Người theo Đạo công giáo có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Những đối tượng nào thì phải đi nghĩa vụ quân sự, người theo đạo công giáo có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

1. Người theo đạo công giáo có phải đi nghĩa vụ quân sự không? 

Căn cứ theo điều 4 của Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì quy định như sau:

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này. Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.

Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:

STT NỘI DUNG
1

Dân quân thường trực có ít nhất 24 tháng phục vụ thì được công nhận hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, do Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc trưởng thôn nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức;

2

Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;

3

Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;

4

Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;

5

Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.

Như vậy thi căn cứ theo quy định hiện hành thì việc thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ không phân biệt công dân theo tôn giáo nào. Chính vì vậy bạn hoàn toàn có thể tham gia nghĩa vụ quân sự nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định. 

2. Trốn nghĩa vụ quân sự thì bị xử lý như thế nào

2.1 Xử phạt hành chính đối với hành vi trốn nghĩa vụ quân sự

Đối với hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định( căn cứ theo quy định tại khoản 2,3 điều 4 nghị định 120/2013/NĐ-CP sửa đổi bới khoản 7 điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP)

  • Phạt cảnh cáo đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự nhưng không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu;
  • Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối trường hợp không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu (trừ trường hợp đã phạt cảnh cáo nêu trên) hoặc các trường hợp không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi về chức vụ công tác, trình độ học vấn, nơi cư trú… theo quy định.

Xử phạt đối với hành vi vi phạm về kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự( Theo Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP) 

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
  • Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:  Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự; Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự
  • Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

- Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ quân sự. Khoản 9 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP (sửa đổi Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP) quy định phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về nhập ngũ nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự như sau:

  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.
  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP.

2.2 Xử lý hình sự đối với người trốn nghĩa vụ quân sự 

Căn cứ pháp lý: Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có quy định như sau:

Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  • Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
  • Phạm tội trong thời chiến
  • Lôi kéo người khác phạm tội

Như vậy, tùy theo hành vi, hình thức trốn tránh nghĩa vụ quân sự, mức độ vi phạm mà người trốn nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt hành chính theo mức phạt tương ứng. Trong trường hợp hành vi vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự, người phạm tội còn có thể bị phạt tù đối đa lên đến 5 năm tù giam.

3. Những hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến nghĩa vụ quân sự

Căn cứ: Điều 10 Luật nghĩa vụ quân sự 2015. Theo đó thì những hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến nghĩa vụ quân sự bao gồm:

  • Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
  • Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
  • Gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự.
  • Sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái quy định của pháp luật.

Xâm phạm thân thể, sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ

4. Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự

Theo quy định tại điều 13 Luật nghĩa vụ quân sự 2015. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:

  • Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
  • Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân

Theo đó thì những đối tượng này sẽ không được đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định pháp luật. 

Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email luathoanhut.vn@gmail.com để được giải đáp. Trân trọng!