Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước khi được phê duyệt phải được đưa ra lấy ý kiến của nhân dân

Để quản lý và sử dụng đất đai một cách hiệu quả và triệt để thì nhà nước phải đưa ra các quy hoạch kế hoạch sử dụng trước để xác đinh được hướng sử dụng đất ra sao, quy hoạch sử dụng đất chính là khoanh từng vùng đất đai hay phân bổ đất theo không gian sử dụng nhất định theo từng mục đích.

1. Khái niệm Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Theo quy định tại Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 thì:

- Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.

- Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.

2. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải theo các tiêu chí nào?

- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

- Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã.

- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.

- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

- Dân chủ và công khai.

- Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.

- Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.

3. Cơ quan có thẩm quyền

Dựa trên các căn cứ trên, cơ quan có thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.

Theo Điều 48 Luật Đất đai năm 2013 sửa đổi bổ sung năm 2018 quy định về Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì:

“2. Toàn bộ nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phải được công bố công khai theo quy định sau đây:

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch sử dụng đất cấp huyện tại trụ sở cơ quan, trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện; công bố công khai nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện có liên quan đến xã, phường, thị trấn tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Việc công bố công khai được thực hiện chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

c) Việc công khai được thực hiện trong suốt thời kỳ quy hoạch sử dụng đất.

3. Toàn bộ nội dung kế hoạch sử dụng đất sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt phải được công bố công khai theo quy định sau đây:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công bố công khai kế hoạch sử dụng đất quốc gia tại trụ sở cơ quan và trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm công bố công khai kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh tại trụ sở cơ quan và trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm công bố công khai kế hoạch sử dụng đất cấp huyện tại trụ sở cơ quan, trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện và công bố công khai nội dung kế hoạch sử dụng đất cấp huyện có liên quan đến xã, phường, thị trấn tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Việc công bố công khai được thực hiện chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt;

c) Việc công khai được thực hiện trong suốt thời kỳ kế hoạch sử dụng đất.”


định trên, kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất được công bố công khai do đó bạn có thể có các cách kiểm tra như sau:

- Xem quy hoạch sử dụng đất trực tiếp tại trụ sở UBND cấp huyện, cấp xã.

- Xem trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp huyện.

4. Quy định về lấy ý kiến của người dân

Dân chủ có một hạt nhân lý luận quan trọng mà trong thế giới hiện đại ngày nay người ta thường nhắc tới là: Nhân dân quyết định chính sách hay nhân dân làm luật. Điều đó thể hiện nhân dân là người cai trị hay tất cả quyền lực là của nhân dân. Nền dân chủ sơ khai có từ thời Hy Lạp cổ đại. Ở đó và vào thời đó tất cả những người đàn ông được tham gia vào công việc cai trị, trừ đàn bà, người nước ngoài và nô lệ, mà theo Michael B. Foster, nền cai trị này nghiêng về số đông những người được quyền biểu quyết về tất cả những công việc của chính quyền nhưng tổng số những người này vẫn là thiểu số cư dân thuộc các thành bang lúc bấy giờ. Ngày nay, khi nói tới dân chủ là nói tới sự bình đẳng hoàn toàn giữa mọi người về phương diện chính trị, có nghĩa là mọi công dân có quyền như nhau chi phối các vấn đề chính trị của đất nước hay nói cách khác, quyền lực được phân bổ đồng đều giữa mọi công dân. Dân chủ được chia thành hai loại là dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Hai hình thức này khác nhau ở chỗ: Có hay không có việc quyết định chính sách, pháp luật thông qua người đại diện. Trong dân chủ trực tiếp, nhân dân quyết định trực tiếp chính sách hay pháp luật bằng việc bỏ phiếu. Còn trong dân chủ đại diện, nhân dân bỏ phiếu bầu ra người đại diện cho mình; rồi tới lượt những người đại diện này quyết định chính sách và pháp luật. Chính sách và pháp luật như vậy gián tiếp thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Thông thường các nền dân chủ đại diện thừa nhận ba hình thức dân chủ trực tiếp là: Trưng cầu dân ý, sáng kiến lập pháp, và bãi nhiệm quan chức được bầu. Các hình thức này có thể không xuất hiện đầy đủ trong một nền dân chủ nào đó. Một trong số chúng có thể được nhấn mạnh tại một nền dân chủ cụ thể.

