Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Hòa Bình

Bài viết dưới đây trình bày về Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Hòa Bình

1. Khái quát chung về Hòa Bình

Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Bộ, Việt Nam.

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 4.662.5 km²,[11] chiếm 1,41% tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam. Hòa Bình là tỉnh miền núi, tiếp giáp với phía tây đồng bằng sông Hồng, Hòa Bình có địa hình núi trung bình, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng tây bắc - đông nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm về phía tây bắc có độ cao trung bình từ 600 – 700 m, địa hình hiểm trở, diện tích 212.740 ha, chiếm 44,8% diện tích toàn vùng; vùng núi thấp nằm ở phía đông nam, diện tích 262.202 ha, chiếm 55,2% diện tích toàn tỉnh, địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 – 250, độ cao trung bình từ 100 – 200 m.

Tỉnh Hòa Bình có 10 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 1 thành phố và 9 huyện với 151 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 12 phường, 10 thị trấn và 129 xã.

Trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc sinh sống, đông nhất là người Mường chiếm 63,3%; người Kinh chiếm 27,73%; người Thái chiếm 3,9%; người Dao chiếm 1,7%; người Tày chiếm 2,7%; người Mông chiếm 0,52%; ngoài ra còn có người Hoa sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh. Người Hoa trước đây sống tập trung ở Ngọc Lương, Yên Thủy; nhưng sau năm 1979 còn lại một số gia đình và hiện nay sống phân tán ở các xã Yên Trị, Ngọc Lương và Phú Lai huyện Yên Thủy.

Ngoài ra, còn có một số người thuộc các dân tộc khác chủ yếu do kết hôn với người Hòa Bình công tác ở các tỉnh miền núi khác. 15,7% dân số sống ở đô thị và 84,3% dân số sống ở nông thôn. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 đặt 33,42%.

2. Ủy quyền đại diện tiến hành các thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN có quy định về việc ủy quyền đại diện tiến hành các thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp, cụ thể như sau:

- Việc ủy quyền đại diện và thực hiện ủy quyền đại diện tiến hành các thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp (sau đây gọi là “ủy quyền”) phải phù hợp với quy định pháp luật về ủy quyền của Bộ luật Dân sự và các quy định tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN

Chủ đơn có thể thay đổi người đại diện (thay thế ủy quyền). Việc thay thế ủy quyền làm chấm dứt quan hệ ủy quyền giữa chủ đơn với người đang được ủy quyền và chủ đơn phải có tuyên bố bằng văn bản về việc này. Người được ủy quyền có thể ủy quyền lại cho người thứ ba, với điều kiện được sự đồng ý bằng văn bản của chủ đơn. Việc ủy quyền lại làm phát sinh quan hệ ủy quyền thứ cấp giữa bên được ủy quyền với bên được ủy quyền lại, song song tồn tại với quan hệ ủy quyền giữa chủ đơn với bên được ủy quyền. Việc ủy quyền lại có thể được thực hiện nhiều lần, với điều kiện người được ủy quyền và người được ủy quyền lại phải là tổ chức, cá nhân được phép đại diện.

- Việc ủy quyền phải được thể hiện thành văn bản (giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền, gọi chung là giấy ủy quyền) và phải có nội dung chủ yếu sau đây:

+ Tên/họ tên, địa chỉ đầy đủ của bên ủy quyền và bên được ủy quyền;

+ Tên/họ tên, địa chỉ đầy đủ của bên được thay thế ủy quyền hoặc bên được ủy quyền lại (nếu có);

+ Phạm vi ủy quyền, khối lượng công việc được ủy quyền;

+ Thời hạn ủy quyền (giấy ủy quyền không có thời hạn chỉ chấm dứt hiệu lực khi bên ủy quyền tuyên bố chấm dứt ủy quyền);

+ Ngày ký giấy ủy quyền;

+ Chữ ký, họ tên và chức vụ, con dấu (nếu có) của người đại diện hợp pháp của bên ủy quyền và của bên được thay thế ủy quyền hoặc bên được ủy quyền lại (nếu như có sự thay thế ủy quyền hoặc ủy quyền lại).

