1. Những người được sinh con thứ ba?

Thưa luật sư, tôi muốn hỏi: Cặp vợ chồng mà một hoặc cả hai người đã có con riêng (con đẻ) thì chỉ được sinh một con hoặc sinh đôi, sinh ba… nhưng trong cùng một lần sinh ? Vậy trường hợp nào được phép sinh con?

Trả lời:

Pháp lệnh số 08/2008/PL-UBTVQH12 ngày 27/12/2008 của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số năm 2003. Theo đó, nguyên tắc mỗi cặp vợ chồng chỉ “sinh một hoặc hai con” đã được khẳng định. Tuy nhiên, quy định “cứng” này không phải áp dụng đối với mọi trường hợp. Trong một số trường hợp sinh con đặc biệt (do Chính phủ quy định) thì vẫn không bị coi là vi phạm quy định sinh một hoặc hai con .

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 08/03/2010 Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số, thì những trường hợp sinh con sau đây không bị coi là vi phạm quy định sinh một hoặc hai con:

Luật sư tư vấn luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.868644

- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

- Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

- Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp trung ương xác nhận.

- Cặp vợ chồng mà một hoặc cả hai người đã có con riêng (con đẻ), chỉ sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. Quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa hai người từng có hai con chung trở lên và hiện còn đang sống.

- Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.

Trong các quy định nói trên, trường hợp của bạn đã được quy định tại khoản 6, tức là trường hợp bạn đã có con riêng (với người vợ thứ nhất), nên đối với người vợ thứ hai, bạn chỉ được “sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh”, điều đó có nghĩa là nếu kết hôn lần thứ hai, vợ chồng bạn chỉ được sinh một lần nữa, bất kể trong lần sinh này, vợ (thứ hai) của bạn sinh một con hoặc sinh đôi hay sinh ba.

Giả sử trong lần sinh này, vợ (thứ hai) của bạn sinh đôi hoặc sinh ba thì vợ chồng bạn cũng không bị coi là vi phạm quy định sinh một hoặc hai con. Quy định này cũng áp dụng đối với trường hợp vợ cũ của bạn kết hôn lần thứ hai.

2. Giáo viên sinh con thứ ba có bị xử lý kỷ luật không?

Thưa luật sư, anh K làm việc cho khách sạn được 03 năm. Năm nay, mẹ anh bị ốm nặng, anh đã làm đơn xin hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm và được sự đồng ý của Giám đốc khách sạn. Sau khi hết thời gian nghỉ nói trên, anh K đi làm lại và nhận được quyết định kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương là 03 tháng với lý do: tháng trước anh đã làm mất 01 chai rượu trong ca làm việc của mình. Vậy, hình thức kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương áp dụng đối với anh K của Giám đốc khách sạn có đúng quy định pháp luật không?

Luật sư tư vấn:

Luật Hòa Nhựt giải đáp một số thắc mắc liên quan đến các hình thức xử lý kỷ luật lao động, kỷ luật công chức, viên chức:

>> Do Bộ luật lao động không có quy định cụ thể nào về hình thưc kéo dài thời hạn nâng lương. Do đó, để xác định việc Giám đốc khách sạn áp dụng hình thức này với anh K có phù hợp hay không cần căn cứ vào việc nó có được quy định trong nội quy của công ty hay không.

Thưa luật sư, tôi là giáo viên, tôi đã vi phạm chính sách dân số là sinh con thứ ba ngoài ý muốn vào tháng 08 năm 2015. Ngày 19 tháng 10 năm 2016 nhà trường đã xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương 1 năm. Khi đọc được thông tin này tôi thấy mình bị xử lý như vậy là hơi nặng. Không biết có phải mức kỷ luật là do mỗi cơ quan tự đề ra hay áp dụng chung theo quy định của bộ tài chính. Vậy tôi có nên phản hồi lại không để được mức nhẹ hơn là 06 tháng?

>> Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức thì khiển trách là 2 trong 3 hình thức xử lý kỷ luật viên chức. Tuy nhiên, theo quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật thì không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Việc công ty bạn cùng lúc áp dụng 02 hình thức xử lý kỷ luật và áp dụng kéo dài thời hạn nâng lương 01 năm là trái pháp luật. Do đó, bạn có thể nhờ Công đoàn can thiệp hoặc trực tiếp kiến nghị lên công ty để được giải quyết.

Thưa luật sư, trường hợp người lao động bị kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương 06 tháng. Nhưng do hoàn cảnh vợ mới mất và phải nuôi con nhỏ 06 tháng tuổi. Do vậy công ty chỉ sử dụng hình thức khiển trách bằng văn bản. Xin hỏi luật sư như vậy thì có được không?

>> Theo Điều 122 về nguyên tắc xử lý kỷ luật như sau:

"Điều 122. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động

1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;

d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

6. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động.

Theo đó, trường hợp của bạn không thuộc các trường hợp trên nên về nguyên tắc sẽ vẫn phải chịu xử lý kỷ luật. Tuy nhiên, nếu công ty đã đồng ý và thay đổi hình thức xử lý kỷ luât như vậy thì việc này cũng không trái pháp luật.

