Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Long An

Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Long An, cùng tìm hiểu cụ thể qua nội dung bài viết dưới đây:

1. Kiểu dáng công nghiệp và vai trò của kiểu dáng công nghiệp?

Nhiều doanh nghiệp đã và đang đầu tư một lượng thời gian và nguồn lực đáng kể để cải thiện kiểu dáng sản phẩm của họ nhằm:

Làm cho sản phẩm phù hợp với các nhóm khách hàng cụ thể: Những sửa đổi nhỏ đối với kiểu dáng của sản phẩm (ví dụ: Đồng hồ) có thể làm cho chúng phù hợp với từng độ tuổi, nét văn hoá hoặc các nhóm khách hàng cụ thể. Trong khi chức năng chính của sản phẩm có thể không thay đổi nhưng các nhóm khách hàng khác nhau có thể ưa thích các kiểu dáng sản phẩm khác nhau.

Nhắm đến một thị trường, một nhóm khách hàng mới: Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, một công ty có thể phải tìm kiếm, tiếp cận thị trường mục tiêu mới bằng cách giới thiệu sản phẩm có kiểu dáng sáng tạo để phân biệt sản phẩm của công ty mình với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể được áp dụng cho cả các sản phẩm thông dụng hàng ngày như dụng cụ nhà bếp hoặc các sản phẩm có giá trị cao như xe ô tô, đồ trang sức, máy tính…

Nâng cao thương hiệu: Thay đổi, sáng tạo kiểu dáng thường được các công ty kết hợp với các nhãn hiệu có khả năng phân biệt cao để nâng cao thương hiệu của họ. Nhiều công ty đã thành công trong việc nâng cao hình ảnh thương hiệu của họ thông qua việc tập trung mạnh mẽ vào việc  cải thiện kiểu dáng sản phẩm. 

Tại Việt Nam, theo khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2019, kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Kiểu dáng công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nhiều loại sản phẩm được sản xuất hàng loạt cũng như các sản phẩm thủ công riêng lẻ: từ các dụng cụ kỹ thuật y tế đến các sản phẩm xa xỉ; từ các đồ dùng gia dụng, đồ chơi, đồ gỗ và thiết bị điện đến xe hơi, các tác phẩm kiến trúc; từ kiểu dáng hàng dệt may đến dụng cụ thể thao. Kiểu dáng công nghiệp cũng được áp dụng cho bao bì và hộp đựng sản phẩm.

2. Tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Có nhiều lý do quan trọng để doanh nghiệp bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của họ, gồm:

Thứ nhất, kiểu dáng của một sản phẩm thường là yếu tố tạo ra sự hấp dẫn hoặc cuốn hút đối với khách hàng và sự hấp dẫn hữu hình là yếu tố chính trong việc quyết định lựa chọn sản phẩm này thay vì sản phẩm khác của khách hàng. Việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đặc biệt quan trọng đối với các chủng loại hàng hoá có cùng chức năng nhưng có đa dạng sản phẩm như bàn chải tóc, dao, đèn, xe ô tô, máy tính… Do tầm quan trọng về thương mại của kiểu dáng đối với sự thành công của sản phẩm trên thương trường, việc bảo hộ kiểu dáng khỏi hành vi sao chép và bắt chước của đối thủ cạnh tranh là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của nhà sản xuất hoặc đơn vị thiết kế sản phẩm.

Thứ hai, kiểu dáng công nghiệp đẹp chính là tài sản của doanh nghiệp, giúp tăng giá trị thương mại của công ty và sản phẩm của họ. Với tư cách là một tài sản của công ty, kiểu dáng công nghiệp phải được quản lý, kiểm soát và bảo hộ đầy đủ.

Thứ ba, kiểu dáng công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc tiếp thị thành công một loạt sản phẩm, giúp xác định hình ảnh thương hiệu của công ty. Việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp bảo đảm sự độc quyền đối với việc sử dụng chúng và là nhân tố chính trong chiến lược tiếp thị - kinh doanh của công ty.

