Sử dụng phần mềm tải trên mạng có phải trả tiền bản quyền không?

Việc tải phần mềm có bản quyền từ trên mạng bằng những thủ thuật, không xin phép chủ sở hữu và không trả tiền bản quyền là vô cùng phổ biến. Qua bài viết này, Luật Hòa Nhựt gửi tới quý bạn đọc một số thông tin liên quan về chủ đề trên.

1. Phần mềm máy tính là gì ?

1.1. Khái niệm về phần mềm máy tính

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019 và năm 2022), "Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng lệnh, mã, lược đồ hoặc dạng khác, khi gắn vào một phương tiện, thiết bị được vận hành bằng ngôn ngữ lập trình máy tính thì có khả năng làm cho máy tính hoặc thiết bị thực hiện được công việc hoặc đạt được kết quả cụ thể. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy". 

Từ đó, phần mềm máy tính có thể hiểu là các chương trình máy tính được thiết kế để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trên máy tính. Các phần mềm này có thể bao gồm các ứng dụng như trình duyệt web, phần mềm văn phòng, trò chơi, chương trình soạn thảo, hệ điều hành,...Các phần mềm máy tính thường được viết bằng ngôn ngữ lập trình và được biên dịch, thông dịch để chạy trên máy tính

1.2. Quyền tác giả đối với phần mềm máy tính

Quyền tác giả đối với phần mềm máy tính (chương trình máy tính) được xác định theo quy định tại Điều 12 Nghị định 17/2023/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan. 

Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân (đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc, sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào, gây ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của tác giả) và quyền tài sản (quy định chi tiết tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ)

Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân là quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm. Chủ sở hữu quyền tác giả được phép công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và toàn bộ quyền tài sản theo Quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ. 

Các cá nhân, tổ chức được cho phép sử dụng bản sao phần mềm máy tính sẽ được sửa lỗi trên bản sao phần mềm máy tính đó trong trường hợp việc sửa chữa là có ích cho quá trình sử dụng. 

Chủ sở hữu quyền tác giả được độc quyền trong việc cho thuê phần mềm máy tính (quy định tại điểm e khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ) hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có quyền cho phép người khác thực hiện việc cho thuê để sử dụng hoặc khai thác có thời hạn. 

2. Sử dụng phần mềm tải trên mạng có phải trả tiền không ?

Việc trả tiền cho việc sử dụng phần mềm tải trên mạng sẽ phụ thuộc vào loại hình phần mềm tải. Nếu đó là phần mềm có bản quyền, được ghi nhận của một chủ sở hữu cụ thể thì bạn sẽ phải trả tiền phí bản quyền để được sử dụng. 

Ngược lại, với phần mềm có mã nguồn mở, khi tải về có thể sẽ không cần trả phí. Phần mềm mã nguồn mở là phần mềm mà nguồn mã nguồn của nó được công bố công khai và có sẵn để mọi người xem, sửa đổi và điều chỉnh lại. Điều này có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể xem mã nguồn của phần mềm, tùy chỉnh nó để phù hợp với nhu cầu của người sử dụng và thậm chí có thể phân phối lại phần mềm theo các điều khoản trong giấp phép. 

3. Xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với phần mềm máy tính

Các cá nhân, tố chức có hành vi chiếm đoạt tác phẩm; công bố hoặc phân phối tác phẩm mà chưa có sự đồng ý của tác giả hoặc đồng tác giả; sửa chữa hoặc cắt xén, xuyên tạc tác phẩm gây ảnh hưởng tới danh dự và uy tín của tác giả; tự ý sao chép tác phẩm; tự ý làm tác phẩm phái sinh; tự ý sử dụng tác phẩm mà không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác; tự ý cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả;.....

Đối với bản sao tác phẩm, bản sao bị coi là yếu tố xâm phạm nếu bản sao là bản sao chép một phần hoặc toàn bộ tác phẩm đang được bảo hộ cho một cá nhân, hoặc tổ chức khác; tác phẩm (một phần tác phẩm) là một phần hoặc toàn bộ tác phẩm đang được bảo hộ cho một cá nhân hoặc tổ chức khác; tác phẩm hoặc phần tác phẩm có nhân vật, hình tượng, cách thể hiện nhân vật, hình tượng đang được bảo hộ cho một cá nhân hoặc tổ chức khác. 

Trên đây là một số hành vi điển hình mà một số cá nhân, tổ chức có thể vô tình hoặc cố ý vi phạm. Ngoài ra, còn rất nhiều hành vi bị coi là xâm phạm quyền tác giả được quy định tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ. 

4. Các biện pháp bảo vệ quyền tác giả đối với phần mềm máy tính

Theo quy định, phụ thuộc vào tính chất và mức độ xâm phạm, các cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền tác giả sẽ bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. Về biện pháp dân sự, đây là biện pháp được áp dụng theo yêu cầu của chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do bị xâm phạm quyền tác giả, biện pháp này được áp dụng kể cả khi người vi phạm đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc biện pháp hình sự. Về việc áp dụng biện pháp hành chính, biện pháp này được sử dụng để xử lý hành vi xâm phạm quy định tại Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ. Cuối cùng, về biện pháp hình sự, biện pháp này được áp dụng trong trường hợp hành vi đó có đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định. 

5. Bảo vệ quyền tác giả thông qua thủ tục đăng ký quyền tác giả

Cục bản quyền tác giả là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ Đăng ký quyền tác giả đối với phần mềm máy tính (chương trình máy tính). Chủ sở hữu quyền tác giả cần nộp hồ sơ đăng ký càng sớm càng tốt để được ghi nhận quyền tác giả cho sản phẩm của mình. Sau khi tiếp nhận, Cục bản quyền tác giả sẽ xem xét và thẩm định hồ sơ trong vòng 1 tháng kể từ ngày tiếp nhận. Sau 1 tháng, nếu hồ sơ hợp lệ, Cục bản quyền tác giả sẽ cấp giấy chứng nhận Quyền tác giả trong 15 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ. Vậy, thời gian dự kiến để một hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm máy tính (chương trình máy tính) được cấp giấy chứng nhận khoảng 1-2 tháng (chưa kể thời gian phát sinh nếu hồ sơ cần bổ sung). 

Luật Hòa Nhựt là đơn vị đại diện đã được Cục Bản quyền tác giả công nhận. Hồ sơ sẽ được Luật Minh Khuê rà soát và kê khai kỹ lưỡng ngay từ những bước đầu tiên để giảm thiểu tỉ lệ hồ sơ cần bổ sung, tránh trường hợp hồ sơ bị kéo dài thời gian thẩm định. Việc rà soát và loại bỏ các yếu tố không phù hợp trong hồ sơ trước khi chính thức nộp tại Cục Bản quyền sẽ giúp cho việc thẩm định được tiến hành đúng thời gian, phần mềm máy tính (chương trình máy tính) sẽ được Cục bản quyền tác giả ghi nhận quyền sở hữu cho một cá nhân hoặc tổ chức cụ thể, giúp chủ sở hữu có được hưởng đầy đủ những quyền lợi và có đủ căn cứ để chứng minh quyền của mình trong trường hợp có xảy ra tranh chấp với bên thứ ba khác. 

Để có thể hỗ trợ triển khai thủ tục Đăng ký quyền tác giả, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Luật Hòa Nhựt theo số điện thoại 1900.868644 hoặc email: luathoanhut.vn@gmail.com để chúng tôi tiếp nhận thông tin của Quý khách hàng và nhanh chóng tư vấn những thủ tục liên quan.