Vâng, xin chào Luật sư! Tôi là một nhân viên làm việc tại trường học. Tôi xin hỏi: Tôi sinh con thứ 3 vào tháng 01 năm 2015. Năm học 2016-2017 tôi được bầu vào BCH Công đoàn. Nhưng có ý kiến cho rằng tôi sinh con thứ ba không được bầu vào BCH công đoàn. Vậy Luật sư có thể giải thích cho tôi được không?

>> Theo quy định tại Điều 1.2 Hướng dẫn 238/HD-TLĐ năm 2014 thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành hướng dẫn thi hành điều lệ Công đoàn thì:

"1.2. Đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn.

a. Người lao động có quốc tịch nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam.

b. Chủ doanh nghiệp, chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc, giám đốc; người được ủy quyền quản lý doanh nghiệp hoặc ký hợp đồng lao động với người lao động trong doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm: phó chủ tịch hội đồng quản trị, phó tổng giám đốc, phó giám đốc, giám đốc nhân sự.

c. Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động với người lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.

d. Xã viên trong các hợp tác xã nông nghiệp.

đ. Người đang trong thời gian chấp hành các hình phạt tù theo quyết định của tòa án."

Theo đó, việc bạn sinh con thứ 3 không ảnh hưởng đến việc bạn được kết nạp vào BCH Công đoàn.

Xin hỏi luật sư: trong quá trình nghỉ thai sản thì tôi có phải tham gia các cuộc họp ở cơ quan (nhà nước) không ạ?

=> Trong thời gian nghỉ thai sản thì bạn không phải tham gia các cuộc họp ở cơ quan nhà nước.Tuy nhiên, theo quy định tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 thì Đảng viên không được miễn sinh hoạt Đảng trong thời gian nghỉ thai sản. Việc miễn sinh hoạt Đảng chỉ được đề cập ở Điều 7 và áp dụng với Đảng viên tuổi cao, sức yếu tự nguyện xin giảm, miễn công tác và sinh hoạt đảng như sau:

"Đảng viên tuổi cao, sức yếu, tự nguyện xin giảm, miễn công tác và sinh hoạt đảng do chi bộ xem xét, quyết định."

Như vậy, trường hợp muốn nghỉ phải xin miễn sinh hoạt Đảng bằng cách làm đơn hoặc trực tiếp báo cáo với chi bộ để chi bộ xem xét quyết định.

3. Mức xử phạt khi sinh con thứ ba?

Thưa luật sư, vợ chồng tôi là công chức nay tôi đã có 2 con gái đang có dự định sinh con thứ 3, vậy cho tôi xin hỏi chúng tôi có bị hình phạt gì không? Trong đó chồng tôi là người dân tộc Tày có được phép sinh nữa hay không? Xin luật sư trợ giúp cho vợ chồng tôi. Tôi xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến, gọi: 1900.868644

Trả lời:

Trước đây, theo quy định của Nghị định 114/2006/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em có quy định tại Điều 2 là Đảng viên sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng. Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Chính phủ. Thành viên của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của quy chế, quy định của đoàn thể, tổ chức. Người dân sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, xóm, cụm dân cư nơi cư trú.

Tuy nhiên, hiện nay Nghị định 176/2013/NĐ-CP(có hiệu lực kể từ 31/12/2013) quy định xử phạt xi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (có hiệu lực kể từ 31/12/2013) quy định xử phạt xi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thay thế Nghị định 114/2006/NĐ-CP cũng không đề cập đến việc xử phạt khi sinh con thứ ba. Đây là một chính sách mở để đối phó với tình trạng già đi của dân số của Việt Nam trong tương lai.

Do vậy, gia đình bạn không bị xử phạt khi sinh con thứ ba, trừ khi cơ quan tổ chức bạn có quy định về việc xử phạt này. Hoặc, vợ chồng bạn là Đảng viên thì sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của Điều lệ Đảng.

4. Mẫu đơn xin sinh con thứ ba?

Thưa luật sư: luật sư cho em xin mẫu đơn xin sinh con thứ ba? Em xin cảm ơn !

Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến, gọi1900.868644

Trả lời:

Trước đây khi thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình nhà nước có chủ trương cấm sinh con thứ 3 đối với công nhân viên chức. Nếu sinh con thứ 3 thì sẽ chịu xử phạt hành chính phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, tước chứng chỉ hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ, hay bị khiển trách kỷ luật của cơ quan nơi người đó đang đảm nhiệm chức vụ, đang công tác.

Tuy nhiên, khi Nghị định 176/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực y tế có hiệu lực kể từ 31/12/2013 ra đời, thay thế Nghị định 114/2006/NĐ-CP (đã hết hiệu lực thi hành) về xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em đã không đề cập gì đến việc “xử lý việc sinh con thứ ba” nữa.

Đây là một chính sách mở để đối phó với tình trạng già đi của dân số của Việt Nam trong tương lai. Do đó, những quy định xử lý việc sinh con thứ 3 cũng sẽ phải thay đổi đảm bảo tính thống nhất của pháp luật.

Điều này có nghĩa là pháp luật hiện tại không cấm việc sinh con thứ 3 đối với cán bộ, công chức, viên chức. Vì vậy cho dù bạn là người lao động bình thường hay cán bộ, công chức, viên chức thì cũng không bị cấm sinh con thứ ba, vì vậy bạn không phải làm đơn xin sinh con thứ ba. Xem thêm: Cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ 3 trở lên?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.868644 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Hòa Nhựt. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.