Thứ tư, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ có thể tạo ra nguồn thu nhập bổ sung cho các doanh nghiệp thông qua việc thu phí chuyển giao quyền sử dụng (li-xăng) kiểu dáng cho người khác hoặc thông qua bán quyền của kiểu dáng đã được đăng ký bảo hộ.

3. Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Ở hầu hết các quốc gia, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ thông qua việc đăng ký. Cũng tương tự như sáng chế, nhiều nước đòi hỏi kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới và phạm vi mà tính mới bị ảnh hưởng (quốc gia hay quốc tế). Tuy nhiên, tiêu chuẩn của tính mới cũng thay đổi hoặc theo tính mới trong nước hoặc theo tính mới thế giới.

Tại Việt Nam, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, gồm: Có tính mới; Có tính sáng tạo; và Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Trong đó, theo Điều 65 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, tính mới của kiểu dáng công nghiệp được hiểu là:

1) Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.

2) Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó.

3) Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.

4) Kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:

a) Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;

b) Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;

c) Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng (theo Điều 66 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp (theo Điều 67 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).

Khả năng áp dụng công nghiệp được xem là một đặc điểm then chốt trong việc đăng ký kiểu dáng. Một số nước coi sản phẩm thủ công - mỹ nghệ không thuộc phạm vi được bảo hộ là kiểu dáng công nghiệp và quy định các sản phẩm thủ công - mỹ nghệ được bảo hộ theo luật quyền tác giả. Nhưng cũng thuộc lĩnh vực trên, ở một số nước pháp luật lại quy định một sản phẩm có thể được bảo hộ theo cả quyền tác giả và kiểu dáng công nghiệp. Kiểu dáng được bảo hộ là kiểu dáng công nghiệp nếu nó được thể hiện theo hình dáng riêng của một sản phẩm mà hình dáng của nó là mới hoặc nguyên gốc.

4. Quy trình, thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Long An 

Quy trình, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Xác định đối tượng cần đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Theo khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi , kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm.

Bước 2: Phân loại và tra cứu khả năng đăng ký kiểu dáng

Việc phân loại và tra cứu sẽ giúp chủ đơn đánh giá được khả năng đăng ký trước khi quyết định nộp đơn đăng ký. Cụ thể, điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp bao gồm:

- Kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới:

• Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.

• Kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới so với chính nó. Theo đó trước khi kiểu dáng công nghiệp được nộp đơn đăng ký, chủ đơn không nên công bố kiểu dáng vì sẽ làm mất tính mới của chính nó.

- Kiểu dáng công nghiệp phải có tính sáng tạo:

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn... kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

- Kiểu dáng công nghiệp phải có khả năng áp dụng công nghiệp: Tức là khả năng dùng làm mẫu để chế tạo, sản xuất công nghiệp, hàng loạt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Sau khi tra cứu và kết luận kiểu dáng công nghiệp có khả năng đăng ký, chủ đơn sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký.

Bước 4: Nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ

Việc nộp đơn đăng ký sẽ được ưu tiên sớm nhất để tránh việc kiểu dáng bị mất tính mới và có ngày ưu tiên sớm nhất.

Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 02 Văn phòng đại diện của Cục tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

• Cục Sở hữu trí tuệ: 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội;

• Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 - 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh;

• Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Bước 5: Thẩm định và cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp

Trường hợp Kiểu dáng công nghiệp đủ điều kiện bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo cấp văn bằng cho kiểu dáng, ngược lại Cục Sở hữu trí tuệ sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký.

Trên đây là bài viết của chúng tôi, để thực hiện dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Long An vui lòng liên hệ Luật Hòa Nhựt qua tổng đài 1900.868644 hoặc qua email luathoanhut.vn@gmail.com để được thực hiện dịch vụ