Thưa luật sư: Bạn trai cháu đang là học viên của trường Sĩ Quan Lục Quân 2. Tương lai sẽ là Sĩ Quan tham mưu. Nhưng ông ngoại cháu trước năm 1968 là lính Mỹ Ngụy và đã mất năm 1968. Vậy chúng cháu có đủ điều kiện kết hôn hay không? Và nếu kết hôn thì bạn trai cháu có bị ảnh hưởng gì không? Cha ruột cháu lại là Đảng viên ĐCS Việt Nam đã nghỉ hưu?
Xin luật sư giải đáp giúp cháu. Cháu xin cảm ơn!
Trả lời:
1. Điều kiện kết hôn theo luật hôn nhân gia đình
Người đang công tác trong ngành Công an nhân dân cũng có những điều kiện kết hôn tương tự người dân bình thường theo Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
"1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính."
Pháp luật không cấm cản kết hôn tự nguyện tiến bộ nam và nữ đạt những điều kiện theo luật hôn nhân gia đình thì đủ điều kiện kết hôn.
2. Điều kiện kết hôn với công an
Tuy nhiên, đối với người hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù (an ninh quốc phòng, công an...) thì yêu cầu kết hôn quy định chặt chẽ hơn. Theo Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân như sau:
Trước khi kết hôn chiến sỹ công an phải làm đơn tìm hiểu để kết hôn trong thời gian từ 03 đến 06 tháng tùy vào mức độ tình cảm của hai bên. Sau đó, chiến sỹ làm đơn xin kết hôn gồm 02 đơn, gửi thủ trưởng đơn vị và gửi phòng tổ chức cán bộ. Đồng thời chiến sỹ công an phải vận động người bạn đời tương lai có đơn kê khai lý lịch trong phạm vi 03 đời. Phòng Tổ chức cán bộ có trách nhiệm thẩm tra, xác minh người bạn đời và tất cả những người thân trong gia đình tại nơi sinh sống và nơi làm việc. Thời gian thẩm tra, xác minh từ 2 đến 4 tháng. Hết thời gian thẩm định lý lịch thì phòng tổ chức cán bộ sẽ quyết định cho phép kết hôn hay không. Nếu đồng ý cho chiến sỹ đó kết hôn với người ngoài lực lượng thì Phòng tổ chức cán bộ gửi quyết định về đơn vị nơi có chiến sỹ xin kết hôn công tác. Nếu như gia đình của người bạn đời chiến sỹ công an có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm chủ trương, đường lối của Đảng thì việc kết hôn sẽ không thực hiện được.
Phải đáp ứng ba tiêu chuẩn sau đây:
- Về Dân tộc thì dân tộc Kinh là đạt tiêu chuẩn.
- Về tôn giáo: Những người trong ngành an ninh, cảnh sát thì không được lấy người theo đạo Thiên Chúa Giáo.
- Về kê khai lý lịch và thành phần gia đình nội ngoại 3 đời. Nếu trong gia đình bạn có một hoặc nhiều đảng viên thì thẩm tra 2 đời (Tùy thuộc vào người đi thẩm tra).
Các điều kiện cơ bản không lấy chồng (vợ) công an:
1. Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Nguy quân, Ngụy quyền
2. Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù.
3. Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành...
4. Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa.
5. Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch)
Theo đó nhà bạn có bố bạn làm đảng viên nên gia đình bạn chỉ phải kê khai lý lịch trong phạm vi 2 đời là bản thân bạn và các anh chị em của bạn, tiếp theo là bố mẹ bạn, không phải kê khai đến ông ngoại nên bạn vẫn có thể kết hôn với bạn trai mà không ảnh hưởng gì đến cậu ấy.
3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn
Pháp luật quy định các trường hợp cấm kết hôn là nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng; giữ gìn thuần phong mỹ tục của người Việt Nam đối với đời sống hôn nhân và gia đình, góp phần duy trì và bảo tồn nòi giống, thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội. Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13, việc kết hôn bị cấm trong các trường hợp sau:
3.1. Cấm kết hôn giả tạo
Quy định điều cấm thể hiện rõ thái độ của Nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền tự do kết hôn của cá nhân, góp phần xây dựng gia đình Việt Nam tiến bộ, hạnh phúc.
3.2. Cấm kết hôn đối với người đang có vợ, có chồng
Cấm kết hôn đối với người đang có vợ, có chồng hoặc cấm người chưa có vợ, có chồng kết hôn với người đang có vợ, có chồng.
Người đang có vợ, có chồng là người đang tồn tại một quan hệ hôn nhân được Nhà nước thừa nhận. Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13, các trường họp được coi là đang có vợ, có chồng bao gồm:
- Người đã kết hôn theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và quan hệ hôn nhân đó vẫn đang tồn tại (chưa chấm dứt hôn nhân do sự kiện ly hôn, hoặc một bên chết hay một bên có quyết định của Tòa án tuyên bố là đã chết);
- Người sống chung với người khác như vợ chồng từ trước ngày 3/01/1987 và đang chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Theo quy định tại Điều 131 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13: “Quan hệ hôn nhãn và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết”. Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này thì đối với trường họp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 3/01/1987 không đăng ký kết hôn nhưng tuân thủ các điều kiện kết hôn thì vẫn được thừa nhận là vợ chồng.