- Thời điểm giấy ủy quyền có giá trị pháp lý trong giao dịch với Cục Sở hữu trí tuệ được xác định như sau:

+ Ngày Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận giấy ủy quyền hợp lệ;

+ Ngày Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận yêu cầu thay thế ủy quyền hoặc ủy quyền lại hợp lệ;

+ Ngày Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận yêu cầu sửa đổi thông tin liên quan đến việc thay đổi phạm vi ủy quyền, chấm dứt ủy quyền trước thời hạn, thay đổi địa chỉ của bên được ủy quyền;

+ Giấy ủy quyền có thể nộp muộn hơn ngày nộp đơn nhưng không quá 01 tháng kể từ ngày nộp đơn; riêng đối với đơn khiếu nại thời hạn nêu trên là 10 ngày làm việc. Trước ngày đơn được chấp nhận hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ giao dịch với người tự xưng danh là đại diện cho chủ đơn (trong tờ khai) nhằm thực hiện thủ tục thẩm định hình thức để kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ, bao gồm cả kết luận về tính hợp pháp về tư cách đại diện.

- Mọi giao dịch của bất kỳ bên được ủy quyền nào trong phạm vi ủy quyền tại bất kỳ thời điểm nào đều được coi là giao dịch nhân danh chủ đơn, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của chủ đơn. Nếu thay thế ủy quyền hoặc ủy quyền lại, bên được thay thế ủy quyền hoặc bên được ủy quyền lại kế tục việc đại diện với mọi vấn đề phát sinh do bên ủy quyền trước thực hiện trong giao dịch trước đó với Cục Sở hữu trí tuệ. Tại bất kỳ thời điểm nào của quá trình xử lý đơn, Cục Sở hữu trí tuệ chỉ giao dịch với bên được thay thế ủy quyền cuối cùng hoặc bên được ủy quyền lại cuối cùng đối với mỗi công việc hoặc công đoạn cụ thể được ủy quyền đại diện, nếu người nộp đơn ủy quyền cho từ hai đại diện trở lên thực hiện các công việc hoặc công đoạn khác nhau.

- Nếu giấy ủy quyền có phạm vi ủy quyền gồm nhiều thủ tục độc lập với nhau và bản gốc giấy ủy quyền đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì khi tiến hành các thủ tục tiếp theo, bên được ủy quyền phải nộp bản sao giấy ủy quyền và có chỉ dẫn chính xác đến số đơn có bản gốc giấy ủy quyền đó.

3. Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Hòa Bình

Để được cấp văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp, cần phải trải qua bước thẩm định về mặt hình thức cũng như bước thẩm định về mặt nội dung.

Thẩm định hình thức đơn là việc kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn.

Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng. Cục Sở hữu trí tuệ có thể yêu cầu người nộp đơn giải thích nội dung đơn, cung cấp các thông tin thuộc phạm vi bản chất của đối tượng nêu trong đơn, nếu như yêu cầu bộc lộ đầy đủ bản chất của đối tượng là cần thiết để thẩm định nội dung đơn.

 Mọi việc sửa đổi, bổ sung các tài liệu đơn có thiếu sót đều phải do người nộp đơn tự thực hiện.  Tài liệu yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn được đính kèm vào tài liệu đơn liên quan và được coi là tài liệu chính thức của đơn.

Có thể thấy để được cấp văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp thường tương đối phức tạp. Vì vậy, để có thể tiến hành đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đòi hỏi cần có sự hiểu biết nhất định về các quy định của pháp luật đối với thủ tục này. Do đó, các cá nhân, tổ chức, đơn vị có nhu cầu đăng ký kiểu dáng công nghiệp nên lựa chọn các công ty luật cung cấp dịch vụ đại diện tiến hành đăng ký kiểu dáng công nghiệp để đảm bảo được tính hiệu quả. Trong số công ty cung cấp dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp có thể kể đến công ty Luật Hòa Nhựt một công ty đã gặt hái được  rất nhiều thành công trong việc triển khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp nói riêng và các thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ nói chung.

Trên đây là một số vấn đề về thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Để hiểu rõ hơn các nội dung pháp lý nêu trong bài viết trên.

Mọi thắc mắc liên quan liên hệ đầu số tổng đài 1900.868644 hoặc địa chỉ  email luathoanhut.vn@gmail.com để được giải đáp chi tiết.

Trân trọng