoạn cấp Văn bằng bảo hộ.
3.4. Đóng lệ phí như thế nào?
Việc đóng lệ phí trước đây được nộp trực tiếp bằng tiền mặt với số tiền chính xác. Tuy nhiên, hiện nay Cục Sở hữu Trí tuệ đã cho phép chuyển khoản với yêu cầu về nội dung chặt chẽ và vẫn yêu cầu có mặt để xác nhận. Với các đại diện Sở hữu Công nghiệp như Luật Hòa Nhựt thì việc nộp đơn có thể hoàn toàn trên mạng thông qua chữ ký số, chỉ cần đến Cục để thực hiện bước nộp tiền.
3.5. Khi nào thì phải đóng lệ phí?
Việc đóng lệ phí phải được nộp ngay khi có Thông báo yêu cầu đóng lệ phí. Việc không đóng lệ phí sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực với quá trình xử lý đơn, nổi bật trong số đó việc không nộp lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ có thể dẫn đến việc Cục Sở hữu Trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ với lý do không nộp lệ phí. Do đó, khi có thông báo yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ, Luật Hòa Nhựt sẽ đại diện Khách hàng nộp lệ phí cho Cục Sở hữu Trí tuệ để đảm bảo không có bất trắc nào xảy ra trong quá trình xử lý đơn
Công ty Luật Hòa Nhựt luôn đặt mong muốn chia sẻ đến quý khách hàng những kiến thức tư vấn pháp lý hữu ích và chi tiết. Chúng tôi hiểu rằng, trong cuộc sống hàng ngày, có thể quý khách hàng đang đối mặt với nhiều thách thức pháp lý khác nhau hoặc có những thắc mắc cần được giải đáp. Để mang đến dịch vụ tư vấn pháp luật chất lượng và thuận tiện nhất, chúng tôi mở đường liên lạc qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến, sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vấn đề của quý khách. Hãy gọi đến số hotline 1900.868644 để được tư vấn ngay lập tức. Ngoài ra, quý khách hàng cũng có thể gửi yêu cầu chi tiết của mình qua địa chỉ email luathoanhut.vn@gmail.com. Chúng tôi cam kết sẽ phản hồi và hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Chân thành cảm ơn sự hợp tác và niềm tin của quý khách hàng đối với Công ty Luật Hòa Nhựt. Chúng tôi sẽ không ngừng nỗ lực để đem đến cho quý khách hàng những giải pháp pháp lý toàn diện và hiệu quả nhất.