1. Phim hoạt hình là gì?
Phim hoạt hình là một trong những thể loại phim được nhiều người yêu thích, nó không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Đây là những thước phim vui nhộn, hài hước, nhân vật dễ thương nhưng cũng ẩn chứa nhiều giá trị nhân văn trong đó. Phim hoạt hình được ra mắt từ rất lâu tuy nhiên rất ít người hiểu được về khái niệm này.
Phim hoạt hình là hình thức sử dụng ảo ảnh trong quang học để tạo nên sự chuyển động. Sự chuyển động này là do những hình ảnh tĩnh được chiếu liên tục không ngưng trong thời gian nhất định. Thực tế thì phim hoạt hình được thiết lập từ những hình ảnh đã được thiết kế, tô màu sẵn, được chụp bằng máy quay phim chuyên ngành hoạt hoạ. Các bức ảnh này được khéo léo ghép nối với nhau, tạo nên những ảo giác chuyển động liên tục cho người xem. Phim hoạt hình là một thể loại phim đòi hỏi sự đầu tư kỹ lưỡng và công phu trong nhiều giai đoạn để cho ra được một tác phẩm hoàn chỉnh. Hiện nay, với những cải tiến vượt bậc trong ngành hoạt hoạ mà ngành sản xuất phim hoạt hình phát triển hơn hẳn so với thời kỳ sơ khai ban đầu.
2. Phim hoạt hình không đăng ký bản quyền có được bảo hộ không?
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì các loại hình sau đây được bảo hộ quyền tác giả: Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác được thể hiện dưới những dạng vật chất nhất định;
- Tác phẩm báo chí là những tác phẩm như phóng sự, phản ánh, điều tra, bình luận, xã hội để đăng, in trên báo, phát trên truyền hình, các phương tiện khác. Những tác phẩm này có cấu tạo hoàn chỉnh và nội dung được biên tập độc lập, đúng sự thật;
- Tác phẩm âm nhạc là những tác phẩm được tác giả thể hiện dưới dạng nốt nhạc, bản ghi âm, ghi hình,...
- Tác phẩm sân khấu;
- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh) là tác phẩm được thể hiện bằng hình ảnh động kết hợp hoặc không kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó
- Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng là những tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm: Chèo, cải lương, múa rối, kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác được thể hiện;
- Tác phẩm nhiếp ảnh là tác phẩm được tác giả sáng tạo ra bằng các phương tiện hoặc phương pháp kỹ thuật khác để thể hiện hình ảnh quả thế giới khách quan;
- Tác phẩm kiến trúc là tác phẩm được tác giả sáng tạo ra bằng các công cụ, phương tiện nhất định để tạo ra bản vẽ, nội thất, phong cảnh,..;
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Đối với tác phẩm phim hoạt hình thuộc loại tác phẩm điện ảnh bởi vì nó được thể hiện bằng hình ảnh động có âm thanh hoặc không, nó được sản xuất bằng các phương tiện theo nguyên tắc của điện ảnh. Ngoài ra chủ sở hữu có thể đăng ký bản quyền cho nhân vật hoạt hình trong bộ phim dưới hình thức tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
Thông thường, khi nhà làm phim hoàn thiện một bộ phim hoạt hình, bản quyền của bộ phim đó sẽ tự được xác lập đối với nhà làm phim. Quyền này sẽ được nhà nước và pháp luật công nhận và bảo vệ.
Tuy nhiên khi nhà làm phim có tranh chấp với tác giả sáng tác bộ phim hoạt hình, bản quyền của bộ phim sẽ thuộc về tác giả trong một số trường hợp:
- Khi sử dụng tác phẩm phải đảm bảo các quyền nhân thân và tài sản của tác giả, do đó hành vi không nêu tên tác giả khi chuyển thể phim hoạt hình từ sách (đã xin phép và trả tiền nhuận bút cho tác giả) là hành vi xâm phạm quyền được đứng tên của tác giả, đây là hành vi chiếm đoạt quyền tác giả (khoản 1 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ).
- Trường hợp không nêu tên tác giả cũng không xin phép, trả tiền nhuận bút cho chủ sở hữu quyền tác giả thì hành vi này đã vi phạm khoản 1 và khoản 8 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ về hành vi chiếm đoạt quyền tác giả và sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao.
- Hành vi hãng phim chuyển thể phim hoạt hình từ sách của bạn mà không nêu tên tác giả là hành vi xâm phạm quyền tác giả.
3. Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho phim hoạt hình
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả cho nhân vật hoạt hình do chính tác giả ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ;
- 02 bản sao tác phẩm phim hoạt hình và 01 bản điện tử;
- Văn bản ủy quyền nếu người nộp hồ sơ là người được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ủy quyền theo quy định tại khoản 6 Điều 38 của Nghị định này;
- Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền:
+ Tài liệu chứng minh nhân thân đối với cá nhân: 01 bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;
+ Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý đối với tổ chức: 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập hoặc Quyết định thành lập;
+ Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do giao nhiệm vụ sáng tạo là quyết định giao nhiệm vụ hoặc xác nhận giao nhiệm vụ cho cá nhân thuộc đơn vị, tổ chức đó;
+ Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do giao kết hợp đồng sáng tạo là hợp đồng, thể lệ, quy chế tổ chức cuộc thi;
+ Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do được thừa kế là văn bản xác định quyền thừa kế có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật;
+ Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do được chuyển giao quyền là hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, mua bán, góp vốn bằng văn bản có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật;
+ Trong trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả phải có văn bản cam đoan về việc tự sáng tạo và sáng tạo theo quyết định hoặc xác nhận giao việc; hợp đồng; tham gia cuộc thi và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan.
+ Tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo quy định tại khoản này phải là bản gốc hoặc bản sao có công chứng, chứng thực;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung;
- Trường hợp trong tác phẩm có sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó theo quy định của pháp luật.
4. Thời hạn bảo hộ đối với bản quyền tác giả cho phim hoạt hình
Căn cứ theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ thì thời hạn bảo hộ như sau:
- Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định;
- Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
Như vậy, nếu nhân vật hoạt hình đăng ký được cấp Giấy chứng nhận thì sẽ được bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo sau khi tác giả chết.
Trên đây, Luật Hòa Nhựt đã giải đáp thắc mắc của quý khách hàng về vấn đề phim hoạt hình không đăng ký bản quyền tác giả có được bảo hộ không? Nếu còn có những vướng mắc nào hãy liên hệ 1900.868644 hoặc gửi thư qua email luathoanhut.vn@gmail.com để được giải đáp.