Quy định về cạnh tranh sau khi đã nhượng quyền thương mại ?

Sau khi nhượng quyền thương mại, bên nhận quyền thương mại thường phải tuân thủ một số quy định về cạnh tranh, nhằm bảo vệ lợi ích của hệ thống nhượng quyền và bảo vệ quyền lợi thương mại của bên nhượng quyền. Vậy pháp luật có những quy định cụ thể về cạnh tranh sau khi đã nhượng quyền thương mại như thế nào? Luật Hòa Nhựt sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Nhượng quyền thương mại là gì? 

Nhượng quyền thương mại là quá trình chuyển giao quyền lợi và quyền sở hữu của một thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ từ chủ sở hữu ban đầu (người nhượng quyền) cho một bên thứ ba (người được nhượng quyền) theo một hợp đồng nhượng quyền. Người được nhượng quyền sẽ có quyền sử dụng thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ đó để kinh doanh và bán hàng trong một khu vực hoặc thị trường cụ thể.

Khái niệm về nhượng quyền thương mại cũng được quy định rõ tại Điều 284 Luật thương mại năm 2005 như sau: Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại mà bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Nhượng quyền thương mại là một hình thức kinh doanh phổ biến, cho phép người nhượng quyền mở rộng thương hiệu và tiếp cận thị trường một cách nhanh chóng thông qua việc sử dụng nguồn lực và mạng lưới phân phối của người được nhượng quyền. Đối với người được nhượng quyền, việc nhượng quyền thương mại có thể giúp họ bắt đầu kinh doanh một cách nhanh chóng với sự hỗ trợ từ thương hiệu đã được khẳng định và quy trình kinh doanh đã được phát triển trước đó.   

Trong hợp đồng nhượng quyền, người nhượng quyền thường cung cấp cho người được nhượng quyền các quyền sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu, logo, công nghệ, quy trình sản xuất, kiến thức kinh doanh và hỗ trợ từ phía người nhượng quyền. Người được nhượng quyền thường phải trả cho người nhượng quyền một khoản phí hoặc một tỷ lệ doanh thu để được sử dụng quyền lợi và quyền sở hữu của thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

2. Quy định về cạnh tranh sau khi đã nhượng quyền thương mại?

Sự cạnh tranh khi chuyển nhượng thương mại là điều khó tránh khỏi khi hai bên không ký kết thỏa thuận trước đó. Thông thường, hợp đồng nhượng quyền sẽ quy định rõ về việc cấm hoặc cho phép người được nhượng quyền tạo ra sản phẩm, dịch vụ hoặc nhãn hiệu hàng hóa cạnh tranh trực tiếp với đối tượng đã được nhượng quyền. Nếu hợp đồng nhượng quyền không có điều khoản cụ thể nêu rõ về việc cấm cạnh tranh trực tiếp, người được nhượng quyền có thể có quyền tạo ra một sản phẩm, dịch vụ hoặc nhãn hiệu hàng hóa cạnh tranh trực tiếp với đối tượng đã được nhượng quyền. Nhượng quyền thương mại đảm bảo quyền và nghĩa vụ của hai bên là theo thỏa thuận. Bởi vì trong quyền và nghĩa vụ của người nhượng quyền chỉ quy định một số quyền và nghĩa vụ cơ bản và sẽ trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2.1. Nghĩa vụ của bên nhượng quyền và nhận quyền thương mại

Những nghĩa vụ của bên nhận quyền và bên nhượng quyền thương mại thường được quy định trong hợp đồng nhượng quyền thương mại giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền thương mại và có thể thay đổi tùy thuộc vào các điều khoản cụ thể của hợp đồng và ngành công nghiệp tương ứng.

Điều 287 Luật thương mại 2005 quy định thương nhân nhượng quyền có các nghĩa vụ sau (trừ trường hợp có thỏa thuận khác):

- Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;

- Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;

- Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền;

- Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;

- Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.

Điều 289 Luật thương mại 2005 quy định về những nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền như sau (trừ trường hợp có thỏa thuận khác):  

- Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;

- Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;

- Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;

- Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;

- Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;

- Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;

- Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.

2.2. Những thỏa thuận cạnh tranh bị cấm

Xuất phát từ những yêu cầu mang tính khách quan, nhượng quyền thương mại thường dẫn đến một cơ chế không cạnh tranh trong nội bộ, thông qua sự thỏa thuận của hai bên về hạn chế cạnh tranh của các bên. Tuy nhiên không phải thỏa thuận nào cũng được cho phép mà sẽ có những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. Luật cạnh tranh năm 2018 quy định về những trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm như sau:

- Giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường sẽ không được thỏa thuận về việc ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

- Các doanh nghiệp không được thảo thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.

- Khi thỏa thuận của doanh nghiệp có thể gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường như: phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận; hạn chế thị trường của các bên không tham gia thỏa thuận; thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

- Không được thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định quy định tại Luật cạnh tranh khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.

3. Mục đích của quy định về cạnh tranh sau khi nhượng quyền

Cạnh tranh sau khi nhượng quyền thương mại nhấn mạnh vào tình hình cạnh tranh sau khi đã thực hiện giao dịch nhượng quyền để đảm bảo tính công bằng trên thị trường. Để tránh tạo ra sự thống trị thị thường cũng như hạn chế tranh chấp sau khi nhượng quyền, pháp luật đưa ra những quy định về quyền, nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện để kiểm soát và giảm bớt thiệt hạn về tài sản, đối thủ cạnh tranh,... Đồng thời cũng đảm bảo chất lượng dịch vụ, sản phẩm không ảnh hưởng đến người tiêu dùng. 

Đảm bảo tính cạnh tranh trong một thị trường hoặc trong tình hình cạnh tranh sau khi đã nhượng quyền thưng mại thể hiện thông qua một số biện pháp và quyết định có mục tiêu tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng, đảm bải sự tham gia của nhiều đối thủ cạnh tranh. Đảm bảo có nhiều sự lựa chọn sản phẩm, dịch vụ để lựa chọn từ các nhà cung cấp khác nhau. Thúc đẩy sự cạnh tranh, sự cải tiến và tại ra nhiều ưu đãi cho người tiêu dùng. Các cơ quan quản lý thị trường sẽ có thể giám sát và điều tra các hành vi bị xử lý và phạt đúng quy định.

Đối với các doanh nghiệp, quy định về canh sau khi nhượng quyền thương mại sẽ bảo vệ sự đầu tư và sáng tạo. Khi nhận nhượng quyền, doanh nghiệp có thể tận dụng giá trị tối đa của thương vụ mà không bị cản trở mạnh mẽ từ đối thủ cạnh tranh. Duy trì môi trường kinh doanh công bằng và đảm bảo doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, không bị kìm hãm từ những đối thủ cạnh tranh lớn.

Mọi vướng mắc liên quan về cạnh tranh khi nhượng quyền thương mại, quý khách vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.868644 hoặc liên hệ qua Email luathoanhut.vn@gmail.com để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Hòa Nhựt. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.