1. Khi lãi suất đi xuống, ngành nào có lợi nhất
Khi ngân hàng giảm lãi suất, các ngành như ngân hàng, bất động sản, năng lượng, hàng hóa tiêu dùng và các doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ vay sẽ được hưởng lợi.
Với ngành ngân hàng, khi lãi suất giảm, chi phí huy động của các nhà băng sẽ được giảm xuống. Lãi suất đầu ra cho vay vì thế cũng hạ nhiệt, từ đó khả năng hoàn trả nợ vay của các khách hàng được cải thiện. Đây là một tín hiệu tích cực cho ngành. Ngoài ra, còn một điểm cộng khác cho cơ hội đầu tư ở nhóm ngành này đó là không ít ngân hàng đang được giao dịch với mức thị giá trên giá trị sổ sách (P/B) chỉ bằng 1.
Khi lãi suất giảm, nhóm bất động sản cũng được hưởng lợi. Tuy nhiên, các doanh nghiệp địa ốc chưa thể phục hồi ngay trong ngắn hạn, sẽ phải mất một khoảng thời gian để nhóm này tái cơ cấu, củng cố tình hình tài chính. Cơ hội đối với ngành bất động sản có thể xuất hiện vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2024.
Ngoài ra, các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều nợ vay như nhóm năng lượng sẽ được hưởng lợi khi lãi suất tăng. Các công ty sản xuất hàng hóa tiêu dùng cũng sẽ nhận được những tác động tích cực.
Các chuyên gia đánh giá năm 2023 sẽ là rất tốt để đầu tư. Tuy nhiên, các nhà đầu tư, đặc biệt là nhóm mới gia nhập thị trường, nên đa dạng hóa danh mục, sử dụng đòn bẩy tài chính có kiểm soát. Ngoài ra, kinh nghiệm từ các nhà đầu tư thành công cũng cho thấy, việc đầu tư nên được diễn ra dàn trải theo kỳ tháng, theo quý và đều đặn, không nên dồn tất cả vốn vào một thời điểm.
2. Ngân hàng giảm lãi suất liệu chứng khoán có bị đi xuống?
Chiều muộn ngày 23/5, Ngân hàng Nhà nước đã thông báo 2 quyết định liên quan đến lãi suất có hiệu lực từ ngày 25/5/2023.
Cụ thể là Quyết định số 950/QĐ-NHNN ngày 23/5/2023 về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng.
Theo đó, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng giảm từ mức 6%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất tái cấp vốn giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu giữ nguyên ở mức 3,5%/năm.
Cùng đó, Quyết định số 951/QĐ-NHNN ngày 23/5/2023 về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VND) của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014.
Theo quyết định này, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giữ nguyên ở mức 0,5%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5%/năm, riêng lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô giảm từ mức 6%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do tổ chức tín dụng ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.
Đối với thị trường chứng khoán, lãi suất điều hành và VN-Index thường có xu hướng ngược nhau. Khi Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất điều hành, thị trường chứng khoán Việt Nam thường có xu hướng đi lên sau đó và ngược lại, khi lãi suất điều hành tăng thì chứng khoán thường sụt giảm.
Thị trường chứng khoán được cho là sẽ hưởng lợi khi lãi suất giảm. Tuy nhiên, thực tế diễn biến giao dịch lại trái ngược với điều này.
+ Chốt phiên giao dịch ngày 24/5, VN-Index giảm 4,06 điểm xuống 1.061,79 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 794 triệu đơn vị, tương ứng hơn 13.770,3 tỷ đồng. Toàn sàn có 168 mã tăng giá, 215 mã giảm giá và 55 mã đứng giá.
+ HNX-Index tăng nhẹ 0,17 điểm lên 215,96 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 93,6 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1.505,5 tỷ đồng. Toàn sàn có 75 mã tăng giá, 87 mã giảm giá và 68 mã đứng giá.
+ UPCOM-Index giảm 0,07 điểm xuống 80,93 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 42,4 triệu đơn vị, tương ứng hơn 555,2 tỷ đồng. Toàn sàn có 128 mã tăng giá, 130 mã giảm giá và 89 mã đứng giá.
Ở chiều tích cực, sắc xanh chiếm ưu thế tại nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán và bất động sản. Đây được cho là những ngành sẽ được hưởng lợi từ việc giảm lãi suất. Trong bối cảnh các nhà đầu tư trong nước tăng cường giải ngân thì khối ngoại đã liên tiếp bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Cụ thể, khối ngoại bán ròng gần 570 tỷ đồng trên HOSE và gần 257 triệu đồng trên UPCOM, trong khi chỉ mua ròng 14,3 tỷ đồng trên HNX. Như vậy, đây đã là phiên thứ 4 liên tiếp khối ngoại bán ròng.
