Quân trang của Thượng úy Quân nhân chuyên nghiệp có những gì?

Quân trang của Thượng úy Quân nhân chuyên nghiệp có những gì? Các bạn hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau đây để tìm hiểu thêm về quan trang của Thượng úy Quân nhân chuyên nghiệp

1. Quy định về quân nhân chuyên nghiệp như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quân phòng 2015,quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp.

Trong đó, quân nhân chuyên nghiệp bao gồm:

- Quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ là quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân

- Quân nhân chuyên nghiệp dự bị là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân theo quy định Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quân phòng 2015.

2. Các chế độ đối với quân nhân chuyên nghiệp năm 2023 như thế nào?

Theo quy định Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015 hiện hành,quân nhân chuyên nghiệp được hưởng 05 chế độ, cụ thể như sau:

2.1. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng của quân nhân chuyên nghiệp

Quân nhân chuyên nghiệp trong thời gian đào tạo, bồi dưỡng được hưởng các chế độ được quy định theo khoản 3 Điều 35 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quân phòng 2015 như sau:

- Được hưởng nguyên lương, phụ cấp

- Được tính vào thời gian phục vụ quân đội để xét nâng lương, thăng cấp bậc quân hàm.

2.2. Chế độ tiền lương, phụ cấp, nhà ở, điều kiện thực hiện nhiệm vụ đối với quân nhân chuyên nghiệp

Theo khoản 2, 3, 4 Điều 36 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quân phòng 2015, quân nhân chuyên nghiệp được hưởng phụ chế độ về tiền lương, phụ cấp, nhà ở, điều kiện thực hiện nhiệm vụ như sau:

- Phụ cấp thâm niên được tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội theo quy định của pháp luật;

- Phụ cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức, viên chức có cùng điều kiện làm việc;

- Phụ cấp, trợ cấp phù hợp với tính chất hoạt động đặc thù quân sự.

- Được hưởng chính sách ưu tiên hỗ trợ về nhà ở xã hội; thuê nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.

- Được hưởng phụ cấp về nhà ở.

2.3. Nâng lương đối với quân nhân chuyên nghiệp

Về việc nâng lương, theo khoản 1 Điều 37 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quân phòng 2015, quân nhân chuyên nghiệp được nâng lương nếu có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và đủ thời hạn nâng lương cho từng đối tượng.

Cụ thể, việc nâng lương mỗi lần chỉ được nâng một bậc; trường hợp lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, học tập và trong thực hiện nhiệm vụ thì được nâng lương trước thời hạn hoặc vượt bậc.

Trong thời hạn xét nâng lương nếu vi phạm kỷ luật quân đội và pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ có thể bị kéo dài thời hạn xét nâng lương. 

2.4. Chế độ nghỉ ngơi của quân nhân chuyên nghiệp

Theo khoản 1 Điều 38 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quân phòng 2015, quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ ngơi theo quy định Bộ luật Lao động 2019 và theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ mà không được bố trí nghỉ hằng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.

Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 38 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quân phòng 2015 quy định khi có lệnh động viên, trong thời chiến và trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra lệnh đình chỉ thực hiện chế độ nghỉ ngơi; quân nhân chuyên nghiệp đang nghỉ phải trở về đơn vị.

2.5. Chế độ chăm sóc sức khỏe quân nhân chuyên nghiệp

Chế độ chăm sóc sức khỏe dành  cho quân nhân chuyên nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 39 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quân phòng 2015 như sau:

- Quân nhân chuyên nghiệp phục vụ trong quân đội được chăm sóc sức khỏe; khi bị thương, ốm đau, tai nạn, rủi ro nghề nghiệp ở xa cơ sở quân y hoặc mắc những bệnh mà cơ sở quân y không có khả năng điều trị thì được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế khác, được thanh toán viện phí và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

- Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi của quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

- Thân nhân của công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong quân đội không có chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của Chính phủ.

3. Quân trang của Thượng úy Quân nhân chuyên nghiệp có những gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 101/2022/NĐ-CP quy định về quân trang bao gồm những món như sau:

- Quân hiệu, phù hiệu, cấp hiệu và trang phục quy định tại Nghị định số 82/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam;

- Công an hiệu, phù hiệu, cấp hiệu và trang phục quy định tại Nghị định số 160/2007/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định cờ truyền thống, công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của lực lượng Công an nhân dân và Nghị định số 29/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2007/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định cờ truyền thống, công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của lực lượng Công an nhân dân;

- Cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cảnh phục, lễ phục, cờ hiệu của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam quy định tại Nghị định số 61/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam;

- Trang phục, sao mũ, phù hiệu của dân quân tự vệ quy định tại Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ.

Như vậy, theo quy định nêu trên Quân trang của Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp bao gồm các món như:

- Quân hiệu, phù hiệu, cấp hiệu và trang phục

- Công an hiệu, phù hiệu, cấp hiệu và trang phục.

- Cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cảnh phục, lễ phục, cờ hiệu của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.

- Trang phục, sao mũ, phù hiệu của dân quân tự vệ.

4. Hệ số lương của quân nhân chuyên nghiệp có quân hàm Thượng úy là bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 170/2016/TT-BQPquy định về cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương chi tiết như sau:

- Cấp bậc quân hàm Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương có hệ số dưới 3,95.

- Cấp bậc quân hàm Trung úy quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 3,95 đến dưới 4,45.

- Cấp bậc quân hàm Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 4,45 đến dưới 4,90.

- Cấp bậc quân hàm Đại úy quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 4,90 đến dưới 5,30.

- Cấp bậc quân hàm Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 5,30 đến dưới 6,10.

- Cấp bậc quân hàm Trung tá quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 6,10 đến dưới 6,80.

- Cấp bậc quân hàm Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 6,80 trở lên.

Như vậy, theo quy định nêu trên Quân nhân chuyên nghiệp có Quân hàm Thượng uý được hưởng hệ số lương là từ 4,45 đến dưới 4,90.

5. Quyền và nghĩa vụ của Quân nhân chuyên nghiệp như thế nào?

Tại khoản 1 Điều 6 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 có quy định về quyền, nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng như sau:

- Được Nhà nước bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần, chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp với tính chất nhiệm vụ của Quân đội nhân dân;

- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, quân sự, pháp luật và chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với vị trí, chức danh đảm nhiệm;

- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật. 

Tại khoản 2 Điều 6 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 có quy định về quyền, nghĩa vụ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng như sau:

- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao;

- Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên; khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật, điều lệnh, điều lệ của Quân đội nhân dân thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó;

- Bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, quân đội, cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;

- Học tập chính trị, quân sự, pháp luật, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ; rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật và thể lực, nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu phù hợp với từng đối tượng;

- Quân nhân chuyên nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, thực hiện nghĩa vụ quốc tế, chấp hành điều lệnh, điều lệ của Quân đội nhân dân, các nghĩa vụ khác của quân nhân theo quy định của Hiến pháp, pháp luật;

- Công nhân quốc phòng phải thực hiện nghĩa vụ của người lao động, chấp hành kỷ luật, nội quy lao động theo quy định của pháp luật; viên chức quốc phòng phải thực hiện nghĩa vụ của viên chức theo quy định của Luật viên chức.

Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email luathoanhut.vn@gmail.com để được giải đáp. Trân trọng!