Như vậy, chỉ những người chưa có vợ, có chồng hoặc đã có vợ, có chồng nhưng hôn nhân trước đã chấm dứt thì mới được phép kết hôn. Nếu người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc người chưa có vợ, có chồng mà kết hôn với người đang có vợ hoặc có chồng thì việc kết hôn đó là trái pháp luật. Quy định điều cấm này nhằm bảo vệ nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng, góp phần xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Quy định điều cấm này còn góp phần xóa bỏ chế độ đa thê, giải phóng và nâng cao vị thế của người phụ nữ trong xã hội.
Quy định về cấm kết hôn đối với người đang có vợ, có chồng được dự liệu từ rất sớm (ngay từ đạo luật đầu tiên về hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta - Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, việc cấm kết hôn này đã được ghi nhận). Từ đó đến nay, trong các văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình qua các thời kỳ, điều cấm này luôn luôn là một quy định buộc người kết hôn phải tuân thủ. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy tình trạng vi phạm điều cấm vẫn còn xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước và ngày một có diễn biến phức tạp hơn. Điều đáng lo ngại là tình trạng vi phạm ngày một tinh vi hơn, làm ảnh hưởng đáng kể đến quyền lợi của những người có quyền lợi liên quan cũng như tác động không tốt đến đời sống hôn nhân và gia đình. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng một trong những nguyên nhân đáng kể làm cho tình trạng vi phạm ngày một gia tăng đó chính là việc xử lý tình trạng vi phạm chưa nghiêm minh cho nên việc phòng ngừa vi phạm kém hiệu quả.
Do vậy, để nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng được bảo đảm thì cần phải làm tốt hơn nữa việc kiểm tra các quy định về điều kiện kết hôn thông qua thủ tục đăng ký kết hôn và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm.
3.3. Cấm kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ
Cấm kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời
- Những người có cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau (Xem khoản 17 Điểu 3 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014). Ví dụ như cha mẹ với con, ông bà với các cháu.
- Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba. Vì vậy, cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời được xác định cụ thể như sau: cấm kết hôn giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; cấm kết hôn giữa bác ruột, chú ruột, cậu ruột với các cháu gái, bác ruột, cô ruột, dì ruột với các cháu trai và cấm kết hôn giữa anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì với nhau.
Việc cấm kết hôn giữa những người có mối liên hệ huyết thống trong phạm vi trên là hoàn toàn phù hợp. Quy định này góp phần duy trì và bảo tồn nòi giống, giúp gia đình thực hiện tốt chức năng sinh đẻ, nhằm thúc đậy sự phát triển của xã hội. Bởi vì, dựa trên kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực y học, các nhà khoa học đã chỉ rõ, việc kết hôn gần gũi về huyết thống trong phạm vi trực hệ hoặc ba đời sẽ để lại nhiều di chứng cho thế hệ đời sau. Thế hệ con cái của những cuộc hôn nhân này thường hay mắc các bệnh về nhiễm sắc thể, tỷ lệ tử vong sau sinh cao. Điều này là nguyên nhân làm suy giảm giống nòi, ảnh hưởng đến chất lượng dân số.
Thực tế cho thấy ở Việt Nam hiện nay, việc kết hôn giữa những người có quan hệ gần gũi về huyết thống trong phạm vi luật cấm vẫn còn tiếp diễn ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đáng báo động là tình trạng trên không được ngăn chặn có thể đe dọa dẫn đến sự diệt vong của một số dân tộc hiện đang có số dân dưới 1.000 người. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là do các hủ tục lạc hậu của đồng bào các dân tộc thiểu số. Vì thế, để giảm thiểu tình trạng này cần phải phát huy tốt hơn nữa việc xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu đối với đời sống hôn nhân và gia đình.
3.4. Cấm kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi
Cấm kết hôn giữ cha mẹ với con nuôi; giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Ngoài việc cẩm kết hôn giữa nhưng người có quan hệ huyết thống trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 còn cấm .kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Trái lại với quan điểm cho rằng, việc quy định điều cấm này là không cần thiết. Do đó, ngay cả khi giữa những người có ỉhối liên hệ trực hệ không gắn kết bởi tính huyết thống vẫn bị cấm kết hôn. Đây là quy định điều cấm phù hợp với đạo đức, văn hóa của người Việt Nam. Do vậy, quy định điều cấm góp phần bảo vệ những nét đẹp mang giá trị văn hóa, truyền thống của người Việt Nam đối với đời sống , hôn nhân và gia đình, đồng thời góp phần ổn định các quan hệ hôn nhân và gia đình.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.868644 hoặc địa chỉ email luathoanhut.vn@gmail.com hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Hòa Nhựt. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.