3. Lãi suất giảm có tạo nên thuận lợi cho thị trường chứng khoán hay không?
Thị trường chứng khoán cuối tuần qua đã phục hồi khá tích cực sau khi VN Index lùi về sát ngưỡng 1.000 điểm. Nhưng nhà đầu tư vẫn nên cẩn trọng với việc công bố “lãi suất giảm”, vì đằng sau đó còn nhiều vấn đề.
Theo số liệu thống kê, mặt bằng lãi suất bình quân của các nhóm ngân hàng cũng đã bắt đầu giảm xuống từ đầu tháng 3. Đáng chú ý nhất là nhóm ngân hàng nhỏ cũng đang hạ dần lãi suất. Thời điểm giữa tháng 2-2023, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng bình quân của nhóm này vào khoảng 8,9%/năm, thì hiện chỉ còn 8,73%/năm.
Nhóm ngân hàng lớn như MBB, ACB, TCB, VPB... cũng giảm từ mức trung bình 8,3%/năm xuống 8,18%/năm. Đối với nhóm NHTM có vốn nhà nước, tính dẫn dắt thị trường lãi suất vẫn được duy trì từ đầu năm đến nay ở mức trung bình 7,4%/năm.
Tuy nhiên, đằng sau đó vẫn còn có cái gọi lãi suất hỗ trợ thêm bởi ngân hàng vẫn rất cần tiền và cuộc cạnh tranh huy động vốn giữa các ngân hàng, nhưng không diễn ra rầm rộ.
Mặt bằng lãi suất huy động giảm xuống đúng thời điểm các ngân hàng được phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho năm 2023. Trong những ngày tới, theo tin từ Hiệp hội ngân hàng, mặt bằng lãi suất có thể tiếp tục giảm thêm chút nữa khi có sự đồng thuận từ các thành viên. Tuy nhiên, mức giảm sẽ không nhiều và cũng cho các kỳ hạn dưới 12 tháng.
Lãi suất và lạm phát vốn được coi là kẻ thù của chứng khoán, nên bất kỳ thông tin hạ nhiệt nào của các yếu tố trên đều được thị trường chứng khoán hoan nghênh. VNIndex đã có nhịp điều chỉnh khoảng 8,3% trong tháng 2-2023, có lúc đẩy chỉ số này về thấp nhất 1.013 điểm. Song khả năng cân bằng của thị trường quanh ngưỡng 1.000 điểm không hẳn đến từ kỳ vọng lãi suất sẽ tiếp tục giảm mạnh, mà là kỳ vọng lãi suất đã đạt đỉnh.
Thị trường chứng khoán luôn đi trước các chỉ số vĩ mô dựa trên các tín hiệu dự đoán để xây dựng kỳ vọng. Đồng USD đã đạt đỉnh vào tháng 11 - 2022 như nhiều tổ chức quốc tế dự đoán, thì sức ép từ bên ngoài cũng sẽ không còn mạnh.
Trong nước, mặt bằng lãi suất lên đến đỉnh điểm vào cuối năm 2022 và duy trì trong tháng 1 - 2023 và bắt đầu hạ xuống. Khi các yếu tố tạo sức ép không còn lớn như trước, khả năng lãi suất tăng vượt đỉnh 2022 là không xảy ra.
Đó mới là điều thị trường chứng khoán nhận thấy chắc chắn, dù mặt bằng lãi suất vẫn sẽ bị neo cao cho tới khi bối cảnh sức ép chung dần giảm xuống, thậm chí tới khi Fed dừng chính sách tăng lãi suất và đảo ngược chính sách, dự kiến vào cuối năm 2023, đầu 2024.
Nói cách khác, khi thị trường chứng khoán kỳ vọng rủi ro đã đạt đỉnh thì có thể tạo đáy, nhưng chưa thể chuyển pha sang giai đoạn tăng bùng nổ. Một thí dụ dễ thấy là suốt cả năm 2019, mặt bằng lãi suất gần tương đương hiện tại, thị trường chứng khoán cũng chỉ có thể đi ngang sau một pha tăng mạnh kéo dài từ đầu năm 2016 đến đầu 2018.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Ngân hàng giảm lãi suất thì chứng khoán có bị đi xuống không? mà Công ty Luật Hòa Nhựt muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.868644 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: luathoanhut.vn@gmail.com để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Hòa Nhựt xin trân trọng cảm ơn