Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Nghệ An

kiểu dáng công nghiệp được xem xét và đánh giá một cách tổng thể theo đúng đối tượng nêu trong đơn đăng ký. Toàn bộ hình dáng bên ngoài của sản phẩm được so sánh với từng kiểu dáng công nghiệp đối chứng tìm thấy được trong quá trình tra cứu....

1. Đối tượng được bảo hộ trong Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp

- Tên kiểu dáng công nghiệp: Theo định nghĩa nêu tại khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì kiểu dáng công nghiệp chỉ đề cập đến hình dáng bên ngoài của sản phẩm. Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, bộ phận của sản phẩm hoàn chỉnh, v.v., được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng và được lưu thông độc lập.

Hiểu theo nghĩa rộng thì sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp có thể là sản phẩm hoàn chỉnh hoặc bộ phận rời dùng để lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh. Tên của sản phẩm thường được gọi theo bản chất của sản phẩm, theo kết cấu hoặc chức năng của sản phẩm và thông thường được thể hiện bằng các từ ngữ thông dụng. Theo quy định thì tên kiểu dáng công nghiệp là chính tên của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp hoặc sản phẩm có hình dạng như kiểu dáng công nghiệp. Tên kiểu dáng công nghiệp được thể hiện bằng thuật ngữ thông dụng, không mang tính chất quảng cáo, không chứa ký hiệu, chú thích hay chỉ dẫn thương mại. Như vậy, tên kiểu dáng công nghiệp có thể là ô tô, máy hút bụi, giường, tủ, bàn chải đánh răng, hộp đựng hay bao gói đựng sản phẩm, v.v..

Theo nguyên tắc chung, kiểu dáng công nghiệp được xem xét theo hai khía cạnh không tách rời nhau là hình dáng bên ngoài của sản phẩm và loại sản phẩm mà hình dáng bên ngoài đó được áp dụng cho nó. Loại sản phẩm thường được xác định bởi tên kiểu dáng công nghiệp và mục đích sử dụng hoặc tính năng sử dụng của sản phẩm. Theo đó, hộp dùng để đựng sản phẩm và bàn chải dùng để đánh răng, bút dùng để viết và máy điện thoại dùng để đàm thoại là những sản phẩm khác loại. Trong khi đó, ô tô, xe hơi, xe ô tô du lịch, xe ô tô chở khách cho dù được thể hiện bởi các tên khác nhau nhưng được coi là những sản phẩm cùng loại vì có mục đích sử dụng hoàn toàn như nhau.

- Ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp: Là đối tượng được xem xét, đánh giá bằng thị giác, kiểu dáng công nghiệp thường được thể hiện thông qua các ảnh chụp hoặc bản vẽ. Ảnh chụp kiểu dáng công nghiệp cũng có thể được thực hiện dưới dạng ảnh đồ họa dựng bằng các phần mềm máy tính chuyên dụng. Kiểu dáng công nghiệp có thể được thể hiện bằng màu đen trắng hoặc màu sắc khác tùy theo mong muốn của người nộp đơn.

Theo quy định, các ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp phải thể hiện đầy đủ các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký. Nói cách khác, bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp là tài liệu thể hiện đầy đủ bản chất của kiểu dáng công nghiệp đăng ký6. Theo đó, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ theo Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp sẽ được xác định thông qua các ảnh chụp hoặc bản vẽ đối tượng được bảo hộ trong Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

Số ảnh chụp hoặc bản vẽ, cách thức thể hiện và góc độ thể hiện kiểu dáng công nghiệp có thể khác nhau đối với các đối tượng khác nhau tùy thuộc vào loại sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp như được quy định tại điểm 33.6 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN. Cụ thể, kiểu dáng công nghiệp ba chiều thường bao gồm hình phối cảnh và các ảnh chụp hoặc hình chiếu mặt trước, mặt sau, mặt bên phải, mặt bên trái, mặt trên và mặt dưới của kiểu dáng công nghiệp. Trong trường hợp kiểu dáng công nghiệp có các mặt đối xứng hoặc tương tự thì hình thể hiện mặt đối xứng hoặc tương tự này có thể được bỏ qua trên cơ sở đã chỉ rõ điều này trong Bản mô tả. Đối với các sản phẩm có thể khai triển được dưới dạng trải phẳng như hộp giấy, bao gói thì kiểu dáng công nghiệp có thể được thể hiện bởi một hình phối cảnh và một hình khai triển là đủ.

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào bản chất và mức độ phức tạp của kiểu dáng công nghiệp mà bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ lại có thể bao gồm thêm những hình khác nữa như hình vẽ mặt cắt ngang, hình cắt trích, hình phóng to, hình thể hiện kiểu dáng công nghiệp trên sản phẩm hoàn chỉnh, v.v.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng, bản chất của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ theo Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp thông thường chỉ được xác định qua các ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp chứ không phụ thuộc vào Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp. Trong mọi trường hợp, Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp chỉ dùng để tham khảo chứ không thể thay thế bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.

- Nguyên tắc đánh giá kiểu dáng công nghiệp: Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp được xem xét và đánh giá một cách tổng thể theo đúng đối tượng nêu trong đơn đăng ký. Toàn bộ hình dáng bên ngoài của sản phẩm được so sánh với từng kiểu dáng công nghiệp đối chứng tìm thấy được trong quá trình tra cứu. Các kiểu dáng công nghiệp đối chứng này phải đảm bảo đã bộc lộ công khai từ trước ngày nộp đơn đăng ký hoặc ngày ưu tiên của đơn trong trường hợp đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên. Cần lưu ý rằng, những nguyên tắc thẩm định nội dung này có thể được áp dụng theo cách tùy chọn tùy thuộc vào loại sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được xem xét.

2. Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Nghệ An 

2.1 Tài liệu tối thiểu

- 02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đánh máy theo mẫu số 03-KDCN  Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;

- 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp; [Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng quy định tại điểm 33.5 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, bản kiểu dáng công nghiệp phải bao gồm các nội dung sau:

+ Tên kiểu dáng công nghiệp;

+ Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp;

+ Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất;

+ Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ;

+ Phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp;

+ Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp].

- 04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.

- Chứng từ nộp phí, lệ phí.

2.2 Các tài liệu khác (nếu có)

- Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

- Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);

- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);

- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

3. Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Nghệ An 

- Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn;

- Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại các điểm 7.3 và 7.4 của Thông tư  01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;

- Mọi tài liệu đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, theo phông chữ Times New Roman, chữ không nhỏ hơn cỡ 13, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;

- Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;

- Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;

- Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sữa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sữa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;

- Thuật ngữ dùng trong đơn phải thống nhất và là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam);

- Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.

4. Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Nghệ An 

• Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ nộp tại Cục sở hữu trí tuệ

• Bước 2: Thẩm định hình thức trong vòng 01 tháng. Trường hợp hồ sơ không đạt về mặt hình thức sẽ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 02 tháng. Nếu đơn đã được sửa đổi hoặc không bị yêu cầu sửa đổi thì sẽ được công bố thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.

• Bước 3: Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đã được công nhận là hợp lệ, được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho đối tượng nêu trong đơn. Thời hạn thẩm định nội dung: Khoảng 9, 10 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

• Bước 4: Sau khi hoàn thành thẩm định nội dung, trường hợp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đáp ứng yêu cầu bảo hộ, Cục SHTT sẽ cấp Bằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp. Trường hợp không đạt điều kiện, Cục SHTT sẽ ra dự định từ chối và cho Chủ đơn khoảng 02 tháng để giải trình. Nếu chủ đơn giải trình được, Cục SHTT chấp thuận và sẽ cấp Bằng độc quyền; còn trường hợp không được chấp thuận thì Cục SHTT sẽ ra Quyết định từ chối đơn.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hòa Nhựt trường hợp còn thắc mắc vui lòng gọi 1900.868644 hoặc gửi qua email luathoanhut.vn@gmail.com để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Trân trọng cám ơn