Ở Việt Nam thuật ngữ “trưng cầu ý dân” thường được hiểu không đồng nhất. Một số người quan niệm: “Trưng cầu ý dân” là một hình thức lấy ý kiến nhân dân bằng cách bỏ phiếu để giúp cho chính quyền có thể đưa ra quyết định cuối cùng của mình. Trong khi đó một số khác cho rằng: “Trưng cầu ý dân” là một hình thức nhân dân quyết định một vấn đề nào đó thông qua bỏ phiếu. Bên cạnh thuật ngữ này còn một thuật ngữ nữa thường được nhắc tới là “phúc quyết toàn dân”. Nó được hiểu tương đối đồng nhất với nghĩa là: Nhân dân quyết định cuối cùng về một vấn đề nào đó bằng cách bỏ phiếu.

Trưng cầu ý dân bắt buộc dẫn tới hệ quả là chính quyền phải thực hiện theo đúng kết quả bỏ phiếu của cuộc trưng cầu ý dân. Trưng cầu ý dân có tính chất tư vấn dẫn tới hệ quả là chính quyền có thể ra quyết định cuối cùng sau khi suy xét tới kết quả của cuộc bỏ phiếu. Hội nghị Diên Hồng trong lịch sử của Việt Nam mang dáng dấp của hình thức thứ hai của trưng cầu ý dân nói trên. Người dân chỉ góp ý “nên hòa” hay “nên đánh”. Còn việc “hòa” hay “đánh” là việc của người cai trị. Hình thức trưng cầu ý dân bắt buộc như trên đã xuất hiện trong Hiến pháp 1946, tại Điều thứ 21, Điều thứ 32 và Điều thứ 70. Hiến pháp 1992 tuy có đề cập tới việc trưng cầu ý dân, nhưng không nói rõ đó là hình thức trưng cầu ý dân bắt buộc hay trưng cầu ý dân có tính chất tư vấn (Điều 84 khoản 14 và Điều 91 khoản 11). Hiến pháp 2013 có các quy định cụ thể trong việc xác định định nghĩa hay nội hàm của thuật ngữ trưng cầu ý dân được nhắc đến tại Hiến pháp 1992. Điều 120 Hiến pháp 2013 nói tới “trưng cầu ý dân” (khoản 4) và “lấy ý kiến nhân dân” (khoản 3).
Thuật ngữ “lấy ý kiến nhân dân” ở đây cho thấy: Nhà nước muốn được nhân dân tư vấn về một vấn đề nào đó, rồi xem xét ý kiến tư vấn đó để ra quyết định. Hình thức này gần gũi với hình thức trưng cầu ý dân có tính chất tư vấn. Vì vậy, có thể suy luận ra rằng “trưng cầu ý dân” là hình thức trưng cầu ý dân bắt buộc. Tuy nhiên, lấy ý kiến nhân dân cần có một thủ tục bỏ phiếu, chứ không phải là tổ chức tập hợp ý kiến nhân dân từ các cuộc hội thảo, cuộc họp của nhân dân hay những đóng góp riêng lẻ của một vài người dân.

5. Lý do cần lấy ý kiến của người dân

  • Đảm bảo người dân được tiếp cận mọi thông tin đưa ra trong quy hoạch, kế hoạch, đưa ra ý kiến của mình xem quy hoạch, kế hoạch sd đất đã rõ ràng hay chưa, có đáp ứng nguyện vọng người dân và phù hợp thực tế không, có cần làm rõ hay sửa đổi, bổ sung vấn đề gì không…
  • Khi lấy ý kiến của người dân và thực hiện điều chỉnh quy hoạch phù hợp thì sẽ đảm bảo được việc thực thiquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên thực tế. Nếu người dân không biết về quy hoạch, khi tổ chức triển khai, người dân không thực hiện thì quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đó cũng chỉ là giấy tờ, không có giá trị thực tế
  • Người dân biết và làm rõ được mọi thông tin trong quy hoạch sẽ giúp giảm được lượng đơn khiếu kiện, khiếu nại xoay quanh vấn đề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư…

 6. Ý nghĩa khi lấy ý kiến người dân

  • Đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
  • Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Người dân được giám sát ngay từ quá trình lập dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; được nói lên quan điểm của mình
  • khắc phục được những hạn chế trước đây trong Luật 2003 khi giao hoàn toàn trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch cho các CQNN và không thể hiện được vai trò của nhân dân, nhân dân không được biết về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
  • phát huy được quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo sự đồng thuận và thể hiện nguyện vọng của nhân dân; đồng thời cũng là việc nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân và trách nhiệm của các CQNN khi thực hiện trách nhiệm, nhiệm vụ

Mọi thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng gửi về số Hotline 1900.868644 hoặc địa chỉ email luathoanhut.vn@gmail.com để được giải đáp. Trân trọng!