1. Thu nhập tiền lương, tiền công bao nhiêu thì phải nộp thuế?
Theo quy định hiện hành, có hai loại thu nhập từ tiền lương, tiền công phải đóng thuế gồm: Thu nhập vãng lai (lao động ký hợp đồng dưới 2 tháng và các hợp đồng thời vụ, các khoản hoa hồng, chiết khấu...); thu nhập thường xuyên (lương, thưởng, các khoản phụ cấp... với lao động ký hợp đồng từ 2 tháng trở lên).
Với khoản thu nhập vãng lai, nếu khoản thu trên 2 triệu đồng hoặc tổng các lần chi trả trong tháng lớn hơn 2 triệu đồng, tiền thuế là mức khấu trừ 10%. Còn với các khoản thu nhập dưới 2 triệu đồng thì không phải khấu trừ.
Với khoản thu nhập thường xuyên, theo quy định hiện hành, cá nhân không có người phụ thuộc thì phải nộp thuế thu nhập khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/ tháng ( thu nhập này đã trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định và các khoản đóng góp khác như từ thiện, nhân đạo...)
2. Các khoản tiền hỗ trợ cho người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không?
Thuế thu nhập cá nhân là nghĩa vụ thuế của người lao động đóng vào ngân sách nhà nước. Đây được xem là nguồn thu chính, có tính chất ổn định trong hoạt động thu của ngân sách nhà nước. Do đó, thu nhập chịu thuế của người lao động phải được xác định chính xác bao gồm những khoản nào. Để từ đó có thể xác định được phần nghĩa vụ thuế phải thanh toán.
Theo điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, các khoản phụ cấp, trợ cấp cũng phải tính vào thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân. Khi đó, một số đầu mục trợ cấp, phụ cấp cũng được xác định là phần thu nhập chịu thuế.
Trừ các trợ cấp, phụ cấp sau đây không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân:
- Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần
- Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
- Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
- Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn
- Hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật
- Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc.
- Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được trừ theo mức ghi tại Hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể. Bởi khoản trợ cấp này được áp dụng đối với tất cả người lao động của doanh nghiệp. Khi thực hiện việc điều chuyển công tác này, khoản trợ cấp họ nhận được phải như nhau. Thông qua đó thống nhất trong quản lý doanh nghiệp cũng như hoạt động giám sát của nhà nước.
- Trợ cấp cho các chế độ của người lao động
- Trợ cấp khó khăn đột xuất
- Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
- Mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
- Trợ cấp do suy giảm khả năng lao động
- Trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng
- Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp
- Các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
- Các khoản phụ cấp, trợ cấp khác
- Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
- Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực
- Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.
- Phụ cấp phục vụ đạo với lãnh đạo cấp cao.
- Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn , bản
- Phụ cấp đặc thù ngành nghề.
Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế được liệt kê ở trên phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Dựa trên hình thức chi trả trợ cấp, tên của chế độ trợ cấp đó trong hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó nhằm bảo đảm các ý nghĩa chi trả trợ cấp và mục đích sử dụng của người lao động.
Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào doanh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ. Từ đó có cách thức để xác định phần thu nhập cần xác định để thực hiện nghĩa vụ thuế. Bởi theo quy định pháp luật, doanh nghiệp sẽ tiến hành tính toán, xác định giá trị thuế thu nhập cá nhân của người lao động để đóng thuế cho họ.
Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế. Bởi giá trị trợ cấp, phụ cấp phải được xác định theo mức tối đa. Nếu doanh nghiệp chi trả trợ cấp hơn mức luật định thì phần dư ra phải tính vào thu nhập chịu thuế.
Như vậy, việc xác định tiền hỗ trợ cho người lao động có phải chịu thuế thu nhập cá nhân còn phụ thuộc vào quy định pháp luật. Pháp luật quy định cụ thể các phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được liệt kê ở trên. Nếu các phụ cấp, trợ cấp không thuộc các trường hợp đã liệt kê ở trên thì người lao động phải chịu thuế thu nhập cá nhân cho khoản tiền hỗ trợ đó. Nếu các phụ cấp, trợ cấp thuộc trường hợp đã liệt kê ở trên thì tiền hỗ trợ của người lao động không phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
3. Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
3.1. Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là gì?
Chứng từ khấu trừ thuế TNCN là một loại giấy tờ do tổ chức hoặc cá nhân trả thu nhập cấp cho các cá nhân bị khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Chứng từ thuế khấu trừ thu nhập cá nhân được sử dụng với nhiều mục đích, cụ thể như sau:
- Là thành phần trong hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế.
- Chứng minh được khoản thuế mà cá nhân được khấu trừ theo quy định của pháp luật thuế. Từ đó, cá nhân có thể biết được mình có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không, mức khấu trừ đó đã chính xác chưa.
- Chứng minh sự minh bạch, rõ ràng về các khoản tiền mà cá nhân được khấu trừ thuế.
3.2. Quy định về cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
Việc cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là yêu cầu bắt buộc đối với tổ chức cá nhân đã trả thu nhập đã khấu trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của cá nhân trước khi trả thu nhập cho người đó nếu chính cá nhân bị khấu trừ thuế có yêu cầu.
Cá nhân có quyền yêu cầu cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân nếu bị khấu trừ thuế thuộc một trong các trường hợp sau:
- Khấu trừ đối với thu nhập của cá nhân không cư trú
- Khấu trừ đối với thu nhập tiền lương, tiền công
- Khấu trừ đối với thu nhập từ làm đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp; thu nhập từ hoạt động cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuê tài sản.
- Khấu trừ đối với thu nhập từ đầu tư vốn.
- Khấu trừ đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
- Khấu trừ đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp của cá nhân không cư trú.
- Khấu trừ đối với thu nhập từ trúng thưởng.
- Khấu trừ đối với thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại.
- Khấu trừ đối với khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác.
Trong một số trường hợp cụ thể, việc cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân được quy định như sau:
- Cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng thì thực hiện như sau: Cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp 01 chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế
- Cá nhân ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì thực hiện như sau: Tổ chức,cá nhân trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân 01 chứng từ khấu trừ trong một kỳ tính thuế.
3.3. Thủ tục mua chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
Kể từ 01/7/2022, cơ quan thuế không tiếp tục bán chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do cơ quan thuế đặt in. Những trường hợp đang còn tồn chứng từ khấu trừ mua của cơ quan thuế thì vẫn tiếp tục sửu dụng. Do vậy, ở thời điểm hiện tại không thể làm thủ tục mua chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tại cơ quan thuế.
Cũng kể từ ngày 1/7/2022 tất cả các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đều phải chuyển sang sử dụng chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân dạng điện tử.
Với chứng từ điện tử, khi sử dụng chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân điện tử, tổ chức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân được tự xây dựng hệ thống phần mềm để sử dụng chứng từ điện tử.
Hiện nay, có nhiều đơn vị cung cấp phần mềm lập chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân điện tử như VNPT (phần mềm INVOICE VNPT), BKAV (phần mềm eChungtu),...
Bài viết trên Luật Hòa Nhựt đã gửi tới bạn đọc thông tin về: Tiền hỗ trợ cho người lao động thì có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Trong bài viết có mục nào chưa hiểu hay khách hàng có bất kỳ thắc mắc về vấn đề pháp lý có thể liên hệ qua số tổng đài 1900.868644 hoặc liên hệ qua địa chỉ email luathoanhut.vn@gmail.com để được tư vấn trực tiếp. Trân